5 nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

Posted 04-08-2021
Không còn là cuộc đua xa xỉ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nữa; chuyển đổi hiện nay đã trở thành một xu hướng tất yếu và cấp thiết trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động bởi đại dịch Covid-19. Nhưng dù đã dấn thân vào cuộc đua này, nhiều doanh nghiệp; kể cả các doanh nghiệp lớn, mạnh mẽ về kinh tế; cũng gặp phải những thất bại. Vậy, điều gì là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại. Tìm hiểu 5 nguyên nhân phổ biến trong bài viết sau.


► Xem thêm: 3 bài học kinh nghiệm đắt giá về các thất bại trong chuyển đổi số

Một nghiên cứu được trường Kinh doanh Harvard (năm 2020), tỷ lệ chuyển đổi số thất bại dao động từ 60 đến 80%, và chưa hề có dấu hiệu được cải thiện trong hơn một thập kỷ. Trước thất bại đó, 80% các CEO cho biết họ sẽ tiếp tục có các thay đổi nhằm áp dụng kỹ thuật và chuyển đổi số bên trong doanh nghiệp. Với kỳ vọng dự thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh trong 3 năm tới của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, dựa trên nghiên cứu suốt 2 năm của đại học RMIT và KMPG; nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 5 nguyên nhân phổ biến dẫn đến những cuộc chuyển đổi số thất bại tại các doanh nghiệp.

1. Thất bại do thiếu lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới khi chuyển đổi số

a. Sai lầm thường thấy của nhà lãnh đạo

Nhiều nhà lãnh đạo ở các doanh nghiệp thường rơi vào sai lầm phổ biến; đó là “khoán trắng” dự án chuyển đổi số cho bộ phận IT. Vì cho rằng đây là trách nhiệm và công việc liên quan của bộ phận này. Tuy nhiên, với chuyên môn chính là kỹ thuật – đó là điều bất khả thi; để bộ phận IT tự tìm hiểu và ứng dụng công nghệ cho các bộ phận với các chuyên môn và nghiệp vụ khác nhau.

Hoặc nhiều nhà lãnh đạo giao phó cho từng bộ phận tự tìm hiểu và lựa chọn phần mềm riêng cho bộ phận ấy. Đây là một sai lầm khủng khiếp, gây ra các thiệt hại về chi phí, thời gian và gây rối loạn nội bộ. Mà không thể tránh khỏi kết cục là phải đập bỏ tất cả để xây dựng lại từ đầu. Vì mỗi phần mềm/ giải pháp ở mỗi bộ phận là khác nhau; không tạo nên tính đồng bộ và thống nhất khi lưu truyền thông tin. Thế thì chẳng khác nào mỗi bộ phận nói một thứ tiếng khác nhau, không ai hiểu ai.

b. Vai trò cốt lõi của nhà lãnh đạo trong dự án chuyển đổi số

Nhà lãnh đạo nên là người tiên phong dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp tránh thất bại
Nhà lãnh đạo nên là người tiên phong dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là việc mua một phần mềm về và ứng dụng dễ dàng; mà đó là một sự chuyển đổi toàn diện, sẽ phá vỡ các quy tắc, cách làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Chính vì thế, sự chuyển đổi này cần một nhà lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới. Đó là Sự quyết đoán, Truyền cảm hứng, Gương mẫu, Giao quyền và Động viên.

Một dự án chuyển đổi số hoàn hảo, đó là khi đầu tàu – người lãnh đạo chỉ huy; với một bộ phận chuyên trách là các nhân viên cốt lõi của doanh nghiệp; và một đơn vị tư vấn chuyên môn giầu kinh nghiệm hỗ trợ. Cùng với sự thông hiểu trong ngoài, nhà lãnh đạo sẽ có cơ sở cho các quyết định mang tính chiến lược phù hợp. Song song đó là sự thúc đẩy, và tạo động lực liên tục từ ban lãnh đạo. Đó mới là chìa khoá cho thành công của dự án chuyển đổi số.

► Xem thêm: “Chuyển đổi số hay là chết” – Bài học kinh nghiệm từ 3 ông lớn trong “chiến trường” kinh doanh

2. Thất bại do thiếu hoặc yếu về một hoặc nhiều năng lực động của tổ chức

Năng lực động (dynamic capabilities) được hiểu là khả năng tích hợp, xây dựng và tái cấu trúc lại các phần năng lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, Năng lực động đóng vai trò vô cùng quan trọng; giúp DN có thể thay đổi, thích ứng kịp thời khi môi trường có những thay đổi nhanh chóng. Năng lực động sẽ được minh chứng qua ba khả năng chính; đó là: Khả năng nhận biết cơ hội, khả năng nắm bắt cơ hội và khả năng thực thi cơ hội.

Trong sự dịch chuyển mạnh mẽ của thị trường kinh doanh trên toàn thế giới; những công ty hàng đầu cũng không thể yên phận đứng yên trên đỉnh vinh quang được. Mà phải luôn nhạy cảm, nghe ngóng và thay đổi theo các trào lưu, xu hướng mới của thị trường. Điển hình là các sự sụp đổ gây sốc của những cái tên lớn như: Kodak, Nokia, Yahoo, Blockbuster,.. Khi phải đối mặt với làn sóng công nghệ thay đổi nhanh chóng và họ dần trở nên tụt hậu. Song song đó, những doanh nghiệp linh hoạt và tranh thủ cơ hội của làn sóng công nghệ; như Apple, Amazon, Alibaba, Microsoft,.. Đã trở thành những tập đoàn hàng đầu thế giới. Đó chính là sức mạnh của năng lực động.

Với năng lực động và ba khả năng được đề cập bên trên; doanh nghiệp sẽ dễ nhận biết, tận dụng và nắm bắt cơ hội của mình trước làn sóng chuyển dịch công nghệ hiện nay; và tiến đến chuyển đổi số thành công.

3. Thất bại do chưa xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với chuyển đổi số

Nếu so sánh công nghệ như một cỗ máy; thì văn hoá trong doanh nghiệp chính là nguyên liệu để vận hành cỗ máy đó đúng chức năng của nó. Vì thế, văn hoá trong doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng chuyển đổi số của DN.

Con người luôn ngại các thay đổi. Ngay cả khi hiểu và nhận thấy những thay đổi sẽ mang đến hiệu quả, nhanh chóng hơn; thì nhân viên của doanh nghiệp cũng sẽ không cảm thấy cởi mở để làm khác với thói quen; và cách thức làm việc trước nay. Chính vì thế, quá trình ứng dụng và thực thi chuyển đổi số luôn gian nan với nhiều rủi ro. Và không ít doanh nghiệp đã thất bại với nguyên nhân chính là từ chính nhân viên của họ.

 Chuyển đổi số thất bại do chưa xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp riêng
Chuyển đổi số thất bại do chưa xây dựng được nền tảng văn hóa doanh nghiệp phù hợp

Quá trình chuyển đổi số sẽ dễ dàng hơn; nếu văn hoá của doanh nghiệp bạn có sẵn ba yếu tố: Tinh thần sẵn sàng chấp nhận rủi ro; Khả năng thích ứng nhanh nhạy; và tinh thần dám thử dám sai.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt, nhất là các daonh nghiệp còn nhỏ; vẫn chưa chú trọng trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Chính vì thế mà tồn tại các văn hoá đổ lỗi, thói quen ngại thay đổi, chỉ muốn ở trong vùng an toàn,.. Sẽ là những trái bom nổ chậm khiến việc triển khai chuyển đổi số thêm chông chênh và gian nan.

► Xem thêm: Từ bỏ ý định chuyển đổi số trong doanh nghiệp nếu bạn ngại thay đổi!

4. Thất bại do hiểu sai về năng lực số khi chuyển đổi số

Điều này xuất phát từ hiểu lầm thường thấy của các doanh nghiệp về năng lực số khi chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp quan niệm, năng lực số chỉ là các yếu tố phần cứng – ICT infrastructure mà thôi. Chính vì thế, họ chỉ tập trung vào việc đầu tư phần cứng và công nghệ tốn kém. Trong khi đó các giải pháp đưa ra lại không đáp ứng được kỳ vọng của nhân viên và khách hàng; vì sự yếu kém ở các vấn đề cốt lõi trong vận hành khác.

Bởi, thực chất, năng lực số là tổng hợp bởi nhiều năng lực khác nhau; như: Hạ tầng công nghệ thông tin; Quy trình thu thập và quản lý dữ liệu thông tin; Khả năng phân tích dữ liệu; Khả năng đưa ra các giải pháp dựa trên kết quả phân tích dữ liệu và công nghệ; Khả năng bảo mật hệ thống,… Chính vì thế, chuyển đổi số là một quá trình lâu dài; đầu tư toàn diện và tổng quát mọi mặt trong hoạt động doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp cần xác định được năng lực số của mình. Lựa chọn và tận dụng các thế mạnh nội tại, kết hợp với cơ hội từ tín hiệu thị trường; để xây dựng giải pháp phù hợp và “đòn bẩy” cho doanh nghiệp mình.

5. Thất bại do sai lầm trong chiến lược chuyển đổi số 

a. Quá thiên về công nghệ mà không chú trọng đến tính con người

Chuyển đổi số thất bại do quá thiên về công nghệ
Chuyển đổi số thất bại do quá thiên về công nghệ

Như phần bên trên, văn hoá đóng vai trò như nguyên liệu để vận hành cỗ máy. Thì con người ở đây chính là nhân tố chính trong vận hành. Các doanh nghiệp thường mắc phải sai lầm trong chiến lược tổng thể; đó là không cân nhắc đến con người – chủ thể vận hành chính. Đội ngũ nhân viên nội bộ, các cổ động, khách hàng hay nhà cung cấp, đối tác,.. là những người vận hành chính và thu lợi từ công cuộc chuyển đổi số này. Vì vậy chuyển đổi số nên được lồng ghép với quá trình vận hành của họ; và lợi ích họ sẽ đạt được, những cải thiện và thuận tiện được thực hiện như thế nào?

b. Quá ảo tưởng về “đại thành công” của chuyển đổi số

Chuyển đổi số không phải là một liều thuốc thần tiên, mà chỉ cần ứng dụng nó là có thể thu được lợi ngay. Nhưng chủ doanh nghiệp lại đặt kỳ vọng quá cao vào nó; thậm chí đặt ra những mục tiêu hoang đường trong thời gian thực thi ngắn. Việc mục tiêu của giai đoạn trước không đạt, hoặc cách rất xa so với kế hoạch; sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch và cả phương thức triển khai của giai đoạn tiếp theo. Khiến dự án chuyển đổi số đi đến con đường thất bại.

Để xác định đúng đắn mục tiêu và phương thức triển khai phù hợp cho doanh nghiệp; bạn cần một đối tác đồng hành giàu kinh nghiệm để tư vấn và hỗ trợ trong suốt lộ trình chuyển đổi số.

Ảo tưởng về kết quả chuyển đổi số
Ảo tưởng về kết quả chuyển đổi số

c. Quá cầu toàn và thận trọng khi triển khai dự án

Trái với ý trên, nhiều chủ doanh nghiệp lại thể hiện nhiều sự lo lắng và thận trọng khi tiếp cận chuyển đổi số. Sẽ không có một kế hoạch nào được thực hiện một cách hoàn hảo. Và việc thận trọng quá mức cũng tồi tệ như là việc bất cẩn vậy. Vì thế, khi lãnh đạo doanh nghiệp có tư tưởng quá cầu toàn, kém linh hoạt; thường khiến quá trình chuyển đổi số trở nên chậm chập. Cuối cùng phải chịu khoản chi phí cơ hội cao.

Thay vì thế, chủ doanh nghiệp nên xác định những tiêu chí quan trọng nhất để định hướng; linh hoạt với các tình huống và sự thay đổi. Để quá tình chuyển đổi số vẫn đạt được các mục tiêu ban đầu; với thời gian nhanh chóng và chi phí kiểm soát hơn.

d. Thiếu sự tập trung, thiếu sự chuẩn bị và không ưu tiên nguồn lực cần thiết cho quá trình chuyển đổi số

Sai lầm này thường đến từ việc chưa hiểu thấu đáo bản chất của cụm từ “chuyển đổi” trong “chuyển đổi số”. Tùy vào lĩnh vực hoạt động và quy mô của từng doanh nghiệp khác nhau; mà chi phí và các nguồn lực có thể khác nhau. Nhưng chuyển đổi số thường nhắm đến những thay đổi căn bản trong quá trình vận hành, giao tiếp; và thậm chí cả mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Vì vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tập trung và ưu tiên các nguồn lực của mình; để vừa đảm bảo vận hành thống suốt, vừa đảm bảo đủ nguồn lực thực hiện chuyển đổi số thành công.

Tạm Kết

Digital Transformation/ Chuyển đổi số đã ảnh hưởng rất nhiều tới các doanh nghiệp ngày nay. Tuy nhiên, không phải cứ áp dụng chuyển đổi số là sẽ đem lại thành công ngay lập tức; mà doanh nghiệp cần phải có những địnhhướng chính xác trước khi áp dụng vào thị trường mà mình đang hoạt động.

Để được tư vấn về lộ trình Chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Đăng ký ngay Hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

► Xem thêm: 5 Phương pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả

Ban Biên Tập ASOFT.