2 Vấn đề và 5 xu hướng chuyển đổi công nghệ kỹ thuật số tại Việt Nam

Ngày đăng 25-08-2021
Chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số được xem là đề tài nóng bỏng hiện tại ở các doanh nghiệp. Trong đó, 2 vấn đề và 5 xu hướng phổ biến trong các chiến dịch chuyển đổi số được đề cập trong bài viết sau; sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận về chặng đường và xác định lộ trình chuyển đổi số khái quát và rõ ràng hơn cho doanh nghiệp mình.


► Xem thêm: Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Người đã nhập cuộc – Kẻ còn loay hoay

2 vấn đề cơ bản của chiến dịch ứng dụng công nghệ kỹ thuật số

Vấn đề 1: Xác định mục tiêu và phạm vi chuyển đổi

Giống như việc xác định đích đến khi bắt đầu di chuyển; việc xác định các phạm vi và khu vực chuyển đổi số trong doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Càng xác định mục tiêu rõ ràng và chi tiết; bạn càng có nhiều cơ sở, định hướng đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu ấy. Vì trên chặng đường dẫn đến mục tiêu có rất nhiều con đường lẫn phương tiện. Chắc chắn sẽ có những lúc bạn cần điều chỉnh và ra quyết định. Hướng đến mục tiêu sẽ là kim chỉ nam giúp bạn định hướng con đường chính xác. Việc chọn sai đường có thể khiến doanh nghiệp phải trả giá bằng thời gian, nguồn lực, tiền của vô ích.

✔ Xác định mục tiêu: Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để đạt được gì?

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên để lập lộ trình và phương tiện thích hợp. Doanh nghiệp bạn mong muốn các giải pháp công nghệ sẽ giúp giải quyết vấn đề gì? Mang đến những lợi ích như thế nào? Đó là điều đầu tiên bạn cần trả lời.

Một chiến lược phổ biến ở các doanh nghiệp thương tập trung vào 3 định hướng sau:

  • ✔ Nâng cao và cải thiện các trải nghiệm khách hàng (market-driven)  
  • ✔ Tối ưu hiệu suất kinh doanh và vận hành doanh nghiêp (cost-driven) 
  • ✔ Điều chỉnh nội bộ với các mô hình cốt lõi song hành cùng những giá trị chiến lược mới (strategic growth)
Sơ đồ chiến lược ứng dụng công nghệ kỹ thuật số thường gặp ở các doanh nghiệp
Sơ đồ chiến lược ứng dụng công nghệ kỹ thuật số thường gặp ở các doanh nghiệp

✔ Xác định phạm vi chuyển đổi: Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số ở những bộ phận/ quy trình nào?

Mục tiêu chung luôn cần phân rã thành các mục tiêu nhỏ và chuyên môn hơn. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần xác định phạm vi chuyển đổi của chiến lược.

  • ✔ Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ sẽ ảnh hưởng và tác động đến hoạt động vận hành của các phòng ban/ quy trình nào?
  • ✔ Ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Và những thay đổi ấy là như thế nào?
  • ✔ Mục tiêu cụ thể cho những chuyển đổi ở từng phòng ban và quy trình là như thế nào?

Xác định được các mục tiêu phân rã trên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được định hướng một cách chi tiết hơn. Bạn sẽ biết mình cần làm việc với phòng ban nào? Ai sẽ chịu trách nhiệm chính về việc triển khai? Hiệu quả bạn muốn có được ở các bộ phận này là gì?

Vấn đề 2: Xác định lộ trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số

Sau khi đã xác định được các mục tiêu chuyển đổi số – Hay đích đến; việc tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định lộ trình – hay xác định đường đi và phương tiện để đến đích đến ấy. Như đã nói, có rất nhiều hướng đi, con đường lẫn phương tiện để đạt được mục tiêu chuyển đổi số. Việc bạn cần làm ở giai đoạn này là xác định và lựa chọn lộ trình và cách thức phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Dựa trên 3 mục tiêu chính được đề cập bên trên; được phân rã thành 9 hướng tiếp cận chính mà doanh nghiệp có thể thực hiện, bao gồm:

✔ Mục tiêu: Nâng cao và cải thiện các trải nghiệm và mối quan hệ với khách hàng

  • ✔ Thấu hiểu các nguyện vọng và mối quan tâm của khách hàng để đáp ứng tốt hơn.
  • ✔ Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để tối ưu hiệu suất bán hàng
  • ✔ Mở rộng hệ thống điểm chạm và tối ưu các tương tác; để nâng cao lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
Nâng cao trải nghiệm khách hàng là mục tiêu quan trọng được các doanh nghiệp chú trọng khi chuyển đổi số
Nâng cao trải nghiệm khách hàng là mục tiêu quan trọng được các doanh nghiệp chú trọng khi chuyển đổi số

✔ Mục tiêu: Tối ưu hiệu suất kinh doanh và vận hành hoạt động trong doanh nghiệp

  • ✔ Số hoá các quy trình vận hành trong doanh nghiệp
  • ✔ Phẳng hoá các văn phòng với văn phòng điện tử – Online Office
  • ✔ Ứng dụng các giải pháp công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý vận hành chung

✔ Mục tiêu: Chuyển đổi mô hình kinh doanh và các chiến lược cốt lõi

  • ✔ Chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh hiện tại với các giải pháp công nghệ bổ trợ
  • ✔ Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để phát triển mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số
  • ✔ Toàn cầu hoá mô hình kinh doanh tương tích với nền kinh tế số.

Thay vì theo đuổi sự hoàn hảo trong cả 9 định hướng tiếp cận trên; doanh nghiệp chỉ nên lưuạ chọn một hoặc một vài yếu tố mang khía cạnh phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. Nhất là trong điều kiện gặp nhiều hạn chế từ nguồn lực, nhân sự đến tài chính. Bắt đầu từng bước vững chắc là tiền đề tốt cho đột phá tương lai.

► Xem thêm: 4 Yếu tố đắt giá trong cuộc đua chuyển đổi số Digital Transformation

5 Xu hướng công nghệ kỹ thuật số đang châm ngòi bùng nổ kinh tế số tại Việt Nam

 5 xu hướng công nghệ kỹ thuật số đang châm ngòi cho cuộc chiến kinh tế số tại thị trường Việt Nam
5 Xu hướng công nghệ kỹ thuật số đang châm ngòi cho cuộc chiến kinh tế số tại thị trường Việt Nam

Tại Việt Nam, chuyển đổi số đang trở nên ngày càng nóng bỏng; và được đánh giá là giải pháp giúp doanh nghiệp sống sót và ứng phó qua đại dịch. Trong giai đoạn bất ổn như hiện tại, 5 xu hướng công nghệ sau nổi lên như một xu hướng được đa phần các doanh nghiệp lựa chọn. Hãy tìm hiểu về 5 xu hướng sau và lý do nó được ưa chuộng.

1/ Khai thác dữ liệu khi tích hợp phần mềm CRM

Từ khi Big Data được toàn thế giới phát hiện và chú ý đến hơn một thập kỷ qua; thì hiện nay, khi các giải pháp công nghệ là phần mềm CRM trở nên phổ biến hơn. Theo Net Solutions, bí quyết chung của 54% doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số; đó là tối ưu và khai thác các tiềm năng dữ liệu thông qua phần mềm CRM.

Hơn 36% doanh nghiệp lựa chọn bắt đầu lộ trình chuyển đổi số với phần mềm CRM; hay được biết đến là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng. Theo đó, phần mềm tích hợp các phương tiện, công cụ tương tác của doanh nghiệp. Từ đó đấu nối và đồng nhất hệ thống dữ liệu chung. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát, chính xác; và triển khai các nội dung nhất quán, liền mạnh hơn trong trải nghiệm khách hàng.

2/ Kết nối và tích hợp các giải pháp dựa trên nền tảng điện toán đám mây Cloud

Điện toán đám mây Cloud đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay; khi phải vận hành từ xa. Với các lợi ích về tính tiện lợi khi sử dụng (kết nối và đồng bộ từ xa); lợi ích khi triển khai và sử dụng (thời gian triển khai nhanh chóng và cập nhật liên tục); Cloud được xem là giải pháp công nghệ tiết kiệm và tức thời nhất.

Điện toán đám mây thương được cung cấp dưới dạng dịch vụ trả phí theo định kỳ là Saas (software as a service); Dropbox, Gmail, Drive,..

3/ Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong vận hành

AI hiện nay đang được thử nghiệm và ứng dụng trong vận hành khi tương tác với khách hàng; đặc biệt là chatbot. Tuy những ứng dụng của AI tại Việt Nam chưa thực sự quen thuộc và ứng dụng rộng rãi. Song, không thể không lưu ý rằng, AI sẽ là tương lai của nền kinh tế số. Với AI, doanh nghiệp có thể cắt giảm một khoản chi phí khổng lồ trong vận hành. Sự kết hợp giữa máy móc và con người sẽ khai thác tốt hơn nguồn lực doanh nghiệp. Chính vì thế, AI là điều mà những doanh nghiệp đầu ngành đang tập trung.

 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong vận hành doanh nghiệp
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong vận hành doanh nghiệp

4/ Tối đa hoá trải nghiệm khách hàng với các ứng dụng công nghệ

Thế giới công nghệ là thế giới phẳng. Nơi khách hàng có thể truy cập, tìm hiểu mọi lúc mọi nơi. Đó cũng là một môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp cần đầu tư và làm mới các trải nghiệm liên tục. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt đã bắt đầu triển khai các công nghệ thực tế ảo; giúp khách hàng có thể trải nghiệm không gian, sản phẩm lẫn dịch vụ thông qua phương tiện digital. Điển hình là các hoạt động chào bán bất động sản được thực hiện qua VR. Công nghệ AR cho phép khách hàng thử quần áo ảo,..

Dù chỉ mới chớm nở tại Việt Nam, các ứng dụng công nghệ ảo đã mang đến nhiều điểm thú vị và thu hút khách hàng. Điều đó giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn; ngay cả trong giai đoạn giãn cách vì đại dịch

5/ Kết nối dữ liệu chuỗi cung ứng và vận hành

Một trong những lợi ích và mục tiêu lớn nhất của của các doanh nghiệp khi chuyển đổi số; đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất và thương mại phân phối; đó là kết nối chuỗi cung ứng. Khi ứng dụng công nghệ và xây dựng một nền tảng kỹ thuật số kết nối các khâu này; doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc theo dõi việc luân chuyển hàng hoá theo thời gian thực. Cũng như cắt giảm thời gian và chi phí hơn so với trước kia.

Để thực hiện được hệ thống này, doanh nghiệp cần lựa chọn giải pháp và nhà cung cấp có kinh nghiệm thực tiễn. Bởi quy trình để ứng dụng công nghệ trong việc vận hành này sẽ ảnh hưởng đến các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Và với mỗi doanhg nghiệp một quy trình và lợi thế cạnh tranh riêng; phần mềm phải được thiết kế và triển khai để phát huy các lợi thế ấy.

Để được tư vấn và Demo về lộ trình chuyển đổi số theo đặc thù doanh nghiệp. Đăng ký ngay hoặc liên hệ Hotline: 1900 6123

► Xem thêm: Đẩy mạnh chuyển đổi số – Quyết định “sống còn” trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh Sars-Cov-2

Ban Biên tập ASOFT