4 Mô hình chuyển đổi số mọi doanh nghiệp cần biết

Ngày đăng 11-08-2021
Trong giai đoạn chuyển đổi số 4.0 hiện tại; trong khi các doanh nghiệp đang chạy nước rút để hoàn thiện nền tảng chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình; nhiều doanh nghiệp vẫn gặp bế tắc khi không thể xác định được phạm vi chuyển đổi số. Trong bài viết này là 4 mô hình chuyển đổi số phổ biến hiện nay; sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn và xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp cho riêng mình.


► Xem thêm: 5 Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

Xu hướng Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hiện nay

Vấn đề thay đổi hay cải tiến công nghệ trong doanh nghiệp là không hề xa lạ. Tuy nhiên, tốc độ thay đổi và biến chuyển mạnh mẽ như hiện nay lại là một tín hiệu “bất thường”. Bất thường ở đây là ở quy mô và phạm vi chuyển đổi ở các doanh nghiệp vô cùng rộng rãi. Tạo nên xu hướng chung đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải tham gia; nếu không muốn bị bỏ lại.

Trong khi công nghệ có thể đe doạ đến các doanh nghiệp non trẻ mới thành lập; thì nó đang mở ra những cơ hội chưa từng có cho thị trường và những doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt nó. Trong giai đoạn giãn cách vì đại dịch như hiện nay; khi hoạt động vận hành trong doanh nghiệp được nới lỏng; nhiều CEO đánh giá đây chính là giai đoạn hoàn hảo để tạo động lực cho chuyển đổi số.

Bằng cách vận dụng 4 mô hình chuyển đổi số phổ biến – sẽ được đề cập chi tiết bên dưới; các doanh nghiệp có thể cân nhắc là lựa chọn hướng chuyển đổi số thích hợp cho doanh nghiệp mình. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng, chuyển đổi số không nhất thiết là phải chuyển đổi toàn bộ; nhưng cần sự đồng bộ.

Các dạng mô hình Chuyển đổi số phổ biến

Chuyển đổi số được thực hiện theo 4 mô hình chính, bao gồm:

  • ✔ Chuyển đổi số trong quy trình kinh doanh
  • ✔ Chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh
  • ✔ Chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh
  • ✔ Chuyển đổi văn hoá và tổ chức trong kinh doanh.
4 mô hình chuyển đổi số phổ biến hiện nay
4 mô hình chuyển đổi số phổ biến hiện nay

Những lưu ý về lựa chọn mô hình chuyển đổi số

Theo đó, trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết, chúng ta cần hiểu về 4 mô hình chuyển đổi số này qua 3 điều.

✔ Điều thứ nhất: Con đường dẫn doanh nghiệp đến hiệu quả chuyển đổi số không chỉ có một; và không giống nhau giữa các doanh nghiệp. Chúng ta thường thấy các doanh nghiệp chỉ lựa chọn và tập trung vào việc chuyển đổi quá trình; hoặc chuyển đổi tổ chức mà không giải quyết tất cả 4 vấn đề như trên hay chuyển đổi hoàn toàn từng ngóc ngách trong doanh nghiệp mình. 

 Điều thứ hai: Bản chất của chuyển đổi số là tính đa chiều trong kết nối đồng bộ. Nói là chuyển đổi số theo một mô hình; nhưng nó cần được giải thích và thực hiện cho tất cả các phòng ban/ nhân sự trong doanh nghiệp. Nghĩa là nó không không chỉ liên quan đến Giám đốc Công nghệ (CIO) hay Giám đốc Kỹ thuật số (CDO). Mà còn là sự tham gia và đồng thuận từ các lãnh đạo chiến lược và kinh doanh, cùng sự ủng hộ và dẫn dắt của CEO.

✔ Điều thứ ba: xuất phát điểm không nhất thiết phải là thay đổi văn hoá và tổ chức. Không thể bàn cãi là văn hoá/tổ chức giúp quá trình chuyển đổi số trơn tru và thành công cao hơn. Nhưng sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp theo đổi các sáng kiến chuyển đổi kinh doanh hoặc quy trình. Đó cũng là tiền đề để tạo nên những sự thay đổi vượt bậc mà bạn không ngờ đến.

Mô hình chuyển đổi số quy trình kinh doanh

Quy trình kinh doanh là bản đồ và định hướng các hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Khi chuyển đổi số can thiệp và hoàn thiện việc lưu trữ, phân tích dữ liệu,.. Cung cấp cho doanh nghiệp những góc nhìn có giá trị để xây dựng lại và tối ưu quy trình kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ đạt được các mục tiêu về giảm chi phí, giảm chu kỳ vận hành để sản xuất 1 sản phẩm, hay tăng chất lượng đầu ra,..

Hay đơn cử như quy trình quản lý công việc và giao việc khi nhân viên làm việc tại nhà hiện nay. Khi các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và các nền tảng để tự động hoá quy trình; phẳng hoá văn phòng với văn phòng điện tử. Đây cũng là một minh chứng giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tạo nên giá trị khi thích ứng với các bối cảnh môi trường khác nhau.

Dẫn chứng thực tế về mô hình chuyển đổi quy trình kinh doanh

Quy trình khách hàng đặt hàng tại Domino Pizza được thay đổi hoàn toàn là một minh chứng rõ ràng. Khi Domino cho phép khách hàng đặt hàng từ bất kỳ thiết bị nào. Điều này đã tăng sự thuận tiện khi đặt hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng của thương hiệu này. Từ đó giúp Domino chiếm phần thắng về doanh số so với đối thủ Pizza Hut.

Mô hình chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh tưởng chừng là một điều khó thay đổi trong doanh nghiệp. Nhưng hãy thử suy nghĩ xem, liệu mô hình hiện tại có mang lại giá trị lâu dài? Liệu bạn có thể tranh thủ công nghệ và làn sóng chuyển đổi số này để tạo nên một doanh nghiệp bền vững và thích ứng hơn không? Trong khi việc chuyển đổi số trong quy trình chỉ mang đến những giá trị hữu hạn; thì dạng chuyển đổi mô hình kinh doanh mang đến cơ hội và giá trị vô hạn tiềm năng.

4 dạng chuyển đổi số trong kinh doanh
Mô hình chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp

Đừng nghĩ đây là một cú lật mặt hoàn toàn. Bạn không thể đập tất cả có hiện tại để gầy dựng trong một lĩnh vực hoàn toàn mới được. Mà hãy dựa trên nền tảng giá trị hiện có của doanh nghiệp. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang thực hiện nhiều nỗ lực chuyển giao việc sản xuất và vận hành cho robot; để con người có thể di chuyển đến các nhóm công việc mang lại giá trị cao hơn. Chính sự phức tạp và mang tính chiến lược này đòi hỏi sự lãnh đạo và tham gia mạnh mẽ của nhà lãnh đạo. Dựa theo đó, các ý tưởng và sáng kiến liên tục được hiện thực; trong khi doanh nghiệp vẫn tiếp tục vận hành cách thức kinh doanh truyền thống.

Dẫn chứng thực tế về mô hình chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Những dẫn chứng sau vô cùng nổi tiếng và dễ dàng nhận ra. Những doanh nghiệp này đã có những bước tiến vượt bậc; sau khi làm mới mô hình kinh doanh của mình với chuyển đổi số. Đó là Netflix – một nhà phân phối lại các video; là Uber và Grab đã định hình lại lĩnh vực vận tải hành khách truyền thống bằng sức mạnh công nghệ của mình.

Hoặc các công ty bảo hiểm như Allstate và Metromile đã chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bảo hiểm tự động. Sử dụng dữ liệu và phân tích để tính phí và huỷ hợp đồng bảo hiểm tự động cho khách hàng.

► Xem thêm: Kinh nghiệm chuyển đổi số và các vấn đề thực tiễn trong tổ chức

Mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh

Khi nhiều doanh nghiệp không tập trung; nhưng đáng ngạc nhiên là mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh lại mở ra vô số cơ hội to lớn. Các sản phẩm và dịch vụ đang được công nghệ tái định nghĩa; hoặc tạo ra những ngách nhỏ khác. Việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực kinh doanh làm mờ ranh giới ngành với các đối thủ hoàn toàn mới. Mở rộng thị tường ngoài các thị trường cũ kỹ và chật chội hiện tại. Đây chính là mô hình chuyển đổi mang lại nhiều cơ hội và giá trị nhất.

Trong thế giới ngày hôm nay, công nghệ không còn là rào cản, mà là điểm tựa. Mọi thông tin đều dễ dàng truy cập không giới hạn. Các công nghệ đang hoàn thiện mỗi ngày với mức giá không viển vông như trước. Đây chính là một cơ hội mà doanh nghiệp cần chớp ngay.

Các công nghệ mới hiện nay đã và đang định nghĩa lại các sản phẩm và dịch vụ. Đây là điều mà nhiều CEO không đánh giá cao này lại là cơ hội thực tế cho các công nghệ mới này. Giúp mở rộng thị trường trong và ngoài khu vực. Thông thường, chính loại chuyển đổi số lĩnh vực kinh doanh này đã mang lại cơ hội lớn nhất để tạo ra giá trị mới. Các doanh nghiệp biết cách tiếp cận sẽ thúc đẩy sự chuyển đổi này hiệu quả.

Dẫn chứng thực tế mô hình chuyển đổi số lĩnh vực kinh doanh

Một ví dụ rõ ràng và dễ nhận thấy nhất hiện nay, đó là Amazon. Công ty thương mại điện tử này đã tham gia vào một lĩnh vực hoàn toàn mới; với sự ra mắt của Amazon Web Service (AWS). Cung cấp nền tảng và cơ sở hạ tầng cho điện toán đám mây lớn nhất thế giới. Mặc dù những tưởng là không phải là thế mạnh của một nhà thương mại phân phối. Thế nhưng Amazon đã nhanh nhạy phát hiện ra một thị trường vô cũng màu mỡ của công nghệ tương lai; và vận dụng nó một cách chính xác. Dẫn chứng đó là hoạt động kinh doanh của AWS đang chiếm đến 60% lợi nhuận hàng năm của công ty này.

Hay công ty ThyssenKrupp -vốn là một công ty kỹ thuật công nghiệp – đã mở rộng các dịch vụ của mình. Bằng cách tận dụng vị thế trên thị trường và khả năng IoT để nâng cao chất lượng dịch vụ; giúp khách hàng quản lý việc bảo trì thang máy dễ dàng hơn trước.

Hiện nay, các nhà sản xuất thiết bị lớn đang nỗ lực để cung cấp các dịch vụ cốt lõi tố hơn. Bằng việc giới thiệu sản phẩm qua một nền tảng web; hoặc điều phối hoạt động nơi làm việc, theo dõi thiết bị từ xa; hay tối ưu chuỗi cung ứng,… Các công ty đang không chỉ đơn thuần là một nhà cung cấp thiết bị hạng nặng; mà là một công ty giải pháp toàn diện và tối ưu.

Môi trường chuyển đổi số trong văn hóa và tổ chức doanh nghiệp

Có thể nói, mô hình chuyển đổi số trong văn hoá và tổ chức tạo nên ít sự thay đổi bên ngoài; nhưng những thay đổi bên trong là cực kỳ rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp nhận ra nhu cầu của thị trường cần có sự hiệu suất, hiều quả hơn trong công việc; thì việc chuyển đổi bắt đầu từ văn hoá và tổ chức là lựa chọn thích hợp nhất.

Chuyển đổi số trong văn hoá/tổ chức của doanh nghiệp
Chuyển đổi số trong văn hoá/tổ chức của doanh nghiệp

Con người chính là nguồn mang đến lợi ích bền vững cho doanh nghiệp; và máy móc công nghệ cũng luôn cần con người để vận hành nó. Để chuyển đổi số đầy đủ và lâu dài, doanh nghiệp cần xác định lại tư duy tổ chức, quy trình và nguồn lực cho thế giới số. Thế nên, thay vì cố gắng nghĩ về sự chuyển đổi trong doanh nghiệp; hãy nhận ra những vấn đề cốt lõi hơn. Sự thay đổi của doanh nghiệp sẽ đến từ các sáng kiến và đổi mới trong kinh doanh. Vì vậy, thay đổi văn hoá/tổ chức là một yêu cầu bền vững và lâu dài cho sự thành công này.

Dẫn chứng thực tế cho mô hình chuyển đổi số văn hoá tổ chức

Công ty chuyên về tín dụng tiêu dùng Experian là một ví dụ chuyển đổi số thành công nhất. Khi chuyển sự tập trung và lượng thời gian làm việc của nhân viên ở các công việc lặp lại sang các thiết bị điện tử. Tập trung nguồn nhân lực cho các hoạt động hóc búa và quan trọng hơn. Từ đó phát triển và đẩy nhanh quy trình làm việc vận hành. Có được điều này là do Experian đã nhận ra tầm quan trọng của kỹ thuật API – kết nối dữ liệu và tương tác với các nền tảng bên ngoài. Khi đó, các nhóm buộc phải áp dụng quy trình thực thi theo phương thức mới. Chứng minh sức mạnh và lợi ích của kỹ thuật số so với cách làm cũ truyền thống

Tương tự với công ty thiết bị bưu chính Pitney Bowes đã hơn 100 năm tuổi. Khi thúc đẩy văn hoá đổi mới của địa phương và trở thành một công ty công nghệ. Định hướng của sự thay đổi này chính là cải thiệ các dịch vụ khách hàng. Bằng điện toán đám mây thương mại cho phép khách hàng đặt, quản lý và thanh toán tốt hơn. Từ đó nâng cáo giá trị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Tạm kết

Các mô hình chuyển đổi số trên đều có một điểm chung quan trọng. Đó là không hề đơn giản hay dễ dàng chỉ trong một vài bước thực hiện. Mà đó là khai thác toàn bộ những dữ liệu, phân tích và biến đổi dữ liệu thành các giá trị mới mang lại lợi ích. Không chỉ là số hoá dữ liệu mà thôi. Đó chính là giá trị thực sự mà các mô hình chuyển đổi số mang lại.

Với 4 mô hình chuyển đổi trên, hy vọng doanh nghiệp bạn sẽ tìm ra hướng đi đúng và mang lại hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp và lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp, Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

► Xem thêm: 5 Phương pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả

Ban Biên Tập ASOFT.