Chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa: Sẵn sàng với cuộc đua nước rút hay bị bỏ lại phía sau?

Ngày đăng 15-10-2021
Thị trường trong giai đoạn hậu giãn cách Covid-19 ở Việt Nam đang có những diễn biến mới. Xu hướng chuyển đổi số sẽ gọi tên thành công cho những doanh nghiệp linh hoạt, chấp nhận thay đổi chính mình. Cuộc đua nước rút để vực dậy kinh doanh và nắm bắt cơ hội đang dần trở nên khốc liệt. Mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đứng ngoài vòng xoáy cạnh tranh ấy. Khởi động đua nước rút, hay bị bỏ lại phía sau?


► Xem thêm: 5 Nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại

Chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa SME

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi số đang trở nên nóng bỏng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong mọi ngành nghề, và mọi quy mô, doanh nghiệp đều cần ứng dụng công nghệ; nhằm tối ưu hóa và tự động hóa vận hành doanh nghiệp.

Chuyển đổi số đối doanh nghiệp vừa và nhỏ SME
Chuyển đổi số đối doanh nghiệp vừa và nhỏ SME

Lợi ích lớn nhất của chuyển đổi số là khả năng thích ứng linh hoạt; và chủ động thay đổi về mặt vận hành, quy trình và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp. Giấc mơ của mọi chủ doanh nghiệp; đó là một doanh nghiệp có khả năng tự thích nghi với sự thay đổi của thời cuộc. Và chuyển đổi số sẽ là công cụ đắc lực đáp ứng kịp thời những vấn đề khó lường của thị trường.

Thông thường, việc chuyển đổi số sẽ được áp dụng một các lần lượt; cho từng bộ phận chức năng và hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay thường bắt đầu từ các bộ phận cốt lõi nhất; như Tài chính-Kế toán và Văn phòng số là hai bộ phận đã ghi nhận sự Chuyển đổi số mạnh mẽ nhất; và mang lại hiệu quả cao nhất cho các doanh nghiệp.

Chuyển đổi số có cần thiết đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Mặc dù hiểu rõ về những lợi ích của Chuyển đổi số mang lại cho các doanh nghiệp. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, chuyển đổi số là không cần thiết cho tất cả. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME; khi các phòng ban và các hoạt động vẫn đang còn đơn giản. Liệu có cần thiết phải chuyển đổi số không, hay nên đợi đến khi doanh nghiệp lớn hơn? Và liệu chuyển đổi số có làm cho bộ máy doanh nghiệp thêm cồng kềnh hơn hay không?

 Chuyển đổi số có cần thiết đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chuyển đổi số có cần thiết đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các doanh nghiệp SME trong những giai đoạn đầu thường có chung một mối lo lắng và bận tâm; đó là vấn đề chi phí. Khi tài chính chưa ổn định, các doanh nghiệp SME thường tiết kiệm chi phí tối đa, tiết giảm các hoạt động đầu tư không mang lại lợi nhuận ngay. Chính vì thế mà việc ứng dụng chuyển đổi số thường khiến các doanh nghiệp ái ngại.

Tuy nhiên, thực trạng và quy trình đơn giản của các doanh nghiệp SME đang là thời cơ tốt cho việc ứng dụng và thay đổi ngay từ đầu. Không chỉ dễ dàng và tăng tỷ lệ thành công khi ứng dụng; công nghệ sẽ mang đến các lợi thế về chi phí, thời gian và tiết giảm nguồn lực cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh chóng ổn định và đạt được lợi thế cạnh tranh riêng. Có thể nói, chuyển đổi số chính là một lực đẩy giúp doanh nghiệp hoàn thiện bộ máy kinh doanh của mình.

Làn sóng chuyển đổi số xung quanh doanh nghiệp nhỏ và vừa

Giới chuyên gia nhận định nhu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam chưa bao giờ trở nên cấp bách đến như vậy. Trước ảnh hưởng của đại dịch và giãn cách xã hội; mô hình doanh nghiệp sẽ chuyển dịch từ “nhiều chạm” đến “ít chạm” và thậm chí là “không chạm”. Các loại hình dịch vụ trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ kể từ đại dịch. Kéo theo làn sóng phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trên thiết bị di dộng.

Theo một khảo sát của Hiệp hội Mobile Marketing, các dịch vụ kỹ thuật số đã tăng trưởng vượt trội trong mùa dịch. Việc khách hàng chuyển sang tương tác trực tuyến sẽ thúc đẩy các SME đầu tư nhiều hơn cho việc số hóa quy trình. Và nhiều SME coi số hóa là chìa khóa giúp họ tăng trưởng bền vững.

Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp SME được xem là chìa khóa tăng trưởng bền vững
Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp SME được xem là chìa khóa tăng trưởng bền vững

Tác động toàn cầu của chuyển đổi số đã thúc đẩy một sô lượng lớn doanh nghiệp trên toàn thế giới thực hiện thay đổi này. Và đó không còn là xu hướng nữa, mà là sự chuyển dịch. Khi các doanh nghiệp đầu ngành đang thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Và người tiêu dùng trở nên khắt khe, đòi hỏi hơn ở các sản phẩm trực tuyến. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME cần làm gì? Chạy nước rút hay đứng ngoài cuộc đua này?

► Xem thêm: Doanh nghiệp SME là gì? Đặc điểm và tiêu chí xác định doanh nghiệp SME?

Đứng ngoài cuộc đua

Hãy tưởng tượng xem khi khách hàng của bạn tập trung ở một nơi mà bạn không có mặt ở đó; nhưng đối thủ của bạn lại đang tạo nên sức ảnh hưởng rầm rộ ở nơi ấy. Điều gì sẽ xảy ra. Hẳn nhiên, bạn sẽ mất khách hàng vào tay đối thủ. Vì bạn không thể cung cấp và đáp ứng nhu cầu của họ.

Hoặc trong một môi trường kinh doanh khó khăn. Bạn tốn đến 10 đồng để tạo nên một sản phẩm. Nhưng đối thủ của bạn chỉ tốn 5 đồng, với chất lượng cao hơn và thời gian sản xuất cũng nhanh hơn. Điều gì sẽ xảy ra. Chắc chắn sẽ không tốn thời gian qua slaau để bạn bị đào thải khỏi thị trường. Vậy điều gì đã xảy ra?

Đối thủ của bạn đã chuyển đổi số. Họ có những sự linh hoạt, tự động để cung cấp, giải quyết nhu cầu cho khách hàng ở khắp nơi đâu, ở bất kỳ thời điểm nào. Và khách hàng thích điều đó. Họ có một quy trình chặt chẽ và gọn gàng để xử lý công việc. Họ có một quy trình sản xuất tối ưu, tự động và lường trước các diễn biến bất ổn để kịp xử lý. Còn bạn thì không. Trong thị trường kinh tế cạnh tranh hiện tại, khách hàng có quyền lựa chọn và sẽ có những so sánh nhất định. Mà nếu bạn không thể đáp ứng tốt hơn đối thủ, bạn sẽ thất thế.

Thích ứng cuộc đua “nước rút”

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chạy nước rút để chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chạy nước rút để chuyển đổi số

Nói chuyển đổi số là một cuộc đua nước rút; bởi vì các doanh nghiệp trên toàn cầu, và cả Việt Nam đã chuẩn bị và khởi động chuyển đổi số từ lâu rồi. Thời điểm hiện tại – giai đoạn “bình thường mới” hậu giãn cách vì đại dịch – là thời điểm deadline cuối để các doanh nghiệp còn lại thực hiện điều này. Và có tấm vé thông hành để tiếp tục hành trình.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa SME cần làm gì trong cuộc đua nước rút này?

Hiện nay có rất nhiều con đường giúp doanh nghiệp chuyển đổi số. Vốn dĩ là một thuật ngữ rộng, nhưng không nhất thiết doanh nghiệp SME phải bắt đầu và kết thúc ngay. Doanh nghiệp SME có những lợi thế và khả năng cạnh tranh riêng. Những bộ máy cồng kềnh là không cần thiết. Theo Ông Huỳnh Thanh Minh – Chuyên gia tư vấn giải pháp công nghệ và quản trị kinh doanh cho rằng; doanh nghiệp nên nhận định thế mạnh hiện có của mình, và định hướng phát triển cho tương lai. Dựa trên những thông tin ấy để lựa chọn giải pháp phần mềm hỗ trợ phù hợp.

Giải pháp phần mềm phải giúp doanh nghiệp phát huy được các thế mạnh đặc trưng của mình; và hỗ trợ cho quá trình phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó kế hoạch chuyển đổi số từng bước cũng nên được làm rõ trong giai đoạn đầu tiên. Giúp doanh nghiệp sớm đạt được mục tiêu và đi đúng hướng dựa trên kế hoạch đã đề ra.

Tạm Kết

Trong kỷ nguyên 4.0 như hiện nay, không chỉ môi trường kinh doanh vận hành, mà cả thói quen tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi. Chính vì thế, Chuyển đổi số luôn được xem là một xu hướng tất yếu và bắt buộc. Doanh nghiệp nào nhanh trí và nhanh chóng tiếp cận hơn trong cuộc đua này; đương nhiên, doanh nghiệp đó càng nhanh chóng xây dựng sức cạnh tranh riêng để đạt lợi ích chung.

ASOFT là đơn vị với hơn 18 năm đồng hành cùng hơn 3.000 doanh nghiệp trong chặng đường chuyển đổi số. Sản phẩm ASOFT-SME dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn từ khi còn ở quy mô vừa và nhỏ. Sau đó đồng hành cùng ASOFT ở các giải pháp ERP tổng thể hơn. Phần mềm đáp ứng được các nghiệp vụ chuyên môn cơ bản như: Kế toán – Tài chính, Nhân sự Tiền lương, Sản xuất, Kho,..

➝ Tìm hiểu thếm về phần mềm ASOFT-SME

Để được tư vấn và Demo chi tiết các giải pháp quản trị doanh nghiệp. Đăng ký ngay hoặc liên hệ 1900 6123

► Xem thêm: Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Người đã nhập cuộc – Kẻ còn loay hoay

Ban biên tập ASOFT.