Những đổi mới trong vai trò của CFO khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ

Ngày đăng 05-09-2021
Bên cạnh các tác động tích cực từ đổi mới công nghệ; các yếu tố Tài chính cũng góp công lớn trong quá trình thúc đẩy Chuyển đổi số (Digital Transformation). Trong cuộc hành trình đổi mới này; tầm nhìn và vai trò của CFO (Giám đốc Tài chính) là vô cùng quan trọng. Một CFO thời đại mới sẽ là người tiên phong lập ra những kế hoạch Tài chính tối ưu; kiểm soát hiệu quả các hoạt động về chi phí. Nhằm tạo ra các giá trị phù hợp với quy trình công nghệ và xu hướng thị trường thời đại mới.


► Xem thêm: CFO là gì? Tổng hợp những kỹ năng để trở thành một CFO chuyên nghiệp

Các yếu tố tác động đến những thay đổi trong vai trò của CFO

Hiện nay, các CFO phải thích ứng với thời đại qua những trách nhiệm mới mẻ và hiện đại hơn. Vấn đề vận dụng hệ thống dữ liệu và công nghệ để nắm bắt các cơ hội tiềm năng; được xem là mục tiêu tối thượng mà hầu hết các doanh nghiệp đều nhắm đến. Song, điều này cũng tạo nên những đổi mới theo thời gian: Từ quản trị và vận hành bằng những công cụ và phương pháp truyền thống sang quản trị và vận hành bằng công nghệ; từ hoạt động tại chỗ chuyển sang hoạt động trực tuyến; từ các nhóm nhân sự vận hành truyền thống chuyển sang các nhóm nhân sự giỏi công nghệ hiện đại;…

 Các CFO phải thích ứng với thời đại qua những trách nhiệm mới mẻ và hiện đại hơn
Các CFO phải thích ứng với thời đại qua những trách nhiệm mới mẻ và hiện đại hơn

Nhìn chung, thị trường kinh doanh hiện nay đã bắt đầu có những thay đổi lớn bởi sự xuất hiện của công nghệ. Và sự xuất hiện của công nghệ; cũng chính là đầu mối lớn nhất tác động đến những đổi mới trong vai trò và trách nhiệm của các CFO.

Tỷ lệ biến động cao

Ngày nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một trở ngại lớn: tỷ lệ biến động cao. Trong đó, những biến động về địa lý và kinh tế vĩ mô cũng mang đến những thay đổi lớn; về thu nhập và tỷ giá hối đoán của doanh nghiệp.

Song, thông thường các đội ngũ tài chính lại không kịp thời phản ứng với những sự biến động này. Nguyên nhân là vì: Họ đang bận rộn với những rắc rối do quá trình xử lý các tác vụ thường nhật gây nên. Bởi những phương pháp vận hành tài chính truyền thống không đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về chiến lược của doanh nghiệp.

Lúc này, điều cấp thiết là doanh nghiệp cần ứng dụng các giải pháp công nghệ thay thế cho hoạt động truyền thống. Cũng như đặt ra những yêu cầu mới về vai trò của CFO; nhằm đảm bảo đánh giá chính xác những rủi ro, nhanh chóng đối phó với các biến động. Và quan trọng nhất nắm bắt các cơ hội và mô hình kinh doanh mới nhờ những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Nhân sự tài chính thời đại mới

Nếu như trước đây, các phần mềm kế toán – Tài chính từng là trở ngại lớn trong vận hành & điều khiển đối với các chuyên gia tài chính. Thì hiện nay, các thế hệ trẻ (Gen Millennial, Gen Z,…) đã tiếp cận nhanh chóng; và sử dụng các công nghệ tiên tiến thành thục, dễ dàng hơn. Có thể nói, sự tăng trưởng trong trải nghiệm người về công nghệ đã giải quyết được những khó khăn lớn trong vận hành truyền thống.

Lúc này, vai trò của Giám đốc tài chính không chỉ còn là giám sát, theo dõi nhân sự bằng những phương pháp truyền thống; mà dần đòi hỏi phải thích ứng với những công nghệ mới. Nhằm tiết kiệm thời gian, công sức cho các hoạt động thường nhật; và đẩy mạnh đảm bảo tối ưu hoạt động chuyên môn với đội ngũ nhân sự hiện đại.

Quy mô toàn doanh nghiệp

Trước đây, các hoạt động tài chính truyền thống trong doanh nghiệp thường tách biệt với hoạt động của các phòng ban khác. Và chỉ chú tâm tập trung vào vấn đề ghi nhận các giao dịch một cách minh bạch, chính xác và hợp pháp. Sự tương tác trong hoạt động cũng bị giới hạn chỉ với vài giao dịch cụ thể.

  • Ví dụ: ; Khắc phục sự cố hóa đơn với phía nhà cung cấp; mở rộng số dư tín dụng theo yêu cầu cho một tài khoản;…

Song, nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại và dần chuyển đổi hình thức làm việc tập trung và kết nối. Nhân sự phòng Tài chính đã dần mở rộng cộng tác với nhiều phòng ban khác trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh hỗ trợ giải quyết những vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp; cũng như cố vấn và tìm ra giải pháp tối ưu.

Vai trò của CFO sau khi cuộc Cách mạng 4.0 bùng nổ

 Vai trò của CFO sau khi cuộc Cách mạng 4.0 bùng nổ có nhiều thay đổi đáng kể
Vai trò của CFO sau khi cuộc Cách mạng 4.0 bùng nổ có nhiều thay đổi đáng kể

Vai trò của CFO trong công cuộc dẫn đầu quá trình chuyển đổi số (Digital Transformation)

Sự xuất hiện của cuộc bùng nổ công nghệ 4.0 đã tạo nên những đổi mới lớn trong cách thức quản lý tài chính; cũng như vận hành doanh nghiệp. Vì vậy, các CFO cũng dần có xu hướng thay đổi phương pháp quản lý. Các phương pháp quản lý ngân sách đơn giản dần được hạn chế. Thay thế bằng các phương pháp quản lý Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment – ROI). Cũng như các vấn đề về giá trị và hiệu quả về chi phí cũng dần được chú ý quản lý nghiêm ngặt hơn.

Một CFO thời đại mới còn phảm đảm nhiệm nhiêm vụ phân tích và báo cáo chi tiết các vấn đề liên quan đến: dòng tiền; tài chính; phát sinh tài chính;… dựa trên các công cụ/ phần mềm hiện đại. Hỗ trợ tiếp cận thông tin dễ dàng, phân tích nguồn tài chính sâu hơn. Mỗi CFO phải giải quyết những thách thức của riêng doanh nghiệp họ. Vì vậy, có thể nói rằng các CFO chính là một nhân tố quan trọng trong ban lãnh đạo; góp phần giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành quá trình chuyển đổi số.

Nhìn chung, các CFO cần cập nhật những xu hướng mới trong vai trò quản trị tài chính. Thay đổi bản thân và học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới; nhằm thích ứng với các chiến lược phát triển thời đại mới của doanh nghiệp. Từ đó, chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch Digital Transformation; tạo nền tảng vững chắc trên đường đua đến kỷ nguyên công nghệ mới.

CFO – Nhà lãnh đạo tài ba thời đại mới

Đã qua thời kỳ mà các CFO chỉ tập trung phân tích và vạch ra nhữn kế hoạch trên giấy hay những chiến lược truyền thống. Vai trò của CFO được định hướng trong thời đại mới chính là: xu hướng những nhà lãnh đạo tài ba.

Các CFO hiện đại cần được giao quyền quản lý chủ động các kết quả tài chính; cũng như nắm vững và thực hiện các kỹ năng quản lý đội nhóm hiệu quả. Nhìn chung, một giám đốc tài chính CFO cần phải có những tố chất lãnh đạo tài giỏi; nhận được lòng tin của của phía ban lãnh đạo và hệ thống nhân viên dưới quyền.

Tất cả những điều này đã góp phần giúp vai trò của Giám đốc tài chính ngày càng được trọng dụng hơn trong tổ chức; trở thành “đầu thuyền” trèo lái doanh nghiệp trước những nhiệm vụ khó khăn.

► Xem thêm: Trách nhiệm của giám đốc tài chính CFO trong kỷ nguyên số 4.0

Vai trò của CFO trong hoạt động đội nhóm

 Giám sát hoạt động nhân viên Kế toán – Tài chính

Lãnh đạo và giám sát hoạt động của các phòng ban Kế toán – Tài chính cũng là một trong những vai trò quan trọng của các CFO. Bởi vì các Giám đốc tài chính CFO sẽ chịu trách nhiệm chính về kết quả của toàn thể hoạt động liên quan đến nguồn tài chính. Mà bất kì một hành động nào của các thành viên cũng sẽ tác động ít nhiều đến kết quả chung. Nên việc quản lý, giám sát phải luôn được các CFO chú trọng thực hiện nghiêm ngặt; hạn chế tối đa những thất thoát, sai phạm không đáng có.

Mặt khác, thông qua việc giám sát và quản lý; các CFO cũng có thể nhận thất những điểm mạnh và khuyết điểm riêng của từng thành viên trong nhóm. Từ đó có thể phân công công việc phù hợp với từng nhân viên riêng biệt.

 Nhân tố xúc tác hoạt động quản lý và điều hành

CFO còn được ví von là “chất xúc tác” trong các mối quan hệ. Đặc biệt là mối quan hệ giữa các phòng ban khác nhau; và mối quan hệ giữa các khách hàng với doanh nghiệp. Họ kết nối với các phòng ban khác nhau như: phòng Marketing, phòng kinh doanh, phòng điều hành,… để cùng nhau tạo ra những kế hoạch hướng đến mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Đối với khách hàng, CFO được xem là cầu nối quan trọng giữ vững mối quan hệ bền chặt; giao dịch – hợp tác cùng phát triển lâu dài.

CFO – Nhà ngoại giao tài chính của doanh nghiệp

Thông thường, các đối tác thường có xu hướng đánh giá năng lực của các quản lý cấp cao trước khi quyết định hợp tác cùng doanh nghiệp. Và đương nhiên, các CFO cũng chính là một nhân tố quan trọng không thể thiếu. Họ chính là người quản lý và nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp; trực tiếp tham gia thương thảo kế hoạch tài chính cùng các đối tác kinh doanh. Vì vậy, vai trò của Giám đốc tài chính CFO trong chiến lược ngoại giao tài chính cũng được xem là đầu mối quan trọng để phát triển doanh nghiệp.

 CFO được xem là nhà ngoại giao tài chính của doanh nghiệp
CFO được xem là nhà ngoại giao tài chính của doanh nghiệp

Tạm Kết

Tóm lại, sự đổi mới của thời đại công nghệ đã tạo nên những thay đổi lớn trong vai trò và trách nhiệm của các CFO hiện đại. Các Giám đốc tài chính CFO cần phải nổ lực đổi mới; cập nhật kiến thức về các ứng dụng công nghệ để nhanh chóng hoàn thiện quá trình Chuyển đổi số doanh nghiệp.

—————————————————————–

ASOFT – Với hơn 18 năm kinh nghiệm cung cấp các giải pháp phần mềm cho hơn 3.000 đối tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chắc chắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp những giải pháp công nghệ hỗ trợ Chuyển đổi số tối ưu nhất.

Đăng ký ngay để nhận tư vấn và Demo miễn phí hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 19006123

► Xem thêm: CFO cần nắm vững điều gì khi lập kế hoạch dự báo tài chính cho doanh nghiệp?

Ban Biên Tập ASOFT.