Doanh nghiệp nhỏ làm gì để phát triển trên sàn Thương mại điện tử?

Ngày đăng 23-04-2020
Hệ sinh thái trên các sàn thương mại điện tử đang dần định hình khi không chỉ còn là sân chơi của những đơn vị kinh doanh cá thể mà còn thu hút những “ông lớn”. Tuy nhiên, nếu có những chiến lược tiếp cận đúng đắn, những doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể có cơ hội lớn mạnh.


Cơ hội lớn nhanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một ví dụ cụ thể, năm 2011, tại Bắc Kinh (Trung Quốc) lan truyền một “bí quyết” chống ướt cho giày thể thap bằng bao cao su Durex cực kì hiệu quả. Tận dụng thời cơ đó, Durex liên tục sử dụng các hình ảnh hài hước trên mạng xã hội. Tới cuối năm 2013, thương hiệu này đã tiếp cận được hơn 500 triệu khách hàng với chi phí quảng cáo gần bằng 0 đồng, thay đổi hoàn toàn thị phần từ 10% lên tới 45% chỉ sau 3 năm.

Áp dụng chiến lược tương tự ở Việt Nam, trước năm 2012 đây là cái tên xa lạ. Vấp phải rào cản giá cả, văn hóa khác biệt Durex triển khai chiến lược cũ tận dụng sự nổi lên của các sàn thương mại điện tử cùng với chiến lược marketing thông minh trên các kênh mạng xã hội, năm 2012 Durex đã tăng doanh số tại Việt Nam lên 21,4 triệu USD. Trong số đó 40% đến từ các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada hay Shopee. Câu chuyện Durex là một ví dụ điển hình về khả năng thúc đẩy của sàn TMĐT – một đòn bẩy cho các doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng hơn so với cách làm truyền thống.

Theo GlobalWebIndex, 78% người dùng Internet trong độ tuổi từ 16-68 tại Việt Nam có mua một món đồ hoặc dịch vụ trên mạng trong năm 2019. Thậm chí, theo Statista, gần 50 triệu người Việt Nam mua hàng online trong năm 2018, tiêu tốn số tiền lên tới 2,2 tỷ đô la Mỹ. Con số này tăng 30% so với năm 2017.
Hành trang lớn mạnh 

Các nhà bán hang lớn, thương hiệu khủng giờ đây cũng tham gia vào kênh bán hàng TMĐT. Vậy làm sao để các chủ gian hàng “tự lực tự cường”?
Chiến lược giá: Chủ gian hàng buộc phải tự đưa ra chiến lược giá phù hợp với chính sách mà sàn đưa ra. Sàn tính % phí thu theo giá bán, do đó, sàn luôn muốn doanh nghiệp đặt giá rẻ nhất có thể để sàn bán được nhiều nhất có thể và thu đc nhiều phí nhất. Các sàn thường so sánh sản phẩm cùng loại trên các nền tảng và luôn muôn sàn của họ là rẻ nhất. Cho nên doanh nghiệp cần lựa chọn một số sản phẩm để thỏa mãn mục đích này của sàn (giá rẻ nhất có thể). Đồng thời tuân thủ theo luật của sàn ko đc giảm giá quá 50% (tự cài đặt deal) và luôn nhớ có 4 mức giá cần biết:
  • Giá niêm yết
  • Giá bán sale bình thường
  • Giá flash sale
Liên kết kênh

Không chỉ dừng lại ở bán hàng đa kênh mà liên kết các kênh thành một mạng lưới thống nhất của doanh nghiệp. Ví dụ như cách mà nhãn hiệu thời trang của Oasis (Anh Quốc) đang thực hiện. Nếu đến cửa hàng mà không còn món đồ yêu thích, nhân viên có thể đặt online trực tiếp mang tới nhà bạn. Hay trong cửa hàng có sẵn iPad để sau khi xem hàng, khách có thể đặt luôn mà không cần thanh toán tại chỗ (Blog Hubspot). Khách hàng tìm kiếm – hiển thị – kiểm tra giá xem phù hợp với túi tiền của họ không và so với một số sản phẩm khác cùng loại đọc lượt đánh giá và mua hàng. Hãy làm rõ số tiền cần thanh toán + ship cuối, thay vì cố trưng những con số tỷ lệ giảm giá.
 
Cập nhật thông tin sản phẩm liên tục

Hình ảnh và nội dung là điểm khác biệt trong trải nghiệm mua hàng TMĐT. Muốn làm được, 2 đội nhóm quan trọng nhất doanh nghiệp cần đầu tư là: thiết kế và lập trình. Khách hàng ngày nay muốn so sánh rất nhiều, nếu như gian hàng chỉ thể hiện những hình ảnh, nội dung tương tự các gian hàng khác thì không thể thu hút. Sự phối hợp giữa 2 nhóm càng chặt chẽ, hình ảnh của doanh nghiệp trên sàn càng chuyên nghiệp và từ đó hút được lượng truy cập.

Liên kết kênh

Không chỉ dừng lại ở bán hàng đa kênh mà liên kết các kênh thành một mạng lưới thống nhất của doanh nghiệp. Ví dụ như cách mà nhãn hiệu thời trang của Oasis (Anh Quốc) đang thực hiện. Nếu đến cửa hàng mà không còn món đồ yêu thích, nhân viên có thể đặt online trực tiếp mang tới nhà bạn. Hay trong cửa hàng có sẵn iPad để sau khi xem hàng, khách có thể đặt luôn mà không cần thanh toán tại chỗ (Blog Hubspot). Khách hàng tìm kiếm – hiển thị – kiểm tra giá xem phù hợp với túi tiền của họ không và so với một số sản phẩm khác cùng loại đọc lượt đánh giá và mua hàng. Hãy làm rõ số tiền cần thanh toán + ship cuối, thay vì cố trưng những con số tỷ lệ giảm giá.

Cập nhật thông tin sản phẩm liên tục

Hình ảnh và nội dung là điểm khác biệt trong trải nghiệm mua hàng TMĐT. Muốn làm được, 2 đội nhóm quan trọng nhất doanh nghiệp cần đầu tư là: thiết kế và lập trình. Khách hàng ngày nay muốn so sánh rất nhiều, nếu như gian hàng chỉ thể hiện những hình ảnh, nội dung tương tự các gian hàng khác thì không thể thu hút. Sự phối hợp giữa 2 nhóm càng chặt chẽ, hình ảnh của doanh nghiệp trên sàn càng chuyên nghiệp và từ đó hút được lượng truy cập.
Ban biên tập ASOFT.