Cloud Vs On-Premise: Đâu mới là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp?

Ngày đăng 30-07-2021
Trong thời đại công nghệ số nổi trội vượt bậc như hiện nay; cụm từ “On-premise” hay “Cloud” cũng dần trở nên quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Trong khi nền tảng Cloud đang trở nên ngày càng phổ biến với các tính năng linh hoạt. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn hao phí về thời gian, tiền bạc,… cũng như tăng cao khả năng mở rộng quy mô doanh nghiệp. Thì với nền tảng On-premise doanh nghiệp cũng dễ dàng tận dụng nguồn tài nguyên máy tính và dễ dàng tùy chỉnh hiệu năng phù hợp với mô hình doanh nghiệp. Nhìn chung, nếu đặt lên bàn cân so sánh dịch vụ Cloud Vs On-Premise; ta sẽ thấy mỗi dịch vụ đều sẽ phù hợp với các đối tượng doah nghiệp khác nhau.


► Xem thêm: Tất tần tật về phần mềm ERP – The ABCs Of ERP

Một số khái niệm chung về dịch vụ Cloud Vs On-Premise

Cloud Vs On-Premise - Lựa chọn nào tối ưu nhất cho doanh nghiệp?
Cloud Vs On-Premise – Lựa chọn nào tối ưu nhất cho doanh nghiệp?


Cloud Service là gì?

Dịch vụ Could (hay còn gọi là điện toán đám mây) là giải pháp cung cấp tài nguyên hệ thống máy tính tùy theo yêu cầu người dùng. Mô hình này được kích hoạt bằng cách trả phí theo định kì hàng năm mà không phải đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nền tảng Cloud cho phép người dùng truy cập trên nhiều thiết bị khác nhau mà không phụ thuộc vào mạng nội bộ. Thay vào đó, quá trình tính toán và lưu trữ sẽ thông qua các máy chủ tại trung tâm dữ liệu.

Để dễ hình dung hơn, bạn có thể liên tưởng tới các ứng dụng website từ các hãng nổi tiếng như Google hoặc Microsoft. Trong đó, các ứng dụng website như: Google; Gmail; Hotmail; Calender; Dropbox; Google Docs;… đều hoạt động trên nền tảng Cloud Computing. Lúc này, các thông tin lưu trữ, haojt động vận hành của ứng dụng đều được thiết lập trên hệ thống máy chủ của các doanh nghiệp chủ quản. Vì vậy, khi kết nối tới những dịch vụ này nghĩa người dùng đã truy cập vào các cụm nhóm máy chủ đồ sộ và thống nhất trên mang lưới Internet.

On-Premise Service là gì?

Ngược lại, đối với các phần mềm được thiết lập dựa trên nền tảng On-Premise, các bước triển khai và sử dụng giải pháp đều cần có sự tham gia của các thành viên nội bộ doanh nghiệp. Phần mềm trên nền tảng On-Premise được cài đặt trực tiếp trên máy chủ; và chỉ hoạt động với hệ thống cơ sở máy tính có kết nối với máy chủ. Không có sự tham gia bất kì vào kết nối và lưu trữ từ bên thứ ba. Vì vậy, doanh nghiệp đầu tư nền tảng On-Premise có quyền sở hữu tất cả các yếu tố liên quan.

Hay nói một cách đơn giản hơn, thì dịch vụ On premise cung cấp giấy phép và mô hình sử dụng phần mềm độc lập. Doanh nghiệp được cấp phép có quyền cài đặt và sử dụng tùy theo nhu cầu.

Doanh nghiệp sau khi được cấp phép có thể truy cập vào phần mềm bằng ứng dụng được cài đặt trên máy tính hoặc các giao diện sử dùng trên website. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu cao về độ bảo mật dữ liệu; nên chọn các phương pháp ứng dụng dựa trên máy tính nhằm loại trừ các lỗ hổng bảo mật, cũng như các truy cập trái phép vào hệ thống.

So sánh dịch vụ Cloud Vs On-Premise

Nhìn chung, sự khác biệt cơ bản nhất giữa dịch vụ Cloud Vs On-Premise đó là nền tảng hoạt động. On-Premise Service là các phần mềm cài đặt trên nền tảng cục bộ, dựa trên máy chủ và hệ thống máy tính kết nối với máy chủ của doanh nghiệp. Ngược lại, Cloud Service có nền tảng lưu trữ dựa trên máy chủ từ phía nhà cung cấp; cho phép người dùng truy cập bất cứ nơi nào qua trình duyệt website.

Một số sự khác biệt cơ bản nhất giữa dịch vụ Cloud Vs On-Premis
Một số sự khác biệt cơ bản nhất giữa dịch vụ Cloud Vs On-Premis

Thời gian triển khai

On-premise: Dịch vụ On-Premise được triển khai dựa trên cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp. Và phụ thuộc khá lớn vào nguồn lực nội bộ. Các doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai phần mềm cũng cần xây dựng một kế hoạch thích đáng; tham gia vào toàn bộ quá trình triển khai, cũng như tất cả các quy trình liên quan. Vì vậy, khi triển khai dịch vụ On-Premise; doanh nghiệp phải thực hiện trong một thời gian khá lâu (Từ khoảng 6 tháng đến vài năm). Đòi hỏi sự đồng lòng cùng thực hiện của toàn bộ phòng ban và cá nhân trong doanh nghiệp.

Cloud: Khi đăng kí dịch vụ Cloud, doanh nghiệp phải phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống sẵn có của nhà cung cấp. Nhà cung cấp phải luôn đảm bảo chịu trách nhiệm duy trì và bảo trì toàn bộ hệ thống phần mềm trên máy chủ; doanh nghiệp khi sử dụng chỉ cần truy cập vào phần mềm trên giao diện Website (hoặc ứng dụng). Không giới hạn thời điểm và thiết bị. Cũng vì là phần mềm sẵn có, nên việc triển khai dịch vụ Cloud không quá khó khăn. Chỉ mất khoảng 24h để cài đặt, và vài ngày để hướng dẫn sử dụng phần mềm.

► Xem thêm: 9 Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian triển khai ERP

Chi phí triển khai

Doanh nghiệp có thể lựa chọn tiết kiệm chi phí ngắn hạn hoặc dài hạn
Doanh nghiệp có thể lựa chọn tiết kiệm chi phí ngắn hạn hoặc dài hạn

On-premise: Dịch vụ On-Premise đòi hỏi doanh nghiệp phải chi trả khá nhiều chi phí. Trong đó bao gồm các loại chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng; chi phí khảo sát và triển khai; chi phía bảo trì/ vận hành và hỗ trợ,… Nhìn chung, đầu tư phần mềm On-Premise sẽ khiến doanh nghiệp tiêu tốn một khoảng chi phí khá lớn ban đầu. Song, đây lại là khoảng chi phí đầu tư dài hạn. Tức là doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một khoản phí đầu tư dài hạn ban đầu để sở hữu một phần mềm vĩnh viễn. Mà không cần tốn thêm nhiều chi phí phát sinh hàng tháng/ năm/…

Cloud: Nhìn ở khoảng thời gian gần, dịch vụ Cloud sẽ là một phương pháp tiết kiệm chi phí ngắn hạn cho doanh nghiệp. Một phần, vì thời gian triển khai và bắt đầu vận hành sẽ nhanh hơn rất nhiều so với On-premise. Giúp doanh nghiệp hạn chế một khoản chi phí triển khai khá lớn. Một phần khác, sử dụng dịch vụ Cloud cho phép doanh nghiệp chi trả phí bản quyền theo một thời hạn ngắn như tháng/ quý/ năm/… Giúp doanh nghiệp tiết kiêm được một khoảng chi phí trước mắt. Nhưng xét về tính lâu dài; thì việc chi trả chi phí bản quyền theo thời hạn có thể sẽ không giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí bằng dịch vụ On-Premise.

Tính bảo mật

Nhìn chung cả hai đều có tính bảo mật cao
Nhìn chung cả hai đều có tính bảo mật cao

On-premise: Tính bảo mật cao được xem là lợi ích lớn nhất của phần mềm On-premise. Khi sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp được cho phép toàn quyền kiểm soát tất cả dữ liệu và hoạt động vận hành của hệ thống. Chính vì vậy, On-Premise vẫn luôn được xem là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp lớn; hay các doanh nghiệp đặc biệt yêu cầu độ bảo mật cao.

Cloud: Sử dụng dịch vụ Cloud, doanh nghiệp sẽ chấp nhận dữ liệu được bảo mật bởi bên thứ ba – tức nhà cung cấp dịch vụ Cloud. Tuy không được toàn quyền kiểm soát dữ liệu và lưu trữ dữ liệu ở dạng nội bộ. Song, với sự phát triển của công nghệ và những phương thức bảo mật, lưu trữ đạt chuẩn toàn cầu; hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp cũng luôn được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nâng cấp hệ thống

On-premise: Đối với các phần mềm ở dạng dịch vụ On-premise; doanh nghiệp có thể dễ dàng nâng cấp và tùy chỉnh theo đặc thù riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này chắc chắn sẽ liên quan trực tiếp đến vấn đề triển khai phần mềm theo kế hoạch trước đó của doanh nghiệp. Vì vậy, khi muốn tùy chỉnh; hoặc khi nhà cung cấp cho ra đời các phiên bản nâng cấp mới. Doanh nghiệp buộc phải xây dựng và điều chỉnh lại nhiều chi tiết từ nhỏ đến lớn. Gây tiêu tốn khá nhiều thời gian và nhân lực. Lúc này, điều cấp thiết là doanh nghiệp cần tạo ra các kế hoạch thật chỉnh chu; để tránh gặp các rắc rối khi đang tham gia điều chỉnh.

Cloud: Đối với phần mềm dạng Cloud, nhà cung cấp sẽ được tự động nâng cấp phần mềm; tạo ra môi trường hoạt động tốt nhất để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phiên bản mới nhất và tốt nhất. Việc điều chỉnh này không khiến doanh nghiệp chi trả thêm thêm chi phí. Song, có một bất lợi song song là… Vì dịch vụ Cloud triển khai chung cho toàn thể doanh nghiệp; nên sẽ không có quá nhiều lựa chọn tùy chỉnh phần mềm phù hợp với đặc thù. Mà buộc doanh nghiệp phải thích ứng phương thức vận hành trong điều kiện mới.

Bảo trì định kì

On-premise: Cũng như các vấn đề trên, phần mềm dạng On-Premise cho phép doanh nghiệp tự vận hành và kiểm soát toàn bộ dữ liệu. Chính vì vậy mà đối với vấn đề bảo trì hệ thống; doanh nghiệp cũng phải tự kiểm soát hoặc chi trả các mức phí theo gói thời gian; để nhận sự hỗ trợ bảo dưỡng, bảo trì từ nhà cung cấp.

Cloud: Với phần mềm dạng Cloud, các doanh nghiệp phải sử dụng và lưu trữ dữ liệu trên hệ thống máy chủ của nhà cung cấp. Vì vậy, vấn đề bảo trì và bảo hành cũng được các nhà cung cấp cam kết tự thực hiện. Đảm bảo cho doanh nghiệp một môi trường làm việc không đứt quãng; vận hành tốt nhất có thể.

► Xem thêm: Bảo trì phần mềm là gì? Tại sao cần bảo trì phần mềm ERP?

Cloud Vs On-Premise: Đâu là lựa chọn tốt nhất dành cho doanh nghiệp?

Vậy, lúc này câu hỏi được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là: Cloud Vs On-Premise – đâu mới là dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp?

 Các nhu cầu và đặc thù này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến các lựa chọn dịch vụ triển khai
Các nhu cầu và đặc thù này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến các lựa chọn dịch vụ triển khai

Xin quý doanh nghiệp hãy hiểu rằng, mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc thù và nhu cầu khác nhau. Các nhu cầu và đặc thù này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến các lựa chọn chiến lược; và kế hoạch triển khai của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phải đứng trước 2 lựa chọn này; doanh nghiệp cần phải xác định các tiêu chí yêu cầu của mình. Chẳng hạn như chính sách chăm sóc của nhà cung cấp; hoặc yêu cầu về nhiệm vụ bảo mật;…

Nhìn chung, nếu đặt lên bàn cân so sánh giữ Cloud Vs On-Premise; chúng ta sẽ thấy mỗi giải pháp dịch vụ đều mang lại một lợi ích riêng. Song, với sự đổi mới của công nghệ hiện nay; cũng không thể phủ nhận một điều rằng: Dịch vụ Cloud hiện đang chiếm ưu thế khá lớn và có xu hướng bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai. Nhờ có sự linh hoạt, tiết kiệm hao phí cả về thời gian lẫn chi phí và nhân lực. Cũng như khả năng mở rộng quy mô cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

Tạm Kết

Bài viết trên đã phân biệt những điểm khác nhau cơ bản của phần mềm dạng Cloud và dạng On-Presime. Hy vọng rằng với bài viết này; doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về những điểm nổi bật của phần mềm. Từ đó đưa ra các lựa chọn sáng suốt; và phù hợp với đặc thù doanh nghiệp nhất.

ASOFT SOFTWARE – Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành phần mềm. Chúng tôi đã cùng đồng hành với hơn 3.000 doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số với nhiều dạng phần mềm (cả On-Premise và Cloud). Và rất nhiều nhóm ngành doanh nghiệp khác nhau như: Phân phối; thực phẩm; dệt may; truyền thông; vận tải;… Vì vậy, chúng tôi luôn tự tin có đủ kinh nghiệm và giải pháp giúp các doanh nghiệp vận hành và mở rộng kinh doanh hiệu quả.

Để được tư vấn kĩ hơn về các phần mềm và giải pháp của ASOFT. Mời quý doanh nghiệp Đăng ký ngay. Hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123 để nhận tư vấn miễn phí.

► Xem thêm: Chuyển đổi số – Xu hướng tăng trưởng tất yếu của thời đại 4.0

Ban Biên Tập ASOFT.