Các giai đoạn khi ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.

Ngày đăng 12-02-2020
Công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay đang nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cacgs thức hoạt động của doanh nghiệp. Việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đang là xu hướng hiện nay vì tính thuận tiện và nhanh chóng.


Mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp được tổng hợp theo 4 giai đoạn. Tại mỗi giai đoạn đều có mục tiêu cụ thể và tuân theo các nguyên tác cơ bản khác nhau như: phù hợp với mục tiêu kinh doanh, đầu tư phải đem lại kết quả, đào tạo nhân viên kiến thức để sử dụng và phát huy các đầu tư công nghệ.
Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về CNTT

Giai đoạn này là sự đầu tư về các trang thiết bị cơ bản như phần cứng, phần mềm và nhân lực. Mức độ đầu tư có thể không giống nhau, tuy nhiên đều phải đáp ứng được những tiêu chí sau: trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, thiết lập kết nối Internet, môi trường truyền thông giữa các văn phòng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác; về con người được đào tạo để sử dụng được các hạ tầng trên. Đây là giai đoạn xây dựng “nền tảng” cho các bước ứng dụng CNTT tiếp theo.

Giai đoạn 2: Tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp

Mục tiêu đểa của gia đoạn này là nâng cao hiệu suất hoạt động, hỗ trợ cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp mà cụ thể là các bộ phận phòng ban và các nhóm làm việc theo nhiệm vụ. Nhờ thừa hưởng các kỹ năng cần thiết về CNTT ở giai đoạn trước và khối lượng thông tin cần xử lý tăng lên do đó mà đây được coi là bước phát triển tụ nhiên của hầu hết doanh nghiệp. Các đầu tư nhằm tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh giúp nâng cao hiệu quả hoạt động như: khai các ứng dụng để đáp ứng từng lĩnh vực, chương trình tài chính-kế toán, quản lý nhân sự-tiền lương, quản lý bán hàng, … đều có sự tác động trực tiếp đên các phòng ban khai thác ứng dụng.

Giai đoạn 3: Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất

Nếu nói giai đoạn 2 là giai đoạn số hóa cục bộ, thì giai đoạn 3 là giai đoạn số hóa toàn thể doanh nghiệp.  Về cơ sở hạ tầng CNTT cần có mạng diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, đảm bảo cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suốt giữa các bộ phận; các phần mềm tích hợp và các CSDL cấp toàn công ty là những công cụ chủ đạo hỗ trợ cho hoạt động quản lý và tác nghiệp; triển khai các giải pháp đồng bộ giúp DN thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh như ERP, SCM, CRM,…

Giai đoạn 4: Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp, tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc tế

Ở giai đoạn này, mục đích của doanh nghiệp là tạo ra được lọi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại. Có nghĩa là đầu tư về CNTT vào các sản phẩm và dịch vụ để tạp nên ưu thế về giá, khác biệt về sản phẩm và phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các vấn đề kinh doanh trong thời đại Internet có vai trò quyết định: sử dụng Intranet để chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp, Extranet để kết nối và chia sẻ có lựa chọn các nguồn thông tin với đối tác, nhà cung cấp, khách hàng, … Sử dụng Internet để hình thành các quan hệ TMĐT như B2B, B2C và B2G. Kế thừa phát huy sức mạnh trên nền tảng dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ đã hình thành trong DN đưa DN lên tầm cao mới, kinh doanh toàn cầu, CNTT là công cụ đắc lực trong việc thực thi các chiến lược kinh doanh.

Các giai đoạn đầu tư trên đây nhằm nhấn mạnh đầu tư cho CNTT trong doanh nghiệp phải phù hợp với sự phát triển và phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh  nghiệp trong mỗi giai đoạn.
Ban biên tập ASOFT