Để phát triển ngành dệt may trong thời đại Cách Mạng Công Nghiệp 4.0.

Ngày đăng 26-02-2020
Tự động hóa dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp là một trong những định hướng phát triển của ngàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh phát triển như hiện nay.

Những tác động của CMCN 4.0 đến ngành dệt may

Có thể nói, CMCN 4.0 đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích, đồng thời cũng mang đến không ít áp lực cho toàn bộ ngành công nghiệp, trong đó ngành dệt may cũng không ngoại lệ.

Theo khảo sát của Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX), hầu hết các doanh nghiệp dệt may nước ta đề có sự nhận thức của CMCN 4.0. Tuy nhiên, trình độ của nguồn nhân lực còn thấp với chỉ 0.1% lao động thuộc trình độ đại học và 84.4% lao động phổ thông. Dẫn đến nhiều hạn chế trong công cuộc tiếp cận nền cách mạng mới này. Điều này cũng dẫn đến tình trạng cần nhân lực có kiến thức về công nghệ (bao gồm cán bộ quản lý cấp cao và cấp trung, cán bộ kỹ thuận, nhân lực vận hàng) để đáp ứng được nhu cầu công việc trong thời đại 4.0.
Về tác động của CMCN 4.0 lên chuỗi cung ứng dệt may, phương thức đặt hàng tự động (BOM) trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và robot đang và sẽ được ứng dụng rộng rãi trong khâu kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Ngoài ra, thương mại điện tử cũng sẽ là kênh bán hàng được phát triển rộng rãi trong nhiều khâu của chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong khâu bán hàng. Còn trong khâu Logistic, việc quản lý các kho nguyên vật liệu sẽ được tự động hóa bằng các công nghệ của công nghiệp 4.0 như công nghệ sử dụng RFID và mã QR.

Các giải pháp được đề xuất để phát triển ngành dệt may trong CMCN 4.0

Như đã kể trên, những rào cản của ngành dệt may khi tiếp cận CMCN 4.0 bao gồm: chi phí quá cao, thiếu kiến thức và thiếu nhân lực. Nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua những rào cản kể trên, sau đây là 3 giải pháp được đưa ra.

Thứ nhất, từng bước đầu tư úng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong ngành dệt may. Cụ thể là các doanh nghiệp nên có sự đầu tư từng phần thiết bị sử dụng công nghệ số ở những khâu đơn giản, có tính lăp lại cao cho sản xuất các sản phẩm phức tạp. Song song với đó là cần phải đầu tư nền tảng công nghệ thông tin. Điển hình là các phần mềm quản lý nhà máy, doanh nghiệp như ERP, PLM… để tiến hành xây dựng nhà máy thông minh. Nhờ có những ứng dụng của công nghệ quản lý, mà những công việc của từng khâu Sản xuất, Chấm công, Kế Toán, Quản lý kho, … đều được hoạt động tự động và thông minh hơn.

Thứ hai, đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực dệt may để đáp ứng những sản phẩm cao cấp như sợi nano, kháng khuẩn, chống cháy.

Thứ ba, giải pháp là đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh việc nâng cấp kiến thức và kỹ năng của nhân lực ngành dệt may. Cần phải tổ chức đào tạo nguồn nhân lực am hiểu công nghệ thông tin để có thể điều phối và sử dụng một cách tối ưu nhất. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý là điều cần thiết. Nhờ các phần mềm như HRM mà việc đào tạo nhân sự, bàn giao công việc được diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn bao giờ hết.

Kêt luận

CMCN 4.0 có thể khiến tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhưng với ngành dệt may Việt Nam nhưng cũng đồng thời tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Do đó, việc đầu tư cho công nghệ nên cần được tính toán và lựa chon kỹ lưỡng, như vậy thì các doanh nghiệp dệt may mới có thể hưởng lợi và phát triển bền vững được.
Ban biên tập ASOFT.
>>> Trong năm 2020, những ngành nghề nào sẽ khởi sắc.
>>> Đọc thêm nhiều bài viết liên quan tại đây.