Kế toán ngành thực phẩm và những nghiệp vụ cơ bản

Ngày đăng 24-09-2021
Cho dù là doanh nghiệp thực phẩm hay doanh nghiệp sản xuất; thì chúng đều sở hữu những đặc điểm nghiệp vụ công việc có phần giống nhau. Tuy nhiên, trong ngành thực phẩm sẽ tồn tại những lưu ý sau đây. Doanh nghiệp cần để tâm tới để bộ phận kế toán ngành thực phẩm có thể quản lý công việc tài chính được tốt.


► Xem thêm kinh nghiệm kết toán cho một số nhóm ngành khác:

Khó khăn hiện tại của kế toán ngành thực phẩm, lương thực

Khó khăn ở bộ phận kế toán ngành thực phẩm

Bộ phận kế toán ngành thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn
Bộ phận kế toán ngành thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn

Ở các công ty thương mại và dịch vụ, thì bộ phận kế toán chỉ có công việc chính là tập trung vào các hoạt động trao đổi và mua bán; hoặc đôi khi là làm dịch vụ trung gian trong mua bán. Còn ở công ty sản xuất thì bộ phận sẽ phải quản lý các công việc phức tạp hơn rất nhiều. Bởi vì họ phải làm việc với khá nhiều quy trình. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều vấn đề dễ dàng phát sinh hơn.

Doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho việc mua bán các nguyên vật liệu dành cho quy trình sản xuất. Để phục vụ công việc sản xuất ra các thành phẩm hoàn chỉnh; rồi mới tiến hành tung sản phẩm ra thị trường để buôn bán và trao đổi. Lúc này, mục đích quan trọng nhất của nhân viên bộ phận kế toán ngành thực phẩm và sản xuất chính là phải tính toán được giá thành chính xác của sản phẩm.

Ngoài ra, bởi vì các loại nguyên vật liệu đều có thời hạn sử dụng. Đi theo đó là những yêu cầu nghiêm ngặt về bảo quản. Vì vậy mà các công tác quản lý kho luôn được các nhà quản lý coi trọng và vô cùng đau đầu để giải quyết vấn đề này. Đó là còn chưa kể tới những nghiệp vụ quản lý quan trọng khác như: quản lý đội ngũ công nhân viên; quản lý bán hàng; quản lý các tài sản cố định; phân bổ các loại chi phí sản xuất;…

Cần sự giúp đỡ từ các phần mềm kế toán

Thực sự mà nói thì những công việc của bộ phận kế toán ngành thực phẩm và sản xuất khá rườm rà và phức tạp. Vì vậy để một người có thể làm tốt được tất cả các công việc của một nhân viên kế toán trong một doanh nghiệp sản xuất; thì bên cạnh những kiến thức chuyên môn của ngành kế toán; họ cũng cần phải nắm được những kiến thức căn bản về kế toán sản xuất nói riêng. Ngoài ra thì việc ứng dụng phần mềm kế toán như một công cụ hỗ trợ đắc lực là điều thực sự cần thiết.

Các phần mềm có tích hợp nghiệp vụ kế toán ngành thực phẩm dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất trên thị trường hiện nay; đều vô cùng đa dạng cả về đặc tính lẫn giá cả cho các nhà cung cấp lựa chọn. Tùy thuộc vào từng nhu cầu và khả năng chi trả riêng của mỗi doanh nghiệp; mà doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn cho mình một nhà cung cấp phù hợp.

Vốn là một công ty có tiến trong việc phát triển và triển khai các ứng dụng công nghệ hỗ trợ cho doanh nghiệp ở việc quản lý và sản xuất kinh doanh hiệu quả; ASOFT hiện là lựa chọn đáng tin cậy của rất nhiều khách hàng khắp cả nước. Đặc biệt là những doanh nghiệp đang cần tìm kiếm một phần mềm có nghiệp vụ kế toán chuẩn chỉnh.

Doanh nghiệp ngành thực phẩm rất cần sự giúp đỡ của các phần mềm kế toán
Doanh nghiệp ngành thực phẩm rất cần sự giúp đỡ của các phần mềm kế toán

► Xem thêm: TOP 15 Phần mềm Kế toán tốt nhất Việt Nam 2021

Các vai trò của bộ phận kế toán ngành thực phẩm và nhân viên quản lý kho

Để có thể quản lý tốt hàng hóa, nguyên vật liệu thì nhân viên kế toán và nhân viên quản lý kho đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây công việc của hai bộ phận quan trọng này.

Vai trò của kế toán ngành thực phẩm

Bộ phận kế toán của các công ty thực phẩm cần phải nghiêm túc thực hiện hạch toán đúng hạn; chính xác và nhanh chóng tất cả các nguyên vật liệu và hàng hóa; hay mọi thành phẩm mà nhà máy và xưởng sản xuất cần. Bộ phận kế toán ngành thực phẩm cần phải tính toán giá sản xuất và cả giá vốn hàng hóa; dựa trên cơ sở định mức chi phí của các loại nguyên liệu; chi phí cho công nhân và các loại chi phí khác. Sau đó theo dõi các loại hóa đơn về hàng hóa và nguyên vật liệu mua về; khấu hao tài sản cố định và các tài sản cố định hay các công cụ dụng cụ.

Bộ phận kế toán ngành thực phẩm cũng cần phải thực hiện những công việc bảo mật dành cho những số liệu thông tin của công ty. Ngoài các công việc kể trên, bộ phận kế toán thực phẩm cũng cần thiết phải theo dõi tình hình việc sử dụng các loại vật tư hàng hóa; cũng như các quy định đã ban hành; nhằm kịp thời phát hiện những sai sót xảy ra trong quá trình sử dụng.

Vai trò làm nhân viên quản lý kho

Bộ phận kế toán doanh nghiệp thực phẩm cần phải kiểm soát công việc xuất và nhập kho. Nhằm xem xem công việc nhập và xuất kho đó có hợp lý hay không? Đồng thời cũng để kiểm tra cũng như phân loại các loại hàng hóa. Trong trường hợp không có quản kho thì nhân viên kế toán sẽ trực tiếp phân loại hàng và quản lý. Bộ phận kế toán thực phẩm cũng nên xây dựng một quy trình quản lý kho bãi hoàn chỉnh. Nhằm thực hiện công tác giám sát thủ kho, quản lý và sử dụng các loại nguyên vật liệu.

Ngoài ra, bộ phận kế toán ngành thực phẩm cũng cần phải tổ chức những cuộc kiểm tra; và đối chiếu hàng tồn kho với sổ sách kế toán; nhằm xem hàng hóa có bị hao hụt hay sai sót gì không.

Các tính năng cơ bản mà một phần mềm kế toán ngành thực phẩm cần có

Tính năng mua hàng

  • ✔ Hỗ trợ công việc lên báo cáo tổng quát cho tất cả các mặt hàng; ví dự như các đơn đặt hàng mà nhân viên tiến hành thu mua từ khách hàng; để từ đó quản lý dễ dàng hơn
  • ✔ Các bảng báo cáo đơn hàng phân theo từng nhà cung cấp và từng loại mặt hàng
  • ✔ Ở riêng bảng danh mục hàng hóa, thì khi lên kế hoạch để mua hàng hóa; trường hợp số tiền vượt quá mức cho phép thì cần phải chờ người có quyền phê duyệt đến để tiến hành điều chỉnh giá cả hợp lý
  • ✔ Các trường hiện thông tin tồn kho để người dùng có thể theo dõi các thông tin; khi tiến hành lên kế hoạch cho việc mua hàng
  • ✔ Tính năng theo dõi việc ứng tiền hoặc chuyển khoản tiền để nhân viên có thể dễ dàng thu mua hàng hóa. Song song đó là khả năng theo dõi các khoản tạm ứng từ phía nhà cung cấp
  • ✔ Tính năng lập báo cáo và theo dõi tất cả những phiếu xuất kho; phiếu nào là của hóa đơn nào; và những phiếu xuất kho nào vẫn chưa có hóa đơn

Tính năng bán hàng

  • ✔ Tính năng lập báo cáo về công tác giao hàng, phân theo nhóm khách hàng
  • ✔ Khả năng giúp doanh nghiệp giám sát hàng xuất chính xác
  • ✔ Tính năng lập phiếu xác nhận các công nợ thực nhận; nhằm giúp doanh nghiệp xác định lại chính xác các số lượng; và ghi nhận lại các công nợ đã giao hàng. Sau đó cuối tháng tiến hành ghi nhận công nợ đúng hạn
  • ✔ Khả năng đối chiếu chi tiết số lượng hàng hóa xuất kho
Tính năng bán hàng là tính năng vô cùng cần thiết của phần mềm kế toán trong doanh nghiệp thực phẩm
Tính năng bán hàng là tính năng vô cùng cần thiết của phần mềm kế toán trong doanh nghiệp thực phẩm

Quản lý vận chuyển

  • ✔ Thực hiện các báo cáo dựa trên các khoản chi cho phương tiện vận chuyển như: Vỏ xe, dầu, nhớt,…  Lưu ý là khi làm phiếu chi hoặc xuất thì sẽ luôn đi kèm với thông tin về chỉ số km hiện tại
  • ✔ Quản lý các danh mục tài xế, xe,… giúp giám sát dễ dàng và cẩn trọng
  • ✔ Lịch trình điều hành xe đơn giản, có ưu tiên những đơn hàng ở cùng địa bàn. 
  • ✔ Cuối mỗi kỳ hay mỗi năm sẽ đều có các báo cáo thống kê về các loại xe hoạt động có hiệu quả; với chi phí thấp mà vẫn vận chuyển được nhiều hàng hóa

Tính năng quản lý kho

  • ✔ Có sẵn danh mục quy để đổi ra các đơn vị tính toán dễ dàng cho công tác quản lý hàng hóa và sản phẩm; dựa theo nhiều đơn vị khác nhau như gói, hộp,…
  • ✔ Chức năng quản lý hàng tồn kho dựa theo đơn vị khác nhau như số lô, date,…
  • ✔ Có sẵn các danh mục phiếu xuất điều chuyển kho; phiếu quản lý xuất nhập; phiếu quản lý luân chuyển kho
  • ✔ Quản lý các báo cáo về công tác xuất nhập kho

Tính năng tính toán lương

  • ✔ Tính toán chính xác những chính sách và cách tính lương cho các nhân viên trong công ty. Bao gồm: nhân viên hành chính, tài xế, nhân viên vận chuyển, nhân viên thu mua,…
  • ✔ Xây dựng các chế độ lương thưởng dành cho nhân viên thu mua; hoặc thậm chí cả những nhân viên có liên quan trong toàn bộ quá trình từ lúc mua hàng đến lúc bán hàng
  • ✔ Chức năng tính lương và các khoản phụ cấp theo từng ngày công
  • ✔ Chức năng tính và chi lương các khoản huê hồng dành cho nhân viên sale
  • ✔ Các tính năng báo cáo bảng lương

► Xem thêm: Chỉnh sửa phần mềm kế toán theo đặc thù doanh nghiệp – Nên hay không nên?

Tạm Kết

 Nghiệp vụ kế toán ngành thực phẩm
Nghiệp vụ kế toán ngành thực phẩm

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số công việc quan trọng của một nhân viên kế toán ngành thực phẩm; và nhân viên quản lý kho ở doanh nghiệp thực phẩm. Cũng như một số chức năng và tính năng cần có ở một phần mềm nghiệp vụ kế toán ngành thực phẩm. ASOFT hy vọng rằng tất cả các thông tin bên trên sẽ là thông tin hữu ích cho các kế toán viên.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm Kế toán tổng hợp được tích hợp nghiệp vụ kế toán chuẩn nhất; Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến ASOFT qua hotline: 1900 6123 để được Tư vấn và Demo miễn phí nhé.

► Xem thêm: Những lợi ích không ngờ khi doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử

Ban biên tập ASOFT