9 hướng tiếp cận chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp (Tiếp theo)

Chuyển đổi số là một quá trình dài hơi; liên tục ứng dụng công nghệ và chuyển đổi trong vận hành doanh nghiệp. Với 9 hướng tiếp cận chuyển đổi số, được phân thành 3 nhóm chính; doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy thuộc vào định hướng và đặc thù riêng của doanh nghiệp.

 

Tiếp theo phần 1, bài viết sau sẽ tiếp tục giới thiệu về hướng tiếp cận chuyển đổi số trong quy trình vận hành và mô hình doanh nghiệp.

Chuyển đổi số trong quy trình vận hành

Chuyển đổi số trong quy trình vận hành doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong quy trình vận hành doanh nghiệp

1. Số hóa quy trình vận hành

Tự động hóa là ứng dụng giúp giải phóng nhân sự khỏi những công việc tủn mủn lặp lại; để tập trung vào những nhiệm vụ thiết thực hơn. Lấy marketing làm ví dụ, thay vì lập danh sách và gửi email một cách thủ công; sử dụng các hệ thống email automation sẽ tối ưu hơn. Lúc này, dựa trên số liệu thu về từ hệ thống CRM; khách hàng sẽ được tự động phân nhóm và gửi email theo từng kịch bản, tần suất định sẵn. 

Nhiều doanh nghiệp cũng ứng dụng các dây chuyền tự động vào sản xuất; để tăng tính hiệu quả trong vận hành và giảm thiểu chi phí nhân sự. Bởi vậy, cả một công xưởng mênh mông, đôi khi chỉ thấy lác đác một vài nhân viên kỹ thuật. 

Một số doanh nghiệp khác thậm chí tiến xa hơn khi di cư hoàn toàn lên nền tảng số. Công ty thời trang, phụ kiện cộng sinh cùng các xưởng sản xuất là một ví dụ; chỉ phụ trách thiết kế và không bị hạn chế bởi chi phí đầu tư hạ tầng; những mô hình này sẽ cho phép doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn trước những thay đổi thị trường.

2. Phẳng hóa văn phòng 

Giãn cách xã hội dưới ảnh hưởng từ đại dịch cũng tạo ra những nhu cầu mới; như ‘văn phòng ảo’ nơi mọi người có thể làm việc, kết nối như trong thực tại. Và với nhiều quốc gia, đây sẽ tiếp tục là xu hướng kéo dài ngay cả khi đại dịch kết thúc. Đặc biệt trong thời đại phẳng hóa; môi trường làm việc ảo cũng là nhu cầu thiết yếu khi một công ty hoạt động trên nhiều quốc gia/ thành phố.

Lấy agency quảng cáo làm ví dụ, sẽ khá tốn thời gian công sức để các cố vấn cao cấp di chuyển từ nước này qua nước khác; đặc biệt là khi có nhiều dự án diễn ra đồng thời. Việc tạo ra những công cụ giúp tương tác, trao đổi trên nền tảng số; sẽ giúp tối ưu chi phí, hiệu quả và mang đến những quyết định, trực tiếp, kịp thời

Không chỉ mở rộng được đối tượng nguồn nhân lực trên khắp thế giới; các giải pháp văn phòng điện tử Online Office còn mang đến nhiều lợi ích về không gian; thời gian và nhiều tiện ích khác trong quá trình làm việc của doanh nghiệp

► Xem thêm: Giải pháp Văn phòng điện tử cho các doanh nghiệp 4.0

3. Ứng dụng công nghệ quản lý hiệu suất hoạt động

Tính minh bạch và chi tiết trong số liệu cũng là yếu tố quan trọng; để cấp quản lý đưa ra quyết định đúng đắn và tránh những giả định theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Do đó, doanh nghiệp nên phát triển những hệ thống giúp kết nối thông tin từ nhiều bộ phận; để có cái nhìn toàn cảnh về hiệu quả hoạt động; nhất là khi vừa điều chỉnh chiến lược hay khởi động một chiến dịch mới.

Nếu có thể, không chỉ ‘đấu nối’ số liệu từ nội bộ; doanh nghiệp có thể kết hợp với các hệ thống của khách hàng/ nhà phân phối. Chẳng hạn siêu thị, để quản lý chuỗi cung ứng và kịp thời phản ứng khi thị trường thay đổi.

► Xem thêm: Phân tích sức khỏe doanh nghiệp hiệu quả với phần mềm BI (Business Intelligence)

Chuyển đổi số trong mô hình doanh nghiệp

Chuyển đổi trong mô hình doanh nghiệp
Chuyển đổi trong mô hình doanh nghiệp

1. Kết hợp yếu tố công nghệ vào mô hình kinh doanh

Những xu hướng công nghệ mới cùng sự thay đổi từng ngày trong hành vi khách hàng; cũng là áp lực khiến nhiều mô hình kinh doanh phải điều chỉnh để thích ứng. Nổi bật trong số đó là mô hình ‘lưỡng cư’ giữa hai thế giới thực ảo:. Vẫn là mô hình kinh doanh truyền thống; nhưng sử dụng nền tảng số là động cơ thúc đẩy tăng trưởng. Chẳng hạn như mở rộng phân phối qua các kênh thương mại điện tử; hoặc một ứng dụng từ bên thứ 3

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể phát triển thêm những dịch vụ trực tuyến xoay quanh sản phẩm đang cung cấp. Chẳng hạn tự thiết kế, thay đổi màu sắc sản phẩm theo sở thích cá nhân dựa trên những yếu tố có sẵn (các thương hiệu thời trang như giày thể thao chẳng hạn). Hoặc ngân hàng ‘dịch chuyển’ quy trình mở thẻ lên online và cắt giảm hoàn toàn các thủ tục offline

► Xem thêm: 5 yếu tố ảnh hưởng đến thành công khi ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp

2. Phát triển mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số

Một cách khác để đẩy nhanh quá trình ‘chuyển đổi số’ là phát triển những ‘sản phẩm số’ bổ trợ cho sản phẩm đang cung cấp. Chẳng hạn, doanh nghiệp sản xuất thiết bị thể thao có thể mở rộng lĩnh vực sang các thiết bị, ứng dụng; giúp theo dõi và báo cáo kết quả tập luyện. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể tái định nghĩa lĩnh vực hoạt động. Chẳng hạn, hãng hàng không có thể ‘lấn sân’ sang ngành du lịch; để mang đến những trải nghiệm xuyên suốt từ tìm tour, đặt vé, đến săn hàng miễn thuế…

3. Toàn cầu hóa mô hình kinh doanh

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ kinh doanh ‘đa quốc gia’ thành ‘công ty toàn cầu’. Sự khác biệt nằm ở chỗ ‘công ty toàn cầu’ sử dụng công nghệ để kết nối dữ liệu và tạo ra sự đồng nhất giữa các quốc gia. Nhưng thay vì ‘áp’ chiến lược từ trên xuống; trụ sở chính sẽ đóng vai trò như một cố vấn và đưa ra những gợi ý, hướng dẫn. Lúc này, các chi nhánh ở khác nhau sẽ có quyền tự chủ cao hơn trong việc đưa ra quyết định; nhằm đảm bảo tính phù hợp hướng tiếp cận chuyển đổi số với từng địa phương. Tuy nhiên mỗi quyết định đặt ra đều cần được cân nhắc trên lợi ích tổng thể của toàn thương hiệu.

Dù bắt đầu từ bất kỳ yếu tố nào trong 9 định hướng tiếp cận chuyển đổi số trên; điều quan trọng nhất vẫn là đánh giá khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp dựa trên chuyên môn của nhân sự; khả năng phân tích dữ liệu; khả năng tối ưu hóa quy trình… 

Để được tư vấn về lộ trình và giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp. ĐĂNG KÝ NGAY hoặc liên hệ ASOFT qua hotline: 1900 6123

Ban Biên tập ASOFT