Chuyển đổi số ngành bán lẻ – Xu hướng nổi bật của thời đại 4.0

Ngày đăng 03-08-2021
Đứng trước tình hình diễn biến Covid-19 ngày càng phức tạp, chính phủ đã nhanh chóng ban hành sắc lệnh giãn cách xã hội nhằm tiết giảm tối đa những thương vong do dịch bệnh gây nên. Tuy nhiên, điều này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trong đến nền kinh tế nói chung; và các hoạt động cung ứng xã hội nói riêng. Lúc này, một bài toán lớn được đặt ra cho các doanh nghiệp ngành phân phối – bán lẻ: Làm sao tiếp tục hoạt động khi khách hàng không thể mua hàng trực tiếp? Và rồi xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ đã xuất hiện và làm thay đổi thói quen người tiêu dùng.


► Xem thêm: Chuyển đổi số ngành bảo hiểm – Thách thức và cơ hội đột phá trong thời đại công nghệ 4.0

Tổng quan về chuyển đổi số ngành bán lẻ

Đầu tiên, để hiểu được những lợi ích thực thế của xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ. Đầu tiên, doanh nghiệp phải có cái nhìn tổng quan nhất về xu hướng này.

Một số điều cần lưu ý về chuyển đổi số ngành bán lẻ
Một số điều cần lưu ý về chuyển đổi số ngành bán lẻ

Nhu cầu ứng dụng công nghệ trên thế giới hiện nay

Chuyển đổi số đã mang lại nhiều tác động tích cực cho ngành bán lẻ. Theo thống kê trên toàn thế giới; năm vừa qua doanh thu của các ngành bán lẻ hoạt động trên nền tảng Internet tăng đến 18% (tức hơn 27 tỷ USD). Mà không đâu khác, động lực lớn nhất tạo nên xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ đó chính là bởi tác động từ đại dịch Covid-19. Tạo nên một làn sóng mua sắm online từ đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng của doanh số; nhu cầu của người tiêu dùng đối với các dịch vụ mua sắm trực tuyến cũng đòi hỏi những đổi mới ngày càng gắt gao.

Theo nghiên cứu từ AppDynamics, có đến 70% khách hàng cho rằng họ chưa sẵn sàng đối diện hay đáp ứng với các yêu cầu từ hoạt động của các ứng dụng online, trong khoảng 2 năm trước. Song, đối với hiện tại; hầu hết những người tiêu dùng đều dựa vào tốc độ và sự tiện lợi từ các ứng dụng trực tuyến. Cũng như những ưu đãi hay khuyến mãi mà các thương hiệu thực hiện trên các ứng dụng này. Mặt khác, cũng theo nghiên cứu này; đến 70% người tiêu dùng đều mong muốn trải nghiệm trên các nền tảng trực tuyến được cá nhân hóa hơn.

Sơ lược về chuyển đổi số ngành bán lẻ

Chuyển đổi số ngành bán lẻ tức là vấn đề chuyển đổi mô hình kinh doanh từ tập trung vào sản phẩm dựa vào một chuỗi cung ứng; sang tập trung vào trải nghiệm khách hàng, dựa trên chuỗi kỹ thuật số. Mà trong đó, định nghĩa về bán lẻ truyền thống và bán lẻ trực tuyến được hiểu như sau:

  • – Bán lẻ truyền thống: Tức chỉ hình thức trao đổi buôn bán trực tiếp tại cửa hàng. Để thu hút khách hàng khi bán hàng trực tiếp; phần lớn các doanh nghiệp đều đầu tư thiết kế không gian bán hàng đẹp mắt, hấp dẫn và thu hút bởi các cách sắp xếp sản phẩm hay đầu tư cơ sở vật chất bắt mắt.
  • – Bán lẻ kỹ thuật số: Tức chỉ hình thức bán hàng trên nền tảng kỹ thuật số. Theo đó, quá trình bán hàng sẽ được thực hiện theo quy trình gồm 3 bước cơ bản: Thu thập dữ liệu khách hàng (Cụ thể là đơn đặt hàng của khách hàng hoặc các ý kiến đóng góp) ⇨ Chuyển các dữ liệu thành Insight khách hàng (Quá trình dịch chuyển dữ liệu từ khách hàng đến doanh nghiệp) ⇨ Từ insight, doanh nghiệp sẽ thực hiện hành động cụ thể (Lúc này doanh nghiệp có thể nhắn tin, gọi điện để trao đổi hoặc chốt đơn hàng,…)

Chuyển đổi mô hình bán hàng trực tiếp sang trực tuyến giúp doanh nghiệp dễ dàng tập trung kết nối khách hàng; tạo lập một môi trường bán hàng thân thiện, gần gũi. Giúp doanh nghiệp dễ dàng giữ chân khách hàng – nhất là trong thời gian dịch bệnh căng thẳng.

► Xem thêm: 9 Hướng tiếp cận công nghệ chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp mới bắt đầu

Lợi ích của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi số ngành bán lẻ

Xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ ngày càng phát triển; mang lại những đổi mới cho thị trường bán lẻ. Một số lợi ích mà chuyển đổi số ngành bán lẻ mang lại cho doanh nghiệp; có thể kể đến như:

 Xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ ngày càng phát triển đã mang lại những đổi mới cho thị trường bán lẻ
Xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ ngày càng phát triển đã mang lại những đổi mới cho thị trường bán lẻ

Mua sắm minh bạch với công nghệ thực tế ảo và trải nghiệm đa kênh

Công nghệ thực tế ảo (VR)

Công nghệ thực tế ảo (VR) là ứng dụng thường được sử dụng trong doanh nghiệp bán lẻ nội thất, ô tô,… Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tạo cho khách hàng những trải nghiệm thực tế vô cùng hấp dẫn. Thúc đẩy khảng năng sẵn sàng chi tiêu mua sắm của khách hàng ở mức cao hơn.

Cụ thể hơn về chức năng của ứng dụng này, bạn có thể tưởng tượng rằng: Khi khách hàng muốn tìm hiểu và khám phá mô hình nội thất, hay sản phẩm muốn mua. Thì họ có thể sử dụng thiết bị thông minh (điện thoại, laptop,…) truy cập vào các ứng dụng công nghệ thực tế ảo của nhà cung cấp; là có thể nhìn thấy từng chi tiết của mô hình, sản phẩm mọi lúc, mọi nơi.

Ngày nay, công nghệ VR đã được đưa vào ứng dụng trên nhiều sàn giao dịch điện tử hay website online. Nhằm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Trải nghiệm đa kênh (Omni-channel)

Rõ ràng, trước khi bùng nổ đại dịch Covid-19; những ý tưởng và nỗ lực cải thiện nhu cầu trải nghiệm đa kênh (Omni-channel) đã xuất hiện với một thời gian dài. Nhưng nó vẫn chưa mang lại những tính hiệu tích cực.

Cho đến năm 2019, Omni-channel được dự đoán là điều kiện tiên quyết và bắt buộc. Bởi lúc này, người tiêu dùng đã dịch chuyển nhanh hơn và yêu cầu nhiều hơn về vấn đề trải nghiệm đa kênh từ các nhà bán lẻ. Ví dụ như khi website của bạn tạm ngừng hoạt động trong một thời gianl; hay các sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của khách hàng;… Thì lúc này, khách hàng có thể lập tức chuyển tới nhà bán lẻ khác sở hữu những trải nghiệm đa kênh tốt hơn.

Nhìn chung, trải nghiệm đa kênh không phải là xu hướng bắt buộc hàng đầu trong vấn đề chuyển đổi số ngành bán lẻ. Tuy nhiên, nó chắc chắn sẽ là một yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp.

Kiểm tra thông tin sản phẩm bằng mã QR

Nếu như trước đây, việc tìm kiếm thông tin sản phẩm gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng. Thì ngày nay, các vấn đề này đã được giải quyết trong chớp mắt nhờ có công nghệ quét mã QR.

Theo đó, khi thực hiện trao đổi – mua bán tại cửa hàng. Doanh nghiệp và khách hàng có thể kiểm chứng trực tiếp các thông tin, nguồn gốc, giá thành,… của sản phẩm thông qua mã QR. Ứng dụng công nghệ này giúp quy trình mua bán trở nên minh bạch và chính xác hơn. Loại trừ tối đa các trường hợp gian dối trong mua bán – cung ứng sản phẩm.

Ngoài ra, nhờ có ứng dụng IoT, ứng dụng robot, hay Big Data,…khách hàng cũng được trải nghiệm mua sắm tích cực và hiệu quả hơn. Với sự xuất hiện ngày càng đa dạng của các ứng dụng công nghệ; quy trình mua sắm đã ngày càng được cải thiện với nhiều lợi ích thực tế hơn.

Vận hành hệ thống với quy trình liền mạch

Không chỉ riêng các vấn đề về trải nghiệm khách hàng và doanh thu lợi nhuận từ các kênh bán hàng trực tuyến. Vấn đề quy trình vận hành chuỗi bán lẻ cũng được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Trong đó, doanh nghiệp cần phải vận hành tối ưu chuỗi hoạt động với nhiều khâu xử lý như: khâu quản lý bán hàng; khâu phân phối và vận chuyển; khâu quản lý mua sắm; khâu kế toán; khâu nhập nguyên/ vật liệu; khâu sản xuất;…

Ứng dụng giải pháp bán lẻ kỹ thuật số mang lại nhiều lợi ích trong vấn đề vận hành doanh nghiệp. Bao gồm chuẩn hóa quy trình vận hành thành một khối liên kết thống nhất; tạo lập hệ thống tự động kết nối giữa các bộ phận/ khâu xử lý trên cùng một hệ thống. Nhờ đó, các hoạt động cũng được xử lý nhanh và linh hoạt hơn. Nhằm nâng cao hiệu suất và tiến độ làm việc.

Giám sát hàng tồn kho chính xác và hiệu quả

Bởi vì nhu cầu của khách hàng luôn liên tục thay đổi; nên các doanh nghiệp thường phải luôn gồng gánh một khối chi phí hàng tồn kho không nhỏ. Đặc biệt, đối với các nhà bán lẻ lớn có số lượng chi nhánh cửa hàng đồ sộ; họ phải luôn chú trọng tận dụng các thuật toán nhằm tăng cao độ chính xác khi tạo lập các kế hoạch phân loại; định giá; cũng như tạo các chương trình khuyến mại nhằm tiêu thụ khối lượng hàng tồn.

 Tối ưu hóa quản lý tồn kho theo thuật toán được xem là một phương pháp hữu hiệu nhất
Tối ưu hóa quản lý tồn kho theo thuật toán được xem là một phương pháp hữu hiệu nhất

Tuy nhiên, các phương pháp kiểm định và giám sát hàng tồn kho truyền thống không thực sự hiệu quả. Gây nhiều thất thoát, khiến doanh nghiệp khó nắm vững được số lượng hàng tồn; cũng như dự trù cho các chương trình khuyến mãi. Lúc này, tối ưu hóa quản lý tồn kho theo thuật toán được xem là một phương pháp hữu hiệu nhất.

Năm 2021, Gartner đã thực hiện cuộc khảo sát CIO và cho thấy: Có đến 63% nhà bán lẻ mong muốn đầu tư chủ yếu cho cho BI (Business intelligence – hay còn gọi là trí tuệ kinh doanh); và khoảng 35% nhà bán lẻ muốn đầu tư vào AI (Artificial intelligence – hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo). Rõ ràng lúc này, yếu tố giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất bán hàng, nâng tầm kiểm soát hàng tồn kho, cũng như giúp doanh nghiệp quyết định thông minh; chính là việc tức thời ứng dụng các công cụ phân tích và dữ liệu phức tạp.

► Xem thêm: Phần mềm quản lý hàng tồn kho – Công cụ gỡ rối bài toán kho bãi chuyên nghiệp

Thách thức đối với xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ

Bên cạnh những lợi ích mà chuyển đổi số ngành bán lẻ mang lại; đương nhiên cũng có những thách thức và cạnh tranh nhất định. Đặc biệt là với 3 thách thức sau:

Thách thức đối với công cuộc tối ưu hóa trả nghiệm khách hàng

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng với chuỗi thời gian giãn cách xã hội đã dần tạo ra cho người dùng những thói quen mua sắm mớiThói quen mua sắm trực tuyến.

Năm 2020, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số ( hay còn gọi là: iDEA, Bộ Công Thương) đã có một báo cáo rằng: có đến 53% người dân Việt Nam đã bắt đầu tham gia mua sắm online. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam từ đó cũng đã tăng trưởng đến 18% (tương đương 11,8 tỷ USD).

Cũng vì tăng trưởng quá nhanh chóng; nên thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có những cạnh tranh khốc liệt. Yêu cầu các doanh nghiệp đảm bảo luôn có những chương trình chăm sóc khách hàng tối ưu. Đẩy mạnh tối ưu hóa trải nghiệm để giữ chân khách hàng.

Thách thức trong thay đổi nhận thức về công nghệ số đối với doanh nghiệp

Nếu như trước đây, vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) không quá quan trọng đối với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; các nhân viên CNTT chỉ đóng vai trò như một bộ phận hỗ trợ. Thì từ khi xu hướng chuyển đổi số ngày càng gia tăng; vai trò của bộ phận CNTT cũng đã có những thay đổi ngược dòng. Lúc này, yêu cầu được đặt ra là tất cả thành viên trong doanh nghiệp là đều phải có sự hiểu biết chuyên sâu về chuyển đổi số. Đặc biệt là đối với bộ phận ban lãnh đạo doanh nghiệp; cần tìm hiểu về chuyển đổi số và có những kiến thức nhất định. Nhằm đưa ra các lựa chọn chính xác về đối tác; về chiến lược;… để cùng song hành trong hành trình chuyển đổi số.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lúc này lại chính là: Làm sao để tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng bằng chuyển đổi số? Và làm thế nào để chuyển đổi số hòa nhập với văn hoá công ty – khi mà doanh nghiệp đã đã quá quen với mô hình hoạt động cũ? Điều cấp bách lúc này là doanh nghiệp cần thực hiện một cuộc tổng thay đổi nhận thức về công nghệ số. Nhằm tư tưởng hóa nhân viên; cũng như đặt ra những yêu cầu mới cho các bộ phận nhân viên. Vì lúc này bộ phận IT hay bộ phận marketing/ sales/… đã không còn phân biệt rạch ròi. Mà yêu cầu cả marketing hay sales đều phải am hiểu sâu rộng về công nghệ.

Tối ưu chi phí phần mềm quản lý

Trên thị trường ngày nay, xuất hiện nhiều phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp như: phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ; phần mềm quản lý kho; phần mềm bán hàng; phần mềm quản trị doanh nghiệp; phần mềm văn phòng điện tử;… Song, mỗi phần mềm lại có một chức năng khác nhau. Ứng dụng quá nhiều phần mềm một lúc không chỉ khiến doanh nghiệp tiêu tốn nhiều chi phí; mà tạo nên một sự rối ren. Khiến doanh nghiệp càng thêm khó quản lý.

Thay vào đó, doanh nghiệp có thể sử dụng những phần mềm sở hữu nhiều module khác nhau; nhưng trên cùng một nền tảng nhất định. Nhằm tối ưu hoá chi phí khi chuyển đổi số ngành bán lẻ; cũng như giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và quản lý hơn.

Tối ưu hóa chi phí chuyển đổi số ngành bán lẻ với phần mềm ASOFT-POS

ASOFT-POS – phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ tối ưu. ASOFT-POS được thiết kế trên nguyên tắc ứng dụng công nghệ đa nền tảng; đa chức năng. Do đó, các module của phần mềm này đã được phân chia thành nhiều nhóm riêng lẻ. Bao gồm: quản lý bán hàng; quản lý quan hệ khách hàng; quản lý xuất/ nhập kho; quản lý dịch vụ;… và rất nhiều các phân hệ bổ trợ. Giúp doanh nghiệp quản lý vận hành mọi lúc – mọi nơi.

 Phần mềm ASOFT-POS cho phép người dùng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn trên cùng một hệ thống
Phần mềm ASOFT-POS cho phép người dùng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn trên cùng một hệ thống

Nhờ tích hợp công nghệ Big Data; phần mềm ASOFT-POS cho phép người dùng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn trên cùng một hệ thống. Vì vậy, các dự liệu từ nguồn khác nhau như: Sàn thương mại điệ tử; website; mạng xã hội;… hay các phần mềm riêng lẻ cung có thể được tích hợp trên hệ thống này. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về quá trình kinh doanh – vận hành.

Lúc này, điều cốt yếu là doanh nghiệp cần vẽ ra một kế hoạch chuyển đổi số chi tiết. Với những yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp đối với quá trình chuyển đổi số. Từ đó, lựa chọn những phân hệ phù hợp; cắt giảm tối đa chi phí đầu tư thừa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của doanh nghiệp.

Tạm Kết

Ở bài viết này, ASOFT đã cung cấp những thông tin cần thiết nhất dành cho doanh nghiệp muốn chuyển đổi số ngành bán lẻ. Hy vọng rằng bài viết sẽ cho doanh nghiệp một cái nhìn khả quan; giúp nhà lãnh đạo định hướng được phương hướng phát triển doanh nghiệp.

Để được tư vấn kĩ hơn về các phần mềm và giải pháp của ASOFT. Mời quý doanh nghiệp Đăng ký ngay. Hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123 để nhận tư vấn miễn phí.

► Xem thêm: Xây dựng quy trình chuyển đổi số với 5 bước cơ bản

Ban Biên Tập ASOFT.