“Chuyển đổi số hay là chết” – Bài học kinh nghiệm từ 3 ông lớn trong “chiến trường” kinh doanh

Ngày đăng 29-07-2021
Nếu như trước đây “chuyển đổi số” chỉ là một lựa chọn; thì bây giờ khi cuộc cách mạng công nghiệp ngày càng “leo thang”; nó đã trở thành một điều kiện tiên quyết mang ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. “Chuyển đổi số hay là chết?”, rõ ràng với xu hướng mua sắm, sinh hoạt và đặc biệt là trong tình hình rối ren hiện tại; thì doanh nghiệp tốt nhất phải nên dấn thân vào con đường chuyển đổi số này. Sau đây là bài học kinh nghiệm từ 3 ông lớn trong giới kinh doanh mà không ai không biết.


► Xem thêm: 3 bài học kinh nghiệm đắt giá về các thất bại trong chuyển đổi số

“Chuyển đổi số hay là chết?” – Grab đã chọn chuyển đổi số!

Đúng với tên gọi “xe ôm công nghệ”; Grab đã cực kỳ thành công tham gia vào con đường chuyển đổi số để mang lại những dịch vụ mà giờ đây “không có là không được” đối với một số người. 

Thay đổi thói quen di chuyển

Cách đây khoảng 10 năm, để di chuyển nếu không có phương tiện đi lại riêng; người ta chỉ có thể liên hệ lên tổng đài để gọi xe hoặc đứng bắt xe ngoài đường. Lúc đó không ai nghĩ rằng có một ngày chỉ thông qua một ứng dụng; chúng ta có thể lựa chọn được phương tiện di chuyển ở mọi nơi; thậm chí biết trước chi phí; và không phải trả bằng tiền mặt.

Chuyển đổi số hay là chết: câu trả lời từ Grab
Chuyển đổi số diễn ra cả trong việc “đi chợ” hằng ngày

Giờ đây, từ sau năm 2014, “Grab đi” đã trở thành một thói quen “khó bỏ” của dân thành thị. Các bác tài xe ôm truyền thống cũng chuyển sang dùng app; nhận cuốc xe từ hệ thống; bật chỉ dẫn đường. Phải, tất cả đều được số hóa! Có thể nói, thói quen di chuyển của người dân đã thay đổi đáng kể từ khi các app đặt xe đầu tiên được ra đời và gia nhập vào Việt Nam.

Số hóa ở cả những nhu cầu khác

“Chuyển đổi số hay là chết?”, Grab đã chọn chuyển đổi để không chỉ không chết mà còn phát triển vượt bậc. Hãng xe ôm công nghệ này tiếp tục chuyển đổi số ở những nhu cầu căn bản khác của người dùng. Nhờ số hóa, Grab thành công đáp ứng mọi nhu cầu; từ di chuyển, ăn uống, đến nhu cầu mua sắm, y tế, giáo dục,… bằng công nghệ. Sở hữu một mạng lưới tài xế đông đảo bậc nhất; hãng xe ôm công nghệ này dần mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác. Ví dụ như: giao nhận thức ăn hay thanh toán điện tử (dưới hình thức hợp tác với Moca).

Grab đã nhanh chóng ứng dụng chuyển đổi số trong thời gian dịch bùng phát nghiêm trọng gần đây với dịch vụ GrabMart và GrabAssistant; khi người dân hạn chế đi lại. Mục đích là để giúp khách hàng có thể “đi chợ” an toàn trong mùa dịch. Kết quả là sau khi cho ra mắt, ngay trong tháng 3/2020, số người dùng lần đầu thanh toán trên app của Grab tăng đến 22,5% so với cùng kỳ giai đoạn trước. Gần đây nhất, Grab còn thực hiện số hóa chợ truyền thống. Giúp các tiểu thương, lái buôn khắp cả nước chuyển sang buôn bán trên GrabMart. Những nỗ lực đổi mới của Grab đã phần nào giúp chính phủ đẩy nhanh; và hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong đại dịch. Đồng thời thay đổi thói quen của cả người tiêu dùng.

► Xem thêm: “Đứt cung – gãy cầu” – Bối cảnh sống còn và cơ hội chuyển đổi số ngành Logitics

Shopee và các chính sách hấp dẫn trên nền tảng số hóa

Trong thời gian vài năm trở lại đây, Shopee phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng giành được ưu thế, khi biết cách tập trung vào phân khúc khách hàng tiềm năng là giới trẻ. Đi kèm theo đó là các chính sách phúc lợi cho cả người bán và người mua. Đặc biệt là những chương trình sale mang tính “tạo thói quen săn sale”; mang đến những trải nghiệm mua sắm mới lạ cho người dùng. 

Tăng nhận diện thương hiệu cho người bán

Shopee đã rất nhanh nhạy hòa mình vào công nghệ số toàn cầu; khi ứng dụng các công nghệ số hóa vào mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Đặc biệt là trong thời kỳ giãn cách, Shopee đã liên tục tung ra nhiều gói hỗ trợ trên nền tảng số hóa; để giúp nhà bán hàng dễ dàng tậu “shop” và kinh doanh online trên Shopee. Điển hình nhất là các chương trình “Flash Sale của Shop” hay “Chương trình khuyến mãi của tôi”.

Đây là hai cơ hội hấp dẫn nhất mà ông hoàng sàn thương mại điện tử này đưa ra cho các nhà bán hàng. Chương trình thật sự thành công khi đã giúp nhà bán hàng tiếp cận nhiều và sâu hơn các đối tượng khách hàng. Là cách gián tiếp mở rộng phạm vi hoạt động và doanh thu của chính Shopee. Thật sự số hóa là giải pháp doanh nghiệp mà Shopee đã hoàn toàn đúng đắn khi lựa chọn.

Các chương trình cực hấp dẫn cho người mua

Thành công chuyển đổi số của Shopee
Shopee thành công tạo thói quen “săn sale” cho khách hàng

Ngoài ra, bằng việc ứng dụng các công nghệ chuyển đổi số; Shopee dễ dàng tung ra thêm các chương trình ưu đãi dành cho người mua. Các chương trình sale hằng tháng, định kỳ và thường xuyên; khiến khách hàng hình thành nên thói quen mua sắm, “săn sale”. Bên cạnh hoạt động mua sắm, Shopee cũng kết hợp luôn các hoạt động giải trí nhờ các phương pháp số hóa theo mô hình “mua sắm kết hợp giải trí”. Ví dụ như chương trình “Số gì đây” hay “Sắc màu hy vọng” vào tháng 5 vừa rồi. Mục đích dĩ nhiêu là để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ. Và kết quả là ông hoàng này nhận được sự hưởng ứng tích cực của khách hàng với những kết quả ấn tượng.

Khi bùng dịch, giãn cách xã hội, bằng cách ứng dụng các công nghệ số hóa; họ vẫn tiếp tục triển khai các chương trình push sale hiệu quả “Ở nhà không khó, ship Shopee lo”. Mục đích là đồng hành cùng khách hàng; cung cấp những nhu cầu cấp thiết mọi lúc mọi nơi; hỗ trợ giảm giá đến tận 50% các mặt hàng thiết yếu hay các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Kèm theo đó là chính sách hoàn xu và miễn phí vận chuyển. Có thể nói bằng việc ứng dụng công nghệ số hóa; Shopee đã đặt được những thành tựu cực kỳ thuyết phục trong con đường chinh phục khách hàng và cả người bán.

► Xem thêm: 9 Hướng tiếp cận công nghệ chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp mới bắt đầu

Thế giới di động thành công chuyển đổi số ngành bán lẻ

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động hiện đang là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, với mạng lưới rộng phủ khắp toàn quốc. Đây cũng là một trong những minh chứng rõ nhất cho câu hỏi “Chuyển đổi số hay là chết?”

Tập hợp các điểm tiếp xúc với khách hàng cực chuyên nghiệp 

Trước hết, Thế Giới Di Động đã tập hợp rất tốt các điểm tiếp xúc của khách hàng; từ các kênh như: quảng cáo, website, cửa hàng, call center, các trung tâm/cửa hàng bảo hành sửa chữa,… Cụ thể, website của Thế Giới Di Động là một trong những trang web được thiết kế để mang lại những trải nghiệm cực kỳ thoải mái cho khách hàng. Ưu điểm nổi bật là: tốc độ nhanh, giao diện đơn giản và thuận tiện thao tác. Thế Giới Di Động đã thay thế mô hình “bán hàng” thành mô hình “tư vấn”. Trên hết, họ hiểu được rằng: mua một chiếc điện thoại, đặc biệt là smartphone, là một quyết định không hề nhỏ với khách hàng.

Thế Giới Di Động còn ý thức được rằng khách hàng không thích chờ đợi. Vì thế, bằng việc quan sát hành vi khách hàng, nghiên cứu lại quy trình làm việc và ứng dụng các công nghệ số; họ đã thành công rút ngắn thời gian chờ đợi. Cụ thể Thế Giới Di Động kết hợp thêm bộ phận call center và các hệ thống chăm sóc; để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng hiệu quả hơn. Hệ thống có khả năng nhận diện lịch sử mua hàng. Nhờ đó, nhân viên có thể nắm bắt ngay thông tin của khách hàng; các đặc điểm và điểm tiếp xúc trước đó với khách hàng; để có thể hỗ trợ khách hàng nhanh chóng.

Rõ ràng là nếu Thế Giới Di Động lựa chọn không chuyển đổi số trước câu hỏi “Chuyển đổi số hay là chết”; thì chắc chắn khó có thể tiếp cận được khách hàng nhiều như hiện nay.

Chuyển đổi số hay là chết: Thế giới di động đã chọn chuyển đổi và thành công
Thế Giới Di Động thành công chuyển đổi số

Tạo sự liên kết trong mọi điểm tiếp xúc của khách hàng 

Khách hàng chắc chắn sẽ có không chỉ một điểm tiếp xúc với doanh nghiệp. Nếu không liên kết các điểm này lại, doanh nghiệp sẽ không thể nhận ra sự hài lòng của khách hàng. Thế Giới Di Động đã không bỏ qua bất cứ một tiếp xúc nào của khách hàng. Nhờ áp dụng các hệ thống quản lý chăm sóc khách hàng; mà nhân viên ở mỗi bộ phận đều có thể hiểu được hoàn cảnh, trạng thái của khách hàng đó. Lấy ví dụ như nhân viên CSKH có thể biết được các đoạn đối thoại giữ nhân viên giao hàng hay nhân viên bán hàng với khách hàng. Thế Giới Di Động đã quản lý đầy đủ các điểm tiếp xúc của khách hàng với TGDĐ. Quan trọng là họ kết nối các điểm đó lại để có thể thấu hiểu khách hàng tốt nhất.

Tạm kết

Từ 3 tên tuổi “máu mặt” đã thành công rực rỡ nhờ chuyển đổi số ở trên; dễ thấy chuyển đổi số giờ đây không còn là lựa chọn, mà đã trở thành con đường mà muốn sống sót và tồn tại, các doanh nghiệp bắt buộc phải đi qua. “Chuyển đổi số hay là chết?” Doanh nghiệp nhất định hãy tự hỏi mình càng sớm càng tốt trước làn sóng công nghệ số toàn cầu như hiện nay! Tìm ra được giải pháp doanh nghiệp dựa trên các công nghệ mang tính chuyển đổi số, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích vượt ngoài mong đợi.

Để được tư vấn chi tiết và cụ thể về phần mềm và giải pháp giúp chuyển đổi số thành công, Đăng ký ngay. Hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123. 

► Xem thêm: Bài học từ phương pháp chuyển đổi công nghệ số của Starbuck: Chuyển đổi để nâng cao trải nghiệm khách hàng

Ban Biên Tập ASOFT