4 công nghệ dẫn đầu xu hướng Marketing trong tương lai.

Ngày đăng 11-11-2019
Marketing (hay còn được gọi là tiếp thị) đang ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận khách hàng. Trong thời đại mà công nghệ đang chiếm ưu thế nó cũng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà tiếp thị thành công hơn với các dự án, chiến dịch. Cùng Asoft tìm hiểu 4 xu hướng công nghệ nào là trợ thủ đắc lực cho các nhà tiếp thị nhé.
1. Thực tế tăng cường (AR) - Ứng dụng vượt trội
Thực tế tăng cường (AR) là một công nghệ kỹ thuật  số cho phép lồng ghép thông tin ải và thế giới thực (và ngược lại), nó giúp người sử dụng tương tác với những nội dung số trong thực tại (như chạm vào, phủ vật thể lên trên – nói dễ hiểu và ghép ảnh theo dạng 3D), … Mặc dù ý tưởng này đã xuất hiện trong nhiều năm nhưng bây giờ nó được ứng dụng và phát triển hơn nữa. Một ví dụ điển hình như Pokémon Go, vào giai đoạn đỉnh cao nhất nó kiếm được 10 triệu đô la/ngày.
Vào cuối năm 2016 có khoảng 3,5 tỷ ứng dụng AR đã được tải xuống. Điều này cho thấy lý do vì sao có sự chạy đua giữa các công ty và các nhà phát triển hàng đầu để tạo ra các ứng dụng, trò chơi và trải nghiệm AR đơn giản và cải tiến hơn.
AR cho phép các nhà tiếp thị chuyển đổi một đối tượng tĩnh chẳng hạn như quảng cáo in ấn hoặc ảnh bìa tạp chí thành những trải nghiệm 3D chân thực. Nó mang lại lợi ích cho việc tăng sự nhận thức về thương hiệu và tăng sự gắn kết của khách hàng, AR có thể được khai thác theo nhiều cách để nâng cao tiếp thị trực tuyến và giúp tăng ROI hiệu quả.
 
2. Môi trường Thực tế ảo (VR):
Thực tế ảo là một khái niệm sẽ cách mạng hóa tiếp thị kỹ thuật số. Mọi thương hiệu đều có thể sử dụng nó theo nhiều cách khác nhau để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của họ.
Một blog kỹ thuật số của Onit dự đoán rằng VR sẽ vượt qua tất cả các hình thức tiếp thị kỹ thuật số trong những năm tiếp theo. Nhiều dự án áp dụng thực tế ảo đã có những cách độc đáo khi sử dụng công nghệ này và thu được những thành công rất lớn.
Nhưng sẽ mất nhiều năm để nhận ra đầy đủ những thành quả VR và làm cho nó có sẵn cho tất cả mọi người sử dụng chứ không chỉ một vài khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, sẽ rất hấp dẫn khí thấy các nhà tiếp thị chế ngự công nghệ sử dụng công nghệ này để tạo ra những sản phẩm để thu hút khách hàng và tăng giá trị thương hiệu của họ.
 
3. Công nghệ Máy tự học – Hãy để máy móc tự suy nghĩ và hành động:
Trước đây, máy móc được lập trình với một tập hợp dữ liệu cụ thể và thực hiện chức năng đã được lập trình. Điều mới mẻ của công nghệ này là máy móc không cần phải được lập trình cụ thể để làm việc. nó liên quan chặt chẽ đến AI và Big Data. Máy móc tự học từ dữ liệu có sẵn và do đó không phải lập trình thủ công để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Nhiều ứng dụng thực tế ứng dụng công nghệ Máy học mới này như Facebook. Nó sẽ cho bạn thấy những gì bạn quan tâm và nếu bạn nhấp vào một trang cụ thể, nó sẽ tìm hiểu và hiển thị cho bạn nhiều trang liên quan hơn.
Tương tự, Netflix và Amazon hiển thị các tùy chọn của bạn trên cơ sở các bộ phim và các chương trình truyền hình bạn đã xem. Máy tự học giúp giảm nhu cầu can thiệp của con người do đó tăng cường hiệu quả và giá trị cho cả hệ thống. Nó là tiềm năng lớn cho nhiều lĩnh vực bao gồm ngân hàng, chính phủ, y tế và tất nhiên là tiếp thị và bán hàng.
 
4. Tự động hóa tiếp thị:
Khi tự động hóa tiếp tục phát triển trong ngành, nó cũng bắt đầu tạo được dấu ấn trong tiếp thị trực tuyến. Nhiều phần mềm được đưa ra cho phép các tổ chức chức năng đăng tải các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội như Twitter và Facebook, sau đó viết nội dung giống như con người. Điều này không chỉ tiết kiệm tiền mà làm cho công việc tiếp thị trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
Những gì nó thiếu chính là “bản chất con người”. Họ không thể chỉ dựa vào phần mềm để nghiên cứu khách hàng và cung cấp nội dung. Mọi người không phải lúc nào cũng có thể dự đoán những hành vi của họ bởi nó liên tục thay đổi, do đó công việc được thực hiện bởi phần mềm cũng trở nên nhạt nhẽo và không hấp dẫn khiến người đọc giảm tương tác. Một bài viết của trang web Business 2 Community cũng đưa ra quan điểm tương tự. Do đó, tự động hóa tiếp thị nên được hỗ trợ bỏi các công nghệ chiến lược khác có thể tăng cường khai thác các chức năng và giảm các nhược điểm của nó.
Trước đó, chi phí xây dựng phần mềm lớn hơn lợi nhuận mà nó tạo ra. Nhưng giờ đây nó đã có sẵn để cung cấp cho tất cả các công ty B2C và B2B sử dụng một cách dễ dàng. Hơn nữa, việc tích hợp phần mềm tự động hóa tiếp thị với hệ thống CRM của công ty sẽ có lợi cho cả tiếp thị và bán hàng.
Theo Adsangtao