9 hướng tiếp cận công nghệ chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp mới bắt đầu

Ngày đăng 29-07-2021
Chuyển đổi số (Digital transformation) được định nghĩa là cách doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong nhiều hoạt động; nhằm tối ưu hiệu quả, tăng năng suất và mang đến các giá trị cho khách hàng. Nhưng vẫn nhiều doanh nghiệp vẫn hoang mang khi bắt đầu với chuyển đổi số thực tế. Bài viết sau sẽ là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp nhận định 9 hướng tiếp cận công nghệ chuyển đổi số. Từ đó lựa chọn hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp mình.


► Xem thêm: Doanh nghiệp chuyển đổi số – Nên bắt đầu từ đâu?

Vấn đề của các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Nhắc đến chuyển đổi số, các doanh nghiệp thường chỉ chăm chăm tập trung vào yếu tố “số”; mà quên mất sự quan trọng của 2 chữ “chuyển đổi”. Ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý, kinh doanh; nhưng lại không tạo ra sự cải thiện về mô hình; hay đáp ứng các nhu cầu mới trên thị trường. Khi ấy, doanh nghiệp chỉ đang dừng lại ở những bước đầu trong cuộc đua chuyển đổi số mà thôi!

Đơn cử như khi bắt đầu chuyển đổi số, các doanh nghiệp thường bắt đầu với ứng dụng các phần mềm quản lý. Và bỏ ngõ việc ứng dụng chúng như thế nào để mang lại hiệu quả; hay cần thay đổi, điều chỉnh gì trong vận hành để phát huy thế mạnh của công nghệ. Rõ ràng, hai yếu tố “chuyển đổi” và “số” cần được song hành để tạo nên hiệu quả.

Có nhiều cách để doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số. 9 hướng tiếp cận sau đây sẽ là gợi ý quan trọng định hướng cho bạn trên con đường này.

9 hướng giúp doanh nghiệp ‘khởi động’ kế hoạch ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một bức tranh lớn được tạo ra bởi 9 mảnh ghép khác nhau. Dựa trên những đặc tính chung, 9 yếu tố này được phân hành 3 nhóm chính:

  • ✔ Trải nghiệm khách hàng
  • ✔ Quy trình vận hành
  • ✔ Mô hình doanh nghiệp
9 hướng tiếp cận giúp doanh nghiệp ‘khởi động’ kế hoạch ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số
9 hướng tiếp cận giúp doanh nghiệp ‘khởi động’ kế hoạch ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số

Tuy nhiên, không nhất thiết một doanh nghiệp phải ứng dụng cả 9 phương hướng này. Mà thông thường, doanh nghiệp có thể lựa chọn những khía cạnh phù hợp nhất để bắt đầu. Bởi lẽ chuyển đổi số là một hành trình không ngắn, thường kéo dài liên tục; không bắt đầu hay kết thúc ngay khi vừa ứng dụng công nghệ mới. Nhất là khi điều kiện doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về nguồn lực, tài chính và nhân sự; bắt đầu từ những bước tiến nhỏ sẽ là tiền đề cho các đột phá tương lai.

Chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu chi tiết từng hướng tiếp cận công nghệ chuyển đổi số dành cho những doanh nghiệp mới bắt đầu.

Ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số trong trải nghiệm khách hàng

Thấu hiểu nguyện vọng khách hàng để đáp ứng tốt hơn

Khách hàng chính là tài sản vô giá và quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì thế mà nhiệm vụ và định hướng của mọi doanh nghiệp đều hướng đến: “Thấu hiểu để mang đến sự hài lòng cho khách hàng của mình”.

Chuyển đổi số – định hướng đầu tư và phát triển của doanh nghiệp cũng sẽ không thể tách rời mục đích ấy. Hiện nay đa phần các doanh nghiệp đều tích hợp các công cụ đo lường vào các phương tiện truyền thông . Như số liệu đo lường trên các kênh social, chat, website. Hay các chỉ số liên quan đến sự hài lòng của khách hàng; như đo lường survey; phát triển các nhóm cộng đồng,.. Những điều này nhằm thu thập các đánh giá, góp ý từ khách hàng. Điều này không chỉ siết chặt mối liên kết với khách hàng lâu năm; đây cũng là cách hiệu quả để lắng nghe những mối bận tâm của họ. Từ đó có thể kịp thời đưa ra lời khuyên ‘dẫn dắt’ dư luận khi cần.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng các hệ thống phân tích và quản trị dữ liệu sâu hơn. Nhằm phát thảo chân dung khách hàng mục tiêu dựa trên hành vi, sở thích…. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi chuyên môn, nguồn lực vẫn còn hạn chế; việc sử dụng các hệ thống CRM có sẵn sẽ là giải pháp hợp lý hơn!

► Xem thêm: Bài học từ phương pháp chuyển đổi công nghệ số của Starbuck: Chuyển đổi để nâng cao trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số khi ứng dụng công nghệ để tăng tỷ lệ chuyển đổi trong sales

Công nghệ cũng là yếu tố hữu hiệu giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trong quá trình bán hàng. Thông thường, doanh nghiệp sẽ có 3 hướng tiếp cận phổ biến chính:

Khai thác nền tảng dữ liệu từ phần mềm CRM

Phần mềm CRM là một công cụ hỗ trợ dự đoán hành vi, nhu cầu; và đưa ra những nội dung, ưu đãi hay sản phẩm tối ưu cho từng đối tượng khách hàng. Hãy nghĩ thử mà xem, sẽ khó khăn thế nào để tư vấn cho một khách hàng; khi bản thân họ cũng không biết chính xác về những khao khát và nhu cầu của mình?! Thế nhưng khi mọi băn khoăn của họ đều được định nghĩa rõ ràng dưới số liệu. Lúc này, thuyết phục một khách hàng sẽ đơn giản và chính xác hơn nhiều.

Bên cạnh đó, các chiến dịch email marketing hiệu quả hơn với những nội dung được cá nhân hóa giúp thúc đẩy hành vi mua hàng của các khách hàng.

Tích hợp công nghệ để gia tăng trải nghiệm khách hàng khi chuyển đổi số

Điều này đang dần chứng minh được tính thực thi và hiệu quả của mình trong lĩnh vực thời trang. Khi nhiều show thời trang được tổ chức online; hay công nghệ VR để ướm thử sản phẩm mà không cần mặc trực tiếp. Hay các công ty bất động sản ứng dụng công nghệ VR để trải nghiệm nhà mẫu.

Ví dụ khác với các ngành có hệ thống vật chất cố định như bất động sản, showroom oto,.. Thì việc ứng dụng công nghệ VR để khách hàng trải nghiệm qua thực tế ảo cũng được nhiều doanh nghiệp lớn tiên phong ứng dụng.

Đơn giản hóa từng quy trình mua hàng

Đôi lúc, đó chỉ là các plugin giúp nhắc lại khách hàng về sản phẩm đã mua trước đó. Hoặc giảm bớt các bước phải thực hiện từ lúc khách hàng chọn hàng vào giở đến khi hoàn tất việc đặt hàng…Những cải tiến nhỏ này hoàn toàn có thể tăng tỷ lệ mua hàng; và nâng cao trải nghiệm khách hàng khi mua sắm qua các ứng dụng

Mở rộng điểm chạm thương hiệu

Điểm chạm thương hiệu là điều các doanh nghiệp 4.0 đang quan tâm. Với các kênh tiếp cận khách hàng đa dạng trong thời kỳ mới; như mạng xã hội, website, app, live chat,… hay bất kỳ nơi nào. Tăng điểm chạm tiếp xúc giúp doanh nghiệp tăng khả năng mua hàng. Tuy nhiên, trên vô số kênh tiếp cận ấy, việc “trực chiến” của con người sẽ phát sinh nên nhiều sai sót, bối rối, hoặc không đồng bộ thông tin. Khi ấy, công nghệ sẽ là phương tiện hỗ trợ các tương tác này.

Ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số trong quy trình vận hành

 Ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số trong quy trình vận hành
Ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số trong quy trình vận hành

Số hóa quy trình vận hành

Tự động hóa là giải pháp giúp giải phóng nhân sự khỏi những công việc lặp lại; để tập trung vào những nhiệm vụ thiết thực tạo ra giá trị hơn. Lấy marketing làm ví dụ, thay vì phải lập danh sách và gửi email một cách thủ công; thì sử dụng các hệ thống email automation để gửi tự động sẽ tối ưu hơn. Lúc này, dựa trên số liệu thu về từ hệ thống CRM; khách hàng sẽ được tự động phân nhóm theo các nguyên tắc thiết lập; và gửi email theo từng kịch bản, tần suất đã được định sẵn. 

Nhiều doanh nghiệp cũng ứng dụng công nghệ vào các dây chuyền tự động trong sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số này làm tăng tính hiệu quả trong vận hành và giảm thiểu chi phí nhân sự. Chính vì thế, nhiều công xưởng lớn, dù rộng mênh mông; nhưng chỉ cần một vài nhân viên kỹ thuật để vận hành mà thôi.

Một số doanh nghiệp khác thậm chí tiến xa hơn khi “di cư” hoàn toàn lên các nền tảng số. Các công ty thời trang và phụ kiện, khi cộng sinh cùng các xưởng sản xuất là một ví dụ điển hình. Họ chỉ phụ trách thiết kế và không bị hạn chế bởi chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu; những mô hình này sẽ cho phép doanh nghiệp linh hoạt thích ứng nhanh hơn trước những thay đổi thị trường. Từ đó có lợi thế cạnh tranh riêng.

Phẳng hóa văn phòng 

Giãn cách xã hội dưới ảnh hưởng từ đại dịch cũng đã tạo ra những nhu cầu mới; như thuật ngữ ‘văn phòng ảo’ – nơi mọi người có thể làm việc, kết nối. Và với nhiều quốc gia, đây sẽ tiếp tục trở thành xu hướng kéo dài ngay cả khi đại dịch kết thúc. Đặc biệt là trong thời đại phẳng hóa; môi trường làm việc ảo cũng sẽ là nhu cầu thiết yếu khi một công ty hoạt động trên nhiều quốc gia/ thành phố.

Ví dụ như tại một agency quảng cáo. Sẽ khá tốn thời gian công sức để các cố vấn cao cấp di chuyển từ nước này qua nước khác; đặc biệt khi có nhiều dự án diễn ra đồng thời. Việc tạo ra những công cụ giúp tương tác, trao đổi nhanh chóng trên nền tảng số; sẽ giúp tối ưu chi phí, hiệu quả và mang đến những quyết định, trực tiếp, kịp thời nhất.

Không chỉ mở rộng được đối tượng nguồn nhân lực từ khắp nơi trên thế giới; các giải pháp văn phòng điện tử Online Office còn mang đến nhiều lợi ích vượt qua giới hạn không gian và thời gian.

► Xem thêm: Quản lý công việc hiệu quả xuyên dịch với giải pháp văn phòng điện tử

Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất quản lý

Tính minh bạch và chi tiết trong số liệu cũng là một yếu tố quan trọng; để từ đó cấp quản lý đưa ra quyết định đúng đắn và tránh những giả định theo chủ nghĩa chủ quan. Do đó, doanh nghiệp nên phát triển những hệ thống công nghệ; giúp kết nối thông tin từ nhiều bộ phận và phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp. Từ các dữ liệu realtime và khách quan ấy, nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn cảnh về hiệu quả hoạt động; nhất là khi điều chỉnh chiến lược đang thực hiện hoặc khởi động mới một chiến dịch khác.

Không chỉ kết nối trong nội bộ doanh nghiệp; hệ thống phần mềm còn kết nối và mở rộng cho khách hàng/ nhà phân phối. Nhằm gia tăng tính chính xác, tự động và nhanh chóng trong quá trình vận hành. Chẳng hạn như ở các siêu thị, dùng để quản lý chuỗi cung ứng và tương tác đặt hàng trực tuyến của khách hàng

Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong mô hình doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong mô hình doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong mô hình doanh nghiệp

Kết hợp yếu tố công nghệ để chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh

Những xu hướng công nghệ mới cùng sự thay đổi từng ngày trong hành vi của khách hàng; cũng là áp lực khiến nhiều mô hình kinh doanh buộc phải điều chỉnh để thích ứng. Nổi bật trong số đó là mô hình ‘lưỡng cư’ giữa hai thế giới thực và ảo. Tức vẫn là mô hình kinh doanh truyền thống như trước kia; nhưng sử dụng nền tảng số làm động cơ thúc đẩy cho sự tăng trưởng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể phát triển thêm những dịch vụ trực tuyến xoay quanh các sản phẩm đang cung cấp. Chẳng hạn như các ngân hàng đã chuyển dịch quy trình mở thẻ ngân hàng của mình; từ việc phải làm trực tiếp sang các trang đăng ký online.

Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển mô hình kinh doanh mới

Một cách khác để đẩy nhanh quá trình ‘chuyển đổi số’ cho doanh nghiệp là phát triển những ‘sản phẩm số’ bổ trợ cho các sản phẩm đang cung cấp. Một ví dụ có thể danh cho các doanh nghiệp sản xuất đồ dùng thể thao; có thể chuyển sang lĩnh vực sản xuất hay cung cấp các thiết bị hỗ trợ và báo cáo cho quá trình tập luyện. Hoặc doanh nghiệp cũng có thể tái định nghĩa lĩnh vực hoạt động của mình. Chẳng hạn, hãng hàng không vận chuyển có thể ‘lấn sân’ sang ngành du lịch; để mang đến những trải nghiệm xuyên suốt từ việc tìm tour, đặt vé, đến săn hàng miễn thuế…

Toàn cầu hóa mô hình kinh doanh

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ kinh doanh ‘đa quốc gia’ trở thành ‘công ty toàn cầu’. Sự khác biệt nằm ở chỗ ‘công ty toàn cầu’ sử dụng những công nghệ để kết nối dữ liệu; từ đó tạo ra sự đồng nhất, đồng bộ giữa các quốc gia.

Nhưng thay vì ‘áp’ chiến lược từ trên xuống cho các công ty con; trụ sở chính sẽ đóng vai trò như một cố vấn và đưa ra những gợi ý, hướng dẫn. Khi ấy, các cơ sở chi nhánh có nhiều không gian cho điều chỉnh định hướng phù hợp với địa phương; nhưng vẫn giữ được abnr sắc và mục tiêu chung của tập đoàn mẹ.

Tạm kết

Bài viết trên đã sơ lược về 9 hướng tiếp cận dành cho doanh nghiệp với công nghệ và chuyển đổi số. Dù bắt đầu từ bất kỳ yếu tố nào trong 9 định hướng tiếp cận chuyển đổi số trên; điều quan trọng nhất vẫn là đánh giá đúng khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp; dựa trên chuyên môn của nhân sự, khả năng phân tích dữ liệu hay khả năng tối ưu hóa quy trình… 

Là đơn vị với hơn 18 năm đồng hành cùng 3.000 khách hàng doanh nghiệp; ASOFT với kinh nghiệm, chuyên môn và nghiệp vụ chuyên nghiệp, sẽ là người bạn đồng hành và đối tác đáng tin cậy của doanh nghiệp bạn trong chặng đường chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả vận hành.

Để được tư vấn về lộ trình và giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp. ĐĂNG KÝ NGAY hoặc liên hệ đến ASOFT qua hotline miễn phí: 1900 6123

► Xem thêm: Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số có thực sự cần thiết với các Start-up?

Ban Biên Tập ASOFT.