Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả trong môi trường làm việc công bằng

Ngày đăng 18-06-2021
Quản lý nguồn nhân lực, không chỉ là quản lý về mặt công việc và dự án; mà còn là quản lý về mặt con người và xây dựng môi trường làm việc cho nhân viên. Giúp nhân sự phát huy được các thế mạnh của mình và giải quyết các công việc hiệu quả trong một môi trường làm việc công bằng.


► Xem thêm: Làm việc từ xa hiệu quả với 3 yếu tố nòng cốt

Đối với một nhà quản lý, trăn trở khó nhất của họ là gì trong việc quản lý nguồn nhân lực, đó là:

  • – Làm sao để đảm bảo tuyển dụng đúng nhân sự, đúng hiệu quả chuyên môn?
  • – Làm sao để nhân viên ấy phát huy khả năng, làm việc hiệu quả?
  • – Làm sao để xây dựng môi trường làm việc nhiều động lực, tự giác chủ động?
  • – Làm sao để nhân viên trung thành với doanh nghiệp và không có ý định nhảy việc?
  • – …

Chung quy tất cả trăn trở trên của nhà quản lý chỉ với một vấn đề duy nhất; đó là: Xây dựng môi trường làm việc công bằng.

Quản lý nguồn nhân lực trong môi trường làm việc công bằng là như thế nào?

Môi trường làm việc công bằng là như thế nào?
Môi trường làm việc công bằng là như thế nào?

Thông thường, một nhân viên sẽ quan tâm đến 3 yếu tố ở một doanh nghiệp. Đó là: Hệ thống trả lương; Tính thiên vị trong quản lý; và sự ghi nhận/đánh giá thành quả công việc. Đây cũng chính là những thách thức mà các nhà quản lý cần vượt qua và chứng mình cho nhân viên của mình.

Môi trường công bằng cũng mang nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí, đặc thù công việc và cảm nhận riêng của chính bản thân nhân viên ấy. Nhưng một cách phổ quát nhất, có thể hiểu quản lý nguồn nhân lực trong môi trường làm việc công bằng sẽ hội tụ những yếu tố sau:

✔ Hệ thống tính lương rõ ràng

Điều đầu tiên mà nhân sự quan tâm, đó chính là bảng công thức tính lương của mình. Một nhân sự sẽ quan tâm đến các chỉ số đánh giá ảnh hưởng đến lương là gì? Cách đánh giá các chỉ số ấy như thế nào, liệu có khách quan và hợp lý hay không? Mức lương tối thiểu và tối đa mà nhân sự ấy có thể nhận được là bao nhiêu?… Và các tiêu chí đánh giá khác tùy từng nhân sự.

Hiện nay, hệ thống tính lương phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng có thể kể đến là hệ thống lương 3P. Hệ thống lương 3P là phương pháp tính toán tiền lương dựa trên 3 yếu tố cơ bản:

  • – P1 (nghĩa là Pay for Position): Trả lương theo vị trí công việc nhân viên
  • – P2 (nghĩa là Pay for Person): Trả lương theo năng lực của người giữ vị trí công việc
  • – P3 (nghĩa là Pay for Performance): Trả lương theo kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc ấy

✔ Hệ thống ghi nhận công việc và kết quả

Công việc được ghi nhận như thế nào? Và đánh giá kết quả ra sao trong khoảng thời gian dài? … Là điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lương bổng của nhân viên; mặc nhiên là điều mọi nhân viên đều quan tâm và là điều mà nhà quản lý nguồn nhân lực cần chú trọng.

 Danh mục công việc cần có một hệ thống ghi nhận đầy đủ, chính xác và liên tục
Danh mục công việc cần có một hệ thống ghi nhận đầy đủ, chính xác và liên tục

Danh mục công việc cần có một hệ thống ghi nhận đầy đủ, chính xác và liên tục. Nhằm thống kê các danh mục công việc mà nhân viên thực hiện không thiếu sót. Bên cạnh đó, tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc đó cũng cần được ghi nhận lại. Vì trên thực tế, trong một khoảng thời gian dài; thường là 1 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng; để “truy tìm” lại các công việc một người đã thực hiện là điều không thể; nếu không ghi nhận liên tục và tự động.

✔ Thông tin rõ ràng, đồng bộ và công khai với những nhân sự liên quan

Sẽ ra sao nếu trong một nhóm/ phòng ban/ hay dự án, tồn tại những thông tin giới hạn đối với những người liên quan. Đó chắc hẳn là một cảm giác khó chịu, gây nhiều cản trở đến quá trình làm việc; và cả đến tinh thần thực hiện công việc của nhân viên đó. Nhân viên ấy sẽ phát sinh các cảm giác băn khoăn, nghi ngờ hoặc không hết mình cho công việc ấy. Bên cạnh đó, việc thiếu đi các thông tin quan trọng và cần thiết sẽ khiến nhân viên ấy thực hiện công việc sai lệch, không đúng hướng và không mang lại hiệu quả thực.

Để có thể cung cấp thông tin rõ ràng, đồng bộ và công khai, doanh nghiệp cần có một nền tảng/công cụ/ phương thức giao tiếp phù hợp. Giúp việc truyền đạt thông tin trong nội bộ được thông suốt và đến đúng đối tượng.

✔ Có trang bị các công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp

Thường được thấy trong môi trường học đường; đây là một dạng thiếu công bằng, khi một số nhân sự có các trang bị cao cấp và thiết yếu hơn số còn lại. Việc để mỗi nhân viên tự trang bị các công cụ hỗ trợ cho công việc; những tưởng mang lại các lợi ích trước mắt; nhưng thực tế sẽ khiến phát sinh ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sự công bằng trong môi trường làm việc. Song song đó mà việc mất kết nối giữa các nhân viên với nhau; vì mỗi người sử dụng một dạng công cụ khác nhau.

Doanh nghiệp nên trang bị và cung cấp cho nhân sự một công cụ/ phương thức quản lý đồng bộ. Giúp các nhân viên tự tin giao tiếp, thống nhất ngôn ngữ và truyền thông tin/dữ liệu hiệu quả hơn.

Môi trường làm việc công bằng ảnh hưởng gì trong quản lý nguồn nhân lực?

Môi trường làm việc công bằng ảnh hưởng gì trong quản lý nguồn nhân lực
Môi trường làm việc công bằng ảnh hưởng gì trong quản lý nguồn nhân lực

Môi trường làm việc công bằng là một trong những yếu tố quan trọng nhất; được các ứng viên hiện nay quan tâm và ưu tiên khi lựa chọn công việc. Đặc biệt các lao động tri thức.

Một quy trình quản lý nguồn nhân lực trong môi trường làm việc công bằng sẽ mang lại những lợi ích sau:

  • – Nhân viên yên tâm, xóa bỏ các lo lắng về việc bị đối xử bất công, phản bội công sức
  • – Tập trung tinh thần, công sức để hoàn thành công việc
  • – Chủ động phát triển kỹ năng, tìm hiểu, phát triển mới phục vụ cho công việc
  • – Sẵn sàng đóng góp ý kiến cải thiện, phát triển công việc và doanh nghiệp.

► Xem thêm: 5 Thế mạnh của công cụ quản lý quy trình đối với doanh nghiệp

Cách thức xây dựng và ứng dụng sự công bằng trong môi trường làm việc để quản lý nguồn nhân lực

Theo kết quả nghiên cứu của Slack năm 2019, để xây dựng sự công bằng trong môi trường làm việc; nhà quản lý nhân sự có thể áp dụng các bước sau:

  • – B1: Xác nhận lại rằng, mỗi nhân viên sẽ có cơ hội được ghi nhận một cách công bằng
  • – B2: Tạo nên sự tin tưởng rằng việc thăng tiến, thưởng sẽ được thực hiện một cách công bằng
  • – B3: Minh bạch trong hệ thống tính lương nhân viên.

Nhìn chung thì, nhân sự sẽ quan tâm đến 3 mối liên hệ sau:

  • – Thứ nhất là mối quan hệ giữa họ với đồng nghiệp xung quanh
  • – Thứ hai là mối quan hệ giữa họ với doanh nghiệp mình
  • – Và thứ ba là nền tảng ghi nhận kết quả công việc theo thời gian

Sự liên kết trong môi trường làm việc: Nhân viên muốn được cộng tác công bằng minh bạch với đồng nghiệp

Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả khi tạo liên kết và minh bạch
Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả khi tạo liên kết và minh bạch

Theo Adam Grant, nhà tâm lý học tổ chức cho rằng: Sự kết nối trong công việc giúp cải thiện hạnh phúc cá nhân và tăng hiệu quả làm việc.

Nghiên cứu của Slack chỉ ra có đến 91% nhân viên mong muốn được gần gũi hơn với đồng nghiệp xung quanh họ. Trong khi đó, gần 85% nhân viên muốn có sự gắn kết với các đồng nghiệp dù ở khoảng cách xa.
Bên cạnh đó gần một phần tư nhân viên đánh giá rằng họ không hài lòng với tình hình giao tiếp tại công ty; bao gồm cả cách thông tin được chia sẻ.

– Slack

Khi được hỏi có thể làm gì để thay đổi tình trạng giao tiếp nội bộ, họ đã chỉ ra hai vấn đề. Đó là một công cụ giao tiếp tốt hơn và mức độ cộng tác trong công việc nhiều hơn 

Lý do công cụ giao tiếp được đặt lên hàng đầu; là bởi phần lớn các công ty hiện nay sử dụng email như là một công cụ giao tiếp và chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của Email không phải để liên lạc nhanh chóng; nên thường xuyên gây ra trễ nãi trong quá trình làm việc. Có đến 80% nhân viên nói rằng họ mong đồng nghiệp của họ trả lời email nhanh hơn.

► Xem thêm: 7 Nguyên nhân khiến Email không thể trở thành công cụ quản lý công việc trong thời đại 4.0

Quản lý nguồn nhân lực bằng ghi nhận và phản hồi – Nhu cầu được “lên tiếng” trong tập thể

Không chỉ trong công việc; mọi doanh nghiệp đều cần những đóng góp cải thiện từ chính đội ngũ của họ – những người hiểu rõ nhất về doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được một môi trường công bằng trong việc ghi nhận và phản hồi các đóng góp.

Để xây dựng được điều này, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến hai điều: Cách thức ghi nhận công bằng, và cách phản hồi công bằng khi quản lý nguồn nhân lực.

Nhân viên tại công ty Ehrhardt Keefe Steiner & Hottman đã nhận phản hồi ít nhất một lần mỗi tháng. Để đảm bảo cân bằng trải nghiệm này, nhân viên cũng có cơ hội đưa ra những phản hồi 2 chiều lên trên tới cấp quản lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có một phương thức để giao tiếp trong việc ghi nhận và phản hồi những đống góp này một cách tập trung, không trôi, sót. Một số doanh nghiệp còn có một vị trí cố vấn đặc biệt; nhằm hỗ trợ nhân viên phát triển các mục tiêu cá nhân và chuyên môn tốt nhất.

Nhân viên mong muốn quản lý công việc hiệu quả hơn thông qua công cụ quản lý công việc

Khi doanh nghiệp ứng dụng công cụ quản lý công việc, sẽ mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau.

Lợi ích khi quản lý công việc hiệu quả

Đầu tiên có thể kể đến, đó là giúp nhân viên quản lý và tổ chức công việc tốt hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng, việc ứng dụng phần mềm này giúp nhân viên làm việc năng suất hơn. Trên công cụ này, nhân viên có thể:

  • – Kiểm soát khối lượng công việc mà mình đang đảm nhận. Bao gồm các thông tin chi tiết như: công việc, mô tả, các thông tin liên quan đến công việc, thời gian, tình trạng thực hiện, …
  • – Phân chia thời gian, sắp xếp công việc theo mức độ quan trọng.
  • – Nhắc nhở bằng hệ thống thông báo về các cập nhật liên quan đến công việc mà nhân viên ấy đang phụ trách
  • – Thống kê, tổng hợp các báo cáo theo nhiều bảng biểu, mục đích khác nhau.

Không những thế, quản lý nguồn nhân lực còn được cải thiện khi ứng dụng phần mềm; giúp họ rất nhiều trong việc kết nối với đồng nghiệp và cải thiện mối quan hệ nơi công sở. Thông qua giao tiếp rõ ràng, minh bạch và đầy đủ trên phần mềm quản lý công việc dự án.

Công cụ quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý nguồn nhân lực và xây dựng môi trường làm việc công bằng
Công cụ quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý nguồn nhân lực và xây dựng môi trường làm việc công bằng

Lợi ích khi cải thiện tinh thần và tính cống hiến của nhân viên

Công cụ quản lý công việc công việc cũng ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của từng nhân viên. Theo đó:

  • – 83% nói rằng họ hạnh phúc khi có công cụ quản lý công việc
  • – 73% nói rằng điều đó khiến họ không cảm thấy cô đơn, bơ vơ trong công việc
  • – 74% nói rằng công cụ quản lý khiến họ cảm thấy hứng thú hơn trong công việc

Không chỉ thế, với phần mềm quản lý công việc dự án ASOFT-OO; mọi hoạt động đều được hệ thống phần mềm ghi nhận lại, kèm theo đó là các đánh giá về kết quả công việc. Dựa trên kết quả ấy, nhân sự được ghi nhận minh bạch và công bằng hơn; xây dựng hệ thống đánh giá KPI, OKR cùng với phần mềm quản lý nhân sự HRM để đánh giá nhân viên minh bạch, chính xác. Điều này góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường làm việc công bằng và xứng đáng.

Tạm kết

Môi trường làm việc công bằng là lý tưởng và niềm mơ ước của tất cả nhân viên; cũng là sự phấn đấu trong việc quản lý nguồn nhân lực của tất cả nhà lãnh đạo. Trong bất kể lĩnh vực hoạt động, quy mô hay nguồn lực tài chính của doanh nghiệp như thế nào; thì việc xây dựng môi trường làm việc công bằng là điều cần thiết để kích thích sự gắn kết của nhân viên và thu hút các nhân tài.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và thân thiện; giúp đáp ứng kỳ vọng nhân viên trong giai đoạn mới này.

Mời quý doanh nghiệp tìm hiểu về Phần mềm quản lý Công việc – Dự án ASOFT-OO

Đăng ký ngay, hoặc liên hệ Hotline: 1900 6123 để được tư vấn và Demo miễn phí.

► Xem thêm: Phần mềm quản lý công việc tốt được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào

Ban Biên tập ASOFT