Tổng hợp các quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ (Cập nhật bản mới nhất 2021)

Ngày đăng 20-10-2021
Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là những doanh nghiệp còn khá hạn hẹp về vốn, doanh thu và nhân sự. Tuy nhiên, đây lại là dạng doanh nghiệp điển hình tại nước ta hiện nay. Các dạng mô hình doanh nghiệp này có vai trò vô cùng quan trọng; tham gia mật thiết vào nền kinh tế nước nhà. Vậy thì với dạng mô hình doanh nghiệp điển hình như thế, nhà nước ta đã có những quy định như thế nào về quản lý và hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ? Cùng cập nhật các quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ tại bài viết sau.


► Xem thêm: Doanh nghiệp SME là gì? Đặc điểm và tiêu chí xác định doanh nghiệp SME?

Quy định về việc nhận hỗ trợ

Nguyên tắc thực hiện

Sau đây là một số quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ về thực hiện nhận hỗ trợ:

  • ✔ Doanh nghiệp nào nộp hồ sơ trước thì được hỗ trợ trước
  • ✔ Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, vừa sử dụng nhiều lao động nữ vừa là doanh nghiệp xã hội thì sẽ được ưu tiên trước
  • ✔ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cả năng lực thực hiện; mà sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu đủ điều kiện
Quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ về chính sách hỗ trợ
Quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ về chính sách hỗ trợ

Một số quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ về chính sách

Hỗ trợ công nghệ 

  • ✔ Hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ nhiều nhất 50% giá trị hợp đồng với điều kiện nhỏ hơn 50 triệu đồng/hợp đồng/năm; và hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa với điều kiện nhỏ hơn 100 triệu đồng/hợp đồng/năm
  • ✔ Hỗ trợ nhiều nhất 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để cải thiện hiệu quả hoạt động nhưng dưới 20 triệu đồng/năm với doanh nghiệp siêu nhỏ; dưới 50 triệu đồng/năm với doanh nghiệp nhỏ; và dưới 100 triệu đồng/năm với doanh nghiệp vừa
  • ✔ Hỗ trợ nhiều nhất 50% giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ phù hợp; nhưng phải nhỏ hơn 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp

Hỗ trợ tư vấn

  • ✔ Quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ SME về vấn đề hỗ trợ tư vấn xác định hỗ trợ 100% giá trị các hợp đồng tư vấn nhỏ hơn 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp cho các doanh nghiệp siêu nhỏ; hoặc dưới 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp cho các doanh nghiệp siêu nhỏ có phụ nữ làm chủ; hoặc các doanh nghiệp siêu nhỏ có đa phần người lao động là nữ giới; hoặc là doanh nghiệp xã hội
  • ✔ Hỗ trợ nhiều nhất 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng dưới 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ; hoặc dưới 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ do người làm chủ là phụ nữ; hoặc các doanh nghiệp nhỏ sử dụng nguồn lao động nữ là chủ yếu; hoặc là doanh nghiệp xã hội
  • ✔ Hỗ trợ nhiều nhất 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng dưới 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa; hoặc dưới 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa có người làm chủ là phụ nữ; các doanh nghiệp vừa có nguồn lao động chính là nữ; hoặc là các doanh nghiệp xã hội

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

  • ✔ Hỗ trợ 100% chi phí một khóa đào tạo khởi sự kinh doanh; và nhiều nhất là 70% chi phí của khoá quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • ✔ Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm trong vùng địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn; do phụ nữ làm chủ; dùng nhiều lao động nữ
  • ✔ Hỗ trợ đào tạo online khởi sự hoặc quản trị doanh nghiệp
  • ✔ Miễn phí truy cập các bài giảng online có sẵn trên hệ thống của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • ✔ Hỗ trợ chỉ trong khoản 70% tổng chi phí một khóa đào tạo; và không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp
  • ✔ Hỗ trợ 100% chi phí khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa làm chủ bởi phụ nữ; hoặc sử dụng lao động nữ nhiều; hoặc là doanh nghiệp xã hội nhưng dưới 01 khoá/năm/doanh nghiệp

Các quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ về kế toán

► Xem thêm: Tối ưu hóa phương pháp kế toán hàng tồn kho đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ về kế toán

Quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ về kế toán
Quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ về kế toán

Theo thông tư số 133/2016 quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi lĩnh vực; trừ doanh nghiệp Nhà nước; hoặc các doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ do Nhà nước sở hữu; các công ty đại chúng hay các hợp tác xã; và các liên hiệp hợp tác xã.

  • ✔ Đồng Việt Nam là đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán. Sẽ sử dụng ngoại tệ nếu đáp ứng yêu cầu cụ thể để ghi vào sổ kế toán
  • ✔ Doanh nghiệp phải nhận được sự chấp thuận của Bộ Tài chính khi muốn bổ sung hoặc sử đổi các tài khoản cấp 1, cấp 2
  • ✔ Ngoài ra, Thông tư số 133 hướng dẫn doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, 3 tại Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp.

Quy định về tài khoản kế toán

Dựa theo Thông tư 133/2016, sau đây là quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chế độ kế toán doanh nghiệp:

  • ✔ Sổ kế toán ghi chép hằng ngày cần phải mở theo trình tự phát sinh những khoản thu, chi, nhập và xuất các dòng tiền; cũng như tính số tồn trong quỹ của từng tài khoản
  • ✔ Cần phải có phiếu thu chi và chữ ký hợp lệ với các khoản thu, chi sử dụng tiền mặt. Phải có giấy báo nợ và giấy báo có; cũng như bảng sao kê của ngân hàng đối với các khoản hạch toán tiền gửi ngân hàng 
  • ✔ Kế toán cũng cần phải theo dõi chi tiết các khoản tiền theo nguyên tệ. Nếu có các giao dịch hay thu chi sử dụng ngoại tệ thì cần phải quy đổi ra đơn vị tiền dùng để ghi sổ kế toán
  • ✔ Tại thời điểm thiết lập nên các báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá lại số dư ngoại tệ; dựa theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ nơi thường xuyên giao dịch.
  • ✔ Về các nguyên tắc ghi sổ kế toán, cấu trúc; cũng như nội dung phản ánh của mỗi tài khoản kế toán chi tiết doanh nghiệp có thể xem tại Thông tư 133

Quy định về các báo cáo tài chính

Doanh nghiệp SME cần lập và gửi các báo cáo tài chính năm trong vòng 90 ngày kể từ ngày hết năm tài chính về cho cơ quan thuế; cũng như cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê. Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp cao; thì cần phải nộp thêm báo cáo tài chính năm về cho Ban quản lý khu khi được yêu cầu.

Một quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tham khảo

Doanh nghiệp cần nắm rõ bộ luật về doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ để có thể kinh doanh lâu dài; mở rộng quy mô doanh nghiệp. Hiện nay có khá nhiều các văn bản luật, các nghị định hay thông tư dành cho các doanh nghiệp SME. Ví dụ như: luật về đầu tư, luật về kinh doanh, các luật về tài chính,…

Luật doanh nghiệp (phát hành năm 2014)

Cần phải nắm rõ quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ SME; thì mới có thể tránh được những rủi ro vốn luôn thường trực xung quanh doanh nghiệp. Đa phần các điều được quy định đều nằm trong bộ luật doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số luật doanh nghiệp nằm ở các nghị định sau:

  • ✔ Luật doanh nghiệp theo nghị định 96/2015/NĐ-CP
  • ✔ Luật đăng ký doanh nghiệp theo nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • ✔ Các công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định 81/2015/NĐ-CP

Luật đầu tư (phát hành năm 2014)

Luật đầu tư là luật bao gồm những quy định về mọi hoạt động đầu tư kinh doanh không chỉ tại Việt Nam; mà còn cả những hoạt động đầu tư kinh doanh ra nước ngoài xuất phát từ Việt Nam. Luật này có những quy định về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ về việc đầu tư. Ví dụ: đảm bảo đầu tư; các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; các hoạt động đầu tư trong nước và ra nước ngoài.

Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về đầu tư
Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về đầu tư

Thuế & Kế toán

Doanh nghiệp vừa và nhỏ SME cũng có thể tìm đọc các bộ luật về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các nghị định, thông tư hoặc các văn bản về thuế hiện nay. Bao gồm: luật quản lý thuế; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; hóa đơn; xử phạt vi phạm hành chính – hóa đơn; hoàn thuế; thuế nhà thầu; chế độ & chuẩn mực kế toán; thuế thu nhập cá nhân; thuế môn bài; luật kế toán.

Một số quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ khác

  • ✔ Nghị định 118/2015/NĐ-CP về Luật đầu tư
  • ✔ Nghị định 15/2015/NĐ-CP về vấn đề tiến hành đầu tư dựa theo hình thức là đối tác công tư
  • ✔ Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về việc đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam
  •  Quyết định 19/2015/QĐ-TTg quy định các tiêu chí để xác định các doanh nghiệp công nghệ cao
  • ✔ Nghị định 135/2015/NĐ-CP bao gồm những quy định về đầu tư ra nước ngoài gián tiếp
  • ✔ Thông tư 83/2016/TT-BTC chỉ dẫn cách thực hiện các ưu đãi đầu tư được quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP; và Luật đầu tư 67/2014/QH13

Tạm Kết

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về các quy định doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các quy định này vô cùng cần thiết để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ bền vững. Nhìn chung thì các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ vẫn chịu sự chi phối của nhà nước về các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước, không nhiều thì ít. Họ còn phải tự vận động và tự liên kết để hợp tác kinh doanh giữa vô vàn sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước.

Nếu doanh nghiệp SME đang cần tìm kiếm các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp quản lý; Đăng ký ngay hoặc liên hệ hotline để nhận tư vấn và demo miễn phí: 1900 6123.

► Xem thêm: Chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa: Sẵn sàng với cuộc đua nước rút hay bị bỏ lại phía sau?

Ban Biên Tập ASOFT.