Ưu nhược điểm các dạng Máy chủ (Server) và cách lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp

Ngày đăng 26-11-2020
Máy chủ đã thay đổi cách các doanh nghiệp nhỏ vận hành, với chi phí đầu tư và hiệu quả ngày càng tốt hơn; chưa bao giờ tốt hơn để bắt đầu triển khai ngay một máy chủ cho doanh nghiệp của bạn. Nhưng, bạn nên chọn loại nào?
 

Bất kì doanh nghiệp nào cũng có mong muốn tạo ra sức mạnh cạnh tranh; và gia tăng tính linh hoạt cho hoạt động kinh doanh của mình ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt là những nhà quản trị website hay các nhà đầu tư máy chủ; sự ổn định của máy chủ được ví như sự sống còn của website; hay cơ sở dữ liệu mà họ sở hữu vậy.

Vậy những nền tảng máy chủ phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay là gì? Ưu, nhược điểm của chúng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

► Xem thêm: Máy chủ (Server) là gì? Phân loại các dạng máy chủ hiện nay trên thị trường

Ưu nhược điểm của các dạng Máy chủ

Dedicated server – Máy chủ dùng riêng

Máy chủ dùng riêng (tên gọi khác: Máy chủ vật lý) sở hữu các thiết bị phần cứng độc lập; sở hữu tốc độ xử lý rất cao, đồng thời băng thông của website cũng được đáp ứng tối đa; nên có thể phục vụ một số lượng lớn khách hàng trong cùng một thời điểm. Không chỉ thế, việc lưu trữ dữ liệu “tại nhà” mang lại sự yên tâm; nhất là với những doanh nghiệp ưu tiên sự bảo mật của dữ liệu. Vì máy chủ dùng riêng hoàn toàn đọc lập và riêng tư; doanh nghiệp có thể đảm bảo dữ liệu của mình trong bị truyền ra ngoài; cũng như yên tâm hơn so với việc trao dữ liệu cho người khác quản lý.

Tuy nhiên, đây cũng chính là “gót chân Achilles” chi phối khả năng mở rộng của nền tảng này. Do chi phí cao cũng như sự phức tạp để có thể thay thế các thiết bị phần cứng chuyên dụng. Không những vậy, để duy trì hệ thống máy chủ vật lý; chủ doanh nghiệp sẽ phải chi một khoản kha khá cho việc đầu tư hạ tầng và chi phí vận hành; bao gồm: Chi phí thuê hoặc mua máy chủ vật lý; chi phí mặt bằng lắp đặt hệ thống máy chủ; chi phí điện và hệ thống mạng; chi phí cho đội ngũ IT vận hành và bảo trì hệ thống…

Không quá lời khi nói, máy chủ vật lý được sinh ra dành cho các doanh nghiệp lớn; có hầu bao “rủng rỉnh”.

Máy chủ vật lý cần không gian lắp đặt cũng như duy trì chi phí vận hành
Máy chủ vật lý cần không gian lắp đặt cũng như duy trì chi phí vận hành

VPS (Virtual Private Server) – Máy chủ riêng ảo

VPS là máy chủ ảo được khởi tạo và hoạt động dưới dạng chia sẻ tài nguyên cùng các VPS khác trên một máy chủ vật lý. Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt; gồm CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng. Doanh nghiệp sẽ phải chi trả chi phí cho toàn bộ cấu hình VPS này.

Việc tăng giảm tài nguyên trên VPS sẽ nhanh hơn và ít tốn kém hơn rất nhiều so với máy chủ vật lý; tuy nhiên sẽ bị giới hạn trong cấu hình của máy chủ vật lý. Nếu cần cấu hình lớn sẽ tốn thời gian, công sức và chi phí để nâng cấp máy chủ mẹ. Thêm vào đó, hoạt động của VPS bị ảnh hưởng bởi độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra nó. Máy chủ vật lý gặp trục trặc cũng có thể gây nên mất dữ liệu; và hệ thống VPS phải dừng hoạt động.

Tuy nhiên, nếu chịu được “rủi ro”, VPS vẫn là một lựa chọn không tồi dành cho các doanh nghiệp; khi tiết kiệm được tối đa chi phí vận hành và đầu tư hạ tầng so với máy chủ. Tất nhiên là phải lựa chọn một nhà cung cấp VPS uy tín và đáng tin cậy

Cloud Server – Máy chủ ảo đám mây

Giải pháp lưu trữ điện toán đám mây là một phát mình mới, được đưa vào sử dụng rộng rãi gần đây. Cũng vì sinh sau đẻ muộn, mà Cloud gần như khắc phục được các nhược điểm của máy chủ truyền thống và VPS. Cũng như phát huy thế mạnh linh hoạt của mình; và chi phí thì phải chăng hơn nhiều.

Cloud Server lưu trữ dữ liệu và hoạt động trên hệ thống hạ tầng điện toán đám mây; giúp toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định, chỉ cần internet tốt. Khác với VPS hoạt động phụ thuộc vào máy chủ mẹ; tất cả các thành phần thuộc hệ thống Cloud Server đều được thiết lập dự phòng với tính năng tự động thay thế khi gặp sự cố. Hay còn gọi là backup dữ liệu liên tục. Đảm bảo hệ thống thông tin của doanh nghiệp và người dùng luôn an toàn và sẵn sàng 24/7.

Đối với VPS và máy chủ vật lý, nguồn tài nguyên là có giới hạn. Nếu muốn mở rộng hay thu hẹp tài nguyên; bạn mất nhiều thao tác, làm tốn nhiều thời gian, kinh phí và làm gián đoạn công việc. Với Cloud Server, việc nâng hay hạ cấp tài nguyên vô cùng đơn giản; và được chủ động ngay tức thì. Hơn nữa, khả năng nâng cấp tài nguyên lớn hơn nhiều so với VPS và máy chủ vật lý; nhờ lượng tài nguyên lớn được tạo nên bởi một loạt các server mẹ trên nền tảng đám mây.

► Xem thêm: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server cho doanh nghiệp

Lựa chọn dạng máy chủ phù hợp cho doanh nghiệp

Để lựa chọn dạng máy chủ phù hợp cho doanh nghiệp; hãy tự trả lời 5 câu hỏi sau:

  • - Nhu cầu sử dụng máy chủ của doanh nghiệp bạn như thế nào? Bạn cần máy chủ để lưu trữ thông tin; để vận hành một hệ thống phần mềm quản lý; hay để nhiều lượt khách hàng cùng truy cập?…
  • - Mức độ bảo mật dữ liệu mà doanh nghiệp bạn mong muốn? Bạn có cần thiết giữ dữ liệu bên mình?
  • - Bạn mong đợi tính năng gì ở máy chủ? Máy chủ với tốc độ nhanh? Máy chủ với dung lượng lưu trữ lớn? Máy chỉ linh haotj truy cập từ xa hay giới hạn?…
  • - Khả năng vận hành công nghệ của doanh nghiệp bạn thế nào?
  • - Chi phí bạn có thể đầu tư cho việc sử dụng máy chủ?

ASOFT tin rằng, những thông tin ưu nhược điểm bên trên; và khi bạn trả lời được tất cả câu hỏi vừa rồi cũng đã cho bạn một câu trả lời; và lựa chọn dạng máy chủ phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Nếu cần tư vấn về các giải pháp máy chủ cho doanh nghiệp mình; liên hệ ngay với ASOFT TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 1900 6123.

Ban Biên tập ASOFT