Sản xuất thông minh với 4 yếu tố công nghệ vượt trội

Ngày đăng 20-08-2021
Sản xuất thông minh đang là yếu tố được các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt quan tâm trong giai đoạn 4.0. Việc xây dựng nhà máy thông minh được xem là tương lai gần trong lĩnh vực sản xuất. Mà để đạt được điều đó, nhà máy phải được kết hợp và nhuần nhuyễn 4 yếu tố công nghệ sau.


► Xem thêm: 7 Hiểu lầm to lớn về chuyển đổi công nghệ số mà các doanh nghiệp thường mắc phải

Nhà máy sản xuất thông minh

Nhà máy sản xuất thông minh là một khái niệm mới được ra đời trong giai đoạn công nghệ số 4.0. Với định nghĩa là cơ sở sản xuất có sự kết nối và tự động hoá các giai đoạn riêng lẻ. Từ giai đoạn thiết lập kế hoạch sản xuất, đến chuẩn bị nguyên vật liệu máy móc; cho đến từng bước nhỏ nhất trong quy trình sản xuất.

Trong hiện tại và tương lai gần của môi trường sản xuất; công nghệ sẽ tham gia và tối ưu hoá nhiều hoạt động vận hành trong các nhà máy. Mục tiêu mà các nhà máy sản xuất thông minh mang đến, đó là tính tự động hoá. Tự động ở đây không chỉ ở việc vận hành máy móc, thiết bị trong một khâu sản xuất nhỏ nào đó; mà là tự động trong toàn bộ quá trình sản xuất. Giảm thiểu sự can thiệp của con người và duy trì chất lượng, năng suất của dây chuyền.

Để đạt được điều ấy, 4 yếu tố công nghệ sau sẽ cấu thành nên mô hình nhà máy sản xuất thông minh. Đây cũng chính là cơ sở để thiết lập, xây dựng và củng cố quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất hướng đến.

4 yếu tố công nghệ tự động của nhà máy sản xuất thông minh

1. Công nghệ tự động hóa

Tự động hoá đã không còn xa lạ gì đối với những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Sự xuất hiện và ngày càng cải tiến của máy móc đã giúp giảm thiểu sự tác động trực tiếp của con người. Các nhà máy trở nên trống trải hơn; và con người chỉ tham gia vào những công đoạn quan trọng, thông qua máy móc điều khiển từ xa. Khi việc sản xuất được giao phó cho máy móc; không chỉ mang đến tính chính xác, tốc độ nhanh chóng; mà còn giảm được chi phí vận hành so với khi sử dụng nhiều nhân lực trong quá khứ.

Mô hình nhà máy sản xuất thông minh tự động hoá
Mô hình nhà máy sản xuất thông minh tự động hoá

Để đạt được tính tự động hoá trong sản xuất; các doanh nghiệp đã bắt đầu thay đổi những dây chuyền sản xuất thủ công cũ thành các dây chuyền, máy móc tự động và tiên tiến hơn. Trong hơn một thập kỷ qua chính là quá trình quan trọng nâng cao hiệu suất sản xuất tại các doanh nghiệp. Bằng việc tích hợp các hệ thống điều khiển vào các thiết bị vận hành; như máy móc thiết bị, quy trình lắp rắp, … Để điều khiển nghiệp vụ tự động và duy trì ổn định các thông số sản xuất.

Hiện nay, trong giai đoạn 4.0 của công nghệ, các hệ thống tự động hoá như ERP, MES không chỉ có khả năng phản ứng, giải quyết linh hoạt; mà một số còn dự đoán trước các vấn đề phát sinh để giải quyết nó, đảm bảo quy trình sản xuất thông suốt

2. Kết nối đa thiết bị

Hệ sinh thái IoT đối với các doanh nghiệp sản xuất không còn là một khái niệm xa lạ. Nhất là trong giai đoạn 4.0 bùng bổ vài năm vừa qua. IoT cho phép kết nối mọi thiết bị, máy móc, hoặc các quy trình, công đoạn,.. với nhau; trở nên một hệ thống truyền thông tin dữ liệu và dễ kiểm soát trên một thiết bị duy nhất.

Với mô hình IoT này, hệ thống kết nỗi dữ liệu chính là cầu nối hệ thống vẫn hành và hệ thống công nghệ thông tin quản trị. Nhờ các ứng dụng công nghệ trên nền tảng IoT; hệ thống dây chuyền sản xuất phức tập và kém hiệu quả sẽ được vận hành trên một nền tảng đơn giản hơn. Theo đó, công nghệ và phần mềm sẽ tính tính, lưu trữ và phân tích các dữ liệu. Nhằm mở rộng được khả năng hiển thị, nhận biết, kiểm soát và điều phối quy trình sản xuất. Đáp ứng cao hơn các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp bằng sở trường và thành tựu công nghệ.

Hiện nay, nhiều nhà máy đã triển khai và hoàn thiện nền tảng hệ thống IoT này. Mọi thông tin được tổng hợp và xử lý trên đám mây hoặc trên dữ liệu server vật lý đặt tại nhà máy. Công nghệ sẽ hỗ trợ cập nhật chuẩn xác và liên tục kho dữ liệu phong phú; khai thác nguồn thông tin giàu có của tất cả các thành tố trong hệ sinh thái.

3. Số hóa quy trình quản trị

➤ Phần mềm MES và ERP của nhà máy sản xuất thông minh

Mô hình nhà máy sản xuất thông minh 4.0 là sự kết hợp giữa hai hệ thống MES và ERP. Trong khi MES là hệ thống phục vụ điều hành sản xuất. Thì ERP bao quát hơn là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp; quản trị các vấn đề liên quan đến đặt hàng, nguyên vật liệu, chi phí, kiểm hàng tồn kho,..

Phần mềm ERP sẽ đóng vai trò là lớp trên cùng của hệ thống để chuyển dữ liệu và thông tin đến hệ thống MES. Hệ thống MES tập trung điều hành các hoạt động thuần sản xuất hơn như quy trình sản xuất, quản lý hồ sơ lô điện tử, phân phối và quản lý các thiết bị,.. Với việc phân cấp thông tin và quản trị như vậy, giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt được quá trình sản xuất cốt lõi; và thông suốt các dữ liệu phục vụ sản xuất và vận hành khác. Đồng thời dễ dàng lên kế hoạch, thực thi kế hoạch và tối ưu hoá được nguồn lực với chi phí hợp lý.

➤ Số hoá quy trình để quản trị đồng nhất

Số hoá quy trình để đồng nhất dữ liệu, phục vụ việc vận hành doanh nghiệp tự động, tối ưu
Số hoá quy trình để đồng nhất dữ liệu, phục vụ việc vận hành doanh nghiệp tự động, tối ưu

Hệ thống phần mềm quản lý sản xuất mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích; nhất là với những doanh nghiệp có nhiều nhà máy. Việc đồng bộ thông tin giúp hệ thống phân bổ đơn hàng hợp lý và tối ưu cho các nhà máy. Các nhà máy cũng có thể chủ động nguồn lực của mình để đáp ứng đơn hàng. Không chỉ giải quyết các vấn đề giấy tờ và quy trình chậm chạp; mà còn đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, tránh sai sót dữ liệu, số liệu và khả năng thực thi cao hơn.

Trong giai đoạn nền kinh tế nhiều biến động như hiện tại; thì việc tối ưu chi phí là điều được các doanh nghiệp quan tâm nhất. Tránh sự phụ thuộc bởi các nguồn lực chịu ảnh hưởng như con người; các nhà máy có thể tự động vận hành một cách an toàn, giảm thiểu các sai sót bất cẩn không đáng có.

► Xem thêm: 9 Hướng tiếp cận công nghệ chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp mới bắt đầu

4. Hệ thống báo cáo sản xuất thông minh

Ngành công nghệ sản xuất vốn nổi tiếng với sự phức tạp và rối rắm của chuỗi cung ứng, vận hành máy móc thiết bị và khâu hậu cần liên quan. Vì thế, số hoá và xâyd ưungj nền tảng hệ thống quản trị thôi là chưa đủ. Để nhận ra các khả năng tiềm tàng, đánh giá hiệu quả hiệu suất quy trình; nhà quản trị cần nhiều hơn một giải pháp đồng bộ. Đó chính là các Báo cáo Quản trị thông minh – BI.

➤ Hệ thống báo cáo quản trị BI

Hệ thống báo cáo thông minh (BI) – viết tắt là Business Intelligence là một quy trình tích hợp các công nghệ. Được các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn thu thập khác nhau. Sau đó BI sẽ khai thác nguồn dữ liệu thông tin ấy một cách hiệu quả; để tạo ra những báo cáo, thống kê, con số tri thức mới; giúp cho các nhà quản lý có thể dễ nhận ra các tiềm năng và đưa ra các quyết định thiết thực hơn trong hoạt động kinh doanh sản xuất của mình.

Hiểu một cách đơn giản, phần mềm BI sẽ giúp chuyển dữ liệu thô thành các bảng báo cáo, các biểu đồ, con số; bằng các hình ảnh trực quan nhằm giúp người đọc hiểu dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Nhà quản trị theo đó được cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp theo thời gian. Đồng thời dự báo được những xu thế thị trường có thể có trong thời gian tới.

Phần mềm BI hỗ trợ phân tích và báo cáo sản xuất thông minh cho nhà quản trị
Phần mềm BI hỗ trợ phân tích và báo cáo sản xuất thông minh cho nhà quản trị

➤ Phần mềm BI đối với mô hình nhà máy sản xuất thông minh

Đối với mô hình nhà máy sản xuất thông minh, phần mềm BI có thể cung cấp các tính năng sau:

✔ Đánh giá khả năng và hiệu suất cung ứng của máy móc thiết bị
✔ Nhận biết và phát hiện những nguyên nhân dẫn tới thời gian chết hoặc ứ đọng trong quy trình sản xuất
✔ Theo dõi hiệu suất sản xuất, hiệu quả của quy trình.
✔ Cảnh báo những vấn đề có thể phát sinh ảnh hưởng đến sản xuất liên tục khi vận hành sản xuất.

Với những tính năng trên, nhà quản trị không chỉ hiểu được quy trình vận hành của doanh nghiệp; mà còn dự đoán được các phát sinh, những xu hướng có thể thay đổi ảnh hưởng đến sản xuất. Từ đó thu hẹp khoảng cách giữa các hệ thống vận hành. Hỗ trợ việc tiếp cận dữ liệu để ra quyết định sản xuất.

Tạm Kết

Những yếu tố công nghệ kể trên không phải là mới trong lĩnh vực sản xuất. Nhiều công nghệ đã có lịch sử hình thành và phát triển trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và sự biến động kinh tế hiện nay; đã tạo cơ hội để tổng hòa và kết nối các biện pháp này. Từ đó hình thành nên mô hình nhà máy sản xuất thông minh với nhiều ưu điểm linh hoạt. Chìa khóa thành công sẽ nằm trong tay những doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận; và ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ trong sản xuất của mình. 

Để được tư vấn về các giải pháp phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp sản xuất; Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

► Xem thêm: TOP 10 hệ thống quản lý sản xuất tốt nhất hiện nay

Ban Biên tập ASOFT