Doanh nghiệp SME là gì? Đặc điểm và tiêu chí xác định doanh nghiệp SME?

Ngày đăng 13-10-2021
Doanh nghiệp SME là gì? Doanh nghiệp bạn có phải là doanh nghiệp SME? Việc xác định doanh nghiệp mình có phải là một doanh nghiệp SME hay không sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế; cũng như đường hướng phát triển của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra được các chiến lược phù hợp để đạt mục tiêu đề ra. Nếu doanh nghiệp còn đang phân vân, chưa rõ bản thân có phải là doanh nghiệp SME hay không; thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết sau.


► Xem thêm: Khi nào doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm ERP trong hệ thống quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp SME là gì?

Trước tiên, SME là gì? Theo các định nghĩa thông thường, thì SME có nghĩa là Small and Medium Enterprise. Tức, doanh nghiệp SME là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là kiểu doanh nghiệp này chiếm phần lớn thị trường toàn cầu, tới tận 95%. Tạo ra 50% cơ hội việc làm trên toàn thế giới cho người lao động. Ở Việt Nam, mô hình này đang phát triển với tốc độ vô cùng nhanh.

Doanh nghiệp SME là gì?

Phân loại doanh nghiệp SME

Ở Việt Nam, doanh nghiệp SME có 2 nhóm lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Phân loại dựa theo tiêu chí về quy mô lao động, doanh thu và nguồn vốn kinh doanh.

Nhóm thứ nhất: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ:

  • ✔ Doanh nghiệp siêu nhỏ: Tổng số vốn nhỏ hơn 3 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu dưới 10 tỷ đồng/năm. Bình quân số người lao động có tham gia BHXH nhỏ hơn 10 người/năm
  • ✔ Doanh nghiệp nhỏ: Tổng số vốn nhỏ hơn 50 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu dưới 100 tỷ đồng/năm. Bình quân số lượng người lao động có tham gia đóng BHXH nhỏ hơn 50 người/năm
  • ✔ Doanh nghiệp vừa: Tổng số vốn nhỏ hơn 100 tỷ đồng hoặc doanh thu dưới 300 tỷ đồng/năm. Bình quân số lượng người lao động tham gia BHXH nhỏ hơn 100 người/năm.

Nhóm thứ hai: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng:

  • ✔ Doanh nghiệp siêu nhỏ: Tổng số vốn nhỏ hơn 3 tỷ đồng hoặc doanh thu nhỏ hơn 3 tỷ đồng/năm. Trong đó, bình quân số lượng người lao động có tham gia BHXH nhỏ hơn 10 người/năm.
  • ✔ Doanh nghiệp nhỏ: Tổng số vốn nhỏ hơn 20 tỷ đồng hoặc doanh thu nhỏ hơn 50 tỷ đồng/năm. Trong đó, bình quân số lượng người lao động tham gia BHXH nhỏ hơn 100 người/năm.
  • ✔ Doanh nghiệp vừa: Tổng số vốn nhỏ hơn 100 tỷ đồng hoặc doanh thu nhỏ hơn 200 tỷ đồng/năm. Và bình quân số lượng người lao động tham gia có tham gia BHXH nhỏ hơn 200 người/năm.

Doanh nghiệp SME có những đặc trưng cơ bản nào?

Sau khi trả lời được câu hỏi doanh nghiệp sme là gì; chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cách để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ nhé!

Đảm nhận vai trò to lớn trong nền kinh tế

Theo thống kê của Ủy ban châu Âu (EC) vào tháng 8/2014, thì châu Âu đang có hơn 20 triệu doanh nghiệp SME; chiếm tận 99% tổng số doanh nghiệp hiện thời. Dựa theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp SME tại Mỹ vào tháng 1/2014 của Trade Up; thì nhóm doanh nghiệp SME chiếm tận tới 99% tổng số doanh nghiệp; và sở hữu hơn 50% tổng số lao động toàn xã hội; cũng như đã tạo công ăn việc làm cho tận 65% người lao động khu vực tư nhân.

Ở Việt Nam, theo khảo sát của Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vào năm 2011; thì Việt Nam hiện có khoảng 543.963 doanh nghiệp. Trong số đó, số lượng doanh nghiệp SME chiếm tận 97%; và đã đóng góp trên 40% GDP cho nền kinh tế nước nhà; tạo ra công ăn việc làm cho 51% tổng số lao động toàn xã hội.

Tiếp cận các nguồn vốn khó khăn

Sở hữu số vốn khá nhỏ chính là một trong những đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn; nhất là ở các nước đang phát triển. Đây rõ ràng là một cản trở khá lớn trong hành trình triển khai; cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học và các ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động thương mại; cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến.

 Doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn khó khăn
Doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn khó khăn

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông thường sẽ gặp không ít khó khăn vì nguồn vốn hạn hẹp; và tất nhiên có còn phải suy nghĩ nhức đầu về các khoản chi trả về cơ sở vật chất, chi phí văn phòng và chi phí nhân lực,…

Chịu sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường

Trong suốt quá trình hội nhập, những tập đoàn lớn trên thế giới đều có xu hướng mở rộng “lãnh thổ” của mình ra phạm vi toàn thế giới. Bằng việc thành lập nên các chi nhánh và các công ty con ở các quốc gia. Những nơi có nhiều tiềm năng phát triển mà quốc gia “mẹ” không có. Đây là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ ở những quốc gia này ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.

Không những vậy, họ nhiều lúc bị đánh giá thấp hơn các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải luôn tìm ra các phương thức cũng như các công cụ tân tiến nhằm tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh; cũng như xây dựng nên chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả. Nhằm tiết kiệm mức chi phí cho việc lấy được lòng tin khách hàng. 

Ngoài ra, khách hàng thường không đánh giá cao các cơ sở vật chất và hạ tầng của các doanh nghiệp SME. Mức chi phí lớn dành cho việc vận hành quản lý; cũng như giai đoạn tiến hành thực chạy các chương trình quảng cáo; đôi khi đẩy các doanh nghiệp SME vào tình thế khó khăn và đầy thách thức.

Một điều nữa, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa phần các người điều hành và quản lý đều là người trong gia đình. Trong trường hợp người này nếu những thiếu kỹ năng cần thiết sẽ khiến tình hình kinh doanh không đạt được hiệu quả. Còn với các doanh nghiệp siêu nhỏ; thì các chế độ phúc lợi và lương thưởng khá hạn hẹp nên cũng sẽ khó tìm kiếm và giữ chân được nhân tài.

Khả năng vận hành linh hoạt

Bởi vì sở hữu nguồn vốn hạn hẹp, nên một trong những đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ là thường chỉ tập trung hoạt động vào các ngành hàng, mật thiết với người tiêu dùng hơn là việc đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng hoặc công nghiệp sản xuất khai thác. Đây vốn là những ngành cần khá nhiều vốn. Theo thống kê của Cục xúc tiến thương mại vào năm 2021, thì ở nước ta: 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất; 24% là doanh nghiệp thuộc ngành thương mại và phân phối; số ít còn lại là các doanh nghiệp dịch vụ và nông nghiệp.

Điều đáng chú ý là những doanh nghiệp này lại sở hữu khả năng vận hành cực kỳ linh hoạt trước các thay đổi dù là nhỏ nhất của thị trường. Đặc biệt là về các hoạt động kinh doanh hàng hóa mới hoặc kinh doanh hàng hóa nhỏ lẻ. Chúng cũng có thể dễ dàng điều hướng các hoạt động quản lý hàng hóa, nhân sự. Mọi thứ diễn ra khá đơn giản và cũng khá dễ dàng trong việc thích nghi với thị trường.

► Xem thêm: Cloud Vs On-Premise: Đâu mới là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp?

Doanh nghiệp SME và Startup khác nhau như thế nào?

Doanh nghiệp SME sở hữu khả năng vận hành cực kỳ linh hoạt
Phân biệt doanh nghiệp SME & Startup

Khái niệm giữa SME và Startup

Doanh nghiệp SME là gì? Đó là các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ. Ví dụ như nhà hàng ăn uống, quán phở của gia đình,… Với chi phí kinh doanh chỉ nằm trong phạm vi địa phương, quy mô không lớn. Còn các startup lại là các doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu tham gia vào các công việc kinh doanh; và thông thường có quy mô tăng trưởng khá nhanh.

Khác biệt về mục tiêu

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa phần đều hoạt động ở quy mô nhỏ; nên sẽ có bộ máy quản lý nhỏ gọn hơn. Đây là một trong những lợi thế đáng chú ý của các doanh nghiệp SME so với các doanh nghiệp lớn. Do đó, hình thức kinh doanh này thường nhắm tới các ngành nghề mang lại lợi nhuận lớn. Ví dụ như ngành dịch vụ ăn uống, ngành thời trang hay ngành hàng tiêu dùng,…

Trong khi đó, các doanh nghiệp Startup thông thường sẽ tập trung vào các giải pháp công nghệ để chuẩn hóa quy trình cũng như các bộ máy vận hành. Giúp các công việc được chuyển giao cho nhiều người một cách dễ dàng. Và từ đó cũng có thể thay thế hay hỗ trợ nhiều cho các vị trí khác nhau một cách chính xác. 

Về chủ đầu tư

Các chủ sở hữu doanh nghiệp SME đa phần sẽ là những cá nhân hay gia đình. Vì vậy mà họ sẽ có những hạn chế nhất định về kiến thức quản lý các công việc cũng như các kỹ năng cần thiết cho công tác quản lý doanh nghiệp. Còn các startup lại có xu hướng chia sẻ cổ phần để kêu gọi các nhà đầu tư. Đây là những người có mong muốn góp vốn để phát triển đột phá hơn trong tương lai.

Về tốc độ tăng trưởng

Doanh nghiệp SME là gì? Đây chính là loại hình doanh nghiệp thông thường sẽ không đòi hỏi nhiều về lợi thế cạnh tranh độc đáo. Mà họ sẽ kinh doanh dựa trên các mô hình có sẵn, và có thể đạt được lợi nhuận lớn ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên các doanh thu tăng trưởng thường không cao và cũng không có sự ổn định. Còn về phía các Startup, họ thông thường sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ để có thể hoạt động được trên quy mô toàn cầu. Thậm chí họ chấp nhận thua lỗ ở cả nguyên giai đoạn đầu; nhằm tiếp tục hoàn thiện các quá trình kinh doanh về sau.

Tốc độ tăng trưởng của Startup và SME là khác nhau
Tốc độ tăng trưởng của Startup và SME là khác nhau

Tạm Kết

Bài viết trên đã tổng hợp được khái niệm “doanh nghiệp sme là gì” và cách để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cho dù doanh nghiệp có phải là một doanh nghiệp SME hay không. Thì đều luôn cần sử dụng công nghệ 4.0 để quản lý trơn tru bộ máy và quy trình làm việc.

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm những phần mềm để hỗ trợ quản lý tổng thể doanh nghiệp hiệu quả; mời quý doanh nghiệp tham khảo:

➝ ASOFT-SME PROFESSIONAL 2022 – Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ

Nếu quý doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn thêm và demo miễn phí: đăng ký ngay hoặc liên hệ hotline: 1900 6123.

Ban Biên Tập ASOFT