4 Yếu tố đắt giá trong cuộc đua chuyển đổi số Digital Transformation

Ngày đăng 13-08-2021
Digital Transformation – Chuyển đổi số là một cuộc đua khốc liệt trên thị trường các doanh nghiệp hiện nay. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang bị tác động đáng kể bởi đại dịch. Nắm chặt hơn cơ hội thành công nhờ nhận định 4 yếu tố đắt giá quan trọng trong bài viết sau.


► Xem thêm: 4 Nguyên nhân khiến quá trình chuyển đổi số chậm trễ

Nhận diện cuộc đua Digital Transformation – Chuyển đổi số

Digital Transformation – Khoản đầu tư tiềm năng

Có thể nói xu hướng chuyển đổi số – Digital Transformation đang dần trở nên cấp thiết và quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang xem đây là một sứ mệnh cần có trong định hướng phát triển; và là động lực tươi sáng cho những kỳ vọng trong tương lai.

 Digital Transformation - Chuyển đổi số là khoản đầu tư tiềm năng
Digital Transformation – Chuyển đổi số là khoản đầu tư tiềm năng

Theo thống kê của International Data Corporation (IDC) năm 2019; các doanh nghiệp tại khu vực APAC đã chi trả đến 375 tỷ đô để đầu tư cho công cuộc chuyển đổi số. Đây là một con số không hề nhỏ đối với trữ lượng đầu tư. Mà phần lớn được các doanh nghiệp tầm trung và lớn đổ sức theo đuổi. Với kỳ vọng chính là thay đổi mô hình phát triển và văn hoá tổ chức; hỗ trợ việc ra quyết định và xây dựng chiến thuật dựa trên những thành quả của công nghệ. Tại thị trường Việt Nam, chuyển đổi số đang ngày càng được công nhận và đầu tư một cách nghiêm túc. Với tốc độ tăng trưởng về số lượng và quy mô đang tăng dần đều trong những năm vừa qua.

Digital Transformation – Khó nhận diện

Xét về mặt lợi ích, hầu hết các doanh nghiệp đều đã nghe, hiểu và thấu về lợi thế khi doanh nghiệp chuyển đổi số. Tuy nhiên, một thống kê cho thấy, chỉ dưới 20% thành công và thu lại lợi nhuận trong công cuộc Digital Transformation này.

Một trong những lý do nổi bật nhất hiện tại, đó là chưa nhận diện chính xác về digital transformation. Hơn 50% trong số đó đã hiểu nhầm giữa quá trình chuyển đổi số và số hoá. Khoảng 30% ứng dụng sai cách hoặc sử dụng nhiều giải pháp đơn lẻ, thiếu sự đồng bộ và liên kết. Số còn lại thì thất bại trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Digital Transformation sẽ khó nhận diện; nếu doanh nghiệp không nhận ra 4 yếu tố quan trọng quyết định thành công của chuyển đổi số. 4 yếu tố ấy sẽ được đề cập chi tiết hơn ngay trong bài viết này.

4 Yếu tố đắt giá trong cuộc đua Digital Transformation mà mọi doanh nghiệp cần biết

1. Tầm nhìn và chiến lược digital transformation

Sai lầm của các doanh nghiệp

Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm hao phí; hay tối ưu hoá quy trình vận hành; hay quản lý quan hệ khách hàng tốt hơn hay tự động hoá công việc; hay quản lý dòng tiền tốt hơn,.. Tất cả những điều đó đều là mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng, nếu thiếu đi tầm nhìn và chiến lược cho quá trình digital transformation; thì doanh nghiệp sẽ vô tình phóng đại những sai sót và rơi vào bẫy ảo vọng trong cuộc đua này.

Tại sao lại thế? Trong suốt hơn 18 năm tư vấn và triển khai hệ thống phần mềm Hoạch định nguồn lực ERP cho hơn 3.000 doanh nghiệp; đội ngũ tư vấn của ASOFT nhận ra rằng, đa phần các doanh nghiệp có nhiều mong muốn, nhiều nỗi đau thất bại trong chuyển đổi số; nhưng lại chưa hề có tầm nhìn và chiến lược bài bản cho quá trình này.

Đơn giản như việc một doanh nghiệp muốn tăng trải nghiệm khách hàng. Họ sẽ tìm hiểu, hoặc được tư vấn về một công cụ phần mềm hỗ trợ; đó là phần mềm CRM. Phần mềm CRM sẽ làm tốt vai trò của nó; đó là quản lý thông tin/ lịch sử khách hàng, tối ưu chiến dịch marketing, tự động hoá các công cụ chăm sóc, tương tác,.. Tuy nhiên, có thực sự mang lại trải nghiệm khách hàng hơn hay không lại là một câu chuyện khác. Vì chăm sóc tự động tốt, tương tác nhanh chóng, chính xác; NHƯNG tốc độ xử lý, giao hàng lại chậm, nhiều lỗi, giao tiếp không đồng bộ giữa các bộ phận,.. Chính điều đó lại tăng thêm cảm xúc thất vọng và khó chịu hơn cho khách hàng.

Tầm nhìn và chiến lược - yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số digital transformation thành công
Tầm nhìn và chiến lược – yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số thành công

Thế nào mới đúng?

Nếu tiếp tục ví dụ bên trên, điều doanh nghiệp cần phải nhận ra là gì?

Quá trình digital transformation không thể chỉ là sự chuyển đổi cục bộ ở một vài bộ phận riêng lẻ. Mà chính tầm nhìn và chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lộ trình ứng dụng. Ứng dụng chuyển đổi cho những bộ phận nào? Bộ phận nào trước, bộ phận nào sau? Và lộ trình từng bước như thế nào để đạt được mục tiêu?

Tương tự ví dụ trên với mục tiêu tăng trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp cần xác định những điểm tiếp xúc của khách hàng trong quá trình mua hàng lẫn tái mua. Từ đó xác định các bộ phận liên quan. Rà soát và tối ưu quá trình, tốc độ, chất lượng,.. ở từng khâu tiếp xúc ấy. Mà ở tuỳ doanh nghiệp và tuỳ ngành nghề, đó là thể là sự thay đổi ở khâu: Bán hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý đơn hàng, vận chuyển, quản lý kho; hay chăm sóc khách hàng sau mua,…

Tóm lại,ở mỗi doanh nghiệp khác nhau với đặc thù kinh doanh, ngành nghề khác nhau; đều cần có một tầm nhìn số hóa (digital vision) cụ thể và phù hợp với nguồn lực của mình. Khi ấy, chiến lược chuyển đổi số mới được vẽ nên một cách khả thhi và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

► Xem thêm: Tư duy lãnh đạo – Chìa khóa làm nên thành công trong thời đại công nghệ số

2. Công nghệ làm nền tảng cải thiện trải nghiệm người dùng (Customer Experience)

Mọi mục tiêu sâu xa của quá trình digital transformation đều nhằm nâng cao trải nhiệm khách hàng. Vì khách hàng chính là nguồn lực quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp có thể tối ưu, cắt giảm các hao phí trong vận hành; điều đó trước mắt tốt cho lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi nhẹ gánh trong vấn đề tài chính, doanh nghiệp phải quan tâm đến khách hàng. Vì nếu không có khách hàng, doanh nghiệp cũng không thể tồn tại được. Nên, trước hay sau, khách hàng cũng là điều cốt lõi mà mọi doanh nghiệp cần quan tâm.

Sai lầm của các doanh nghiệp

Khi thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp cần thực hiện một chuỗi các hoạt động. Chuỗi các hoạt động này sẽ có quan hệ chặt chẽ với nhau và sẽ ảnh hưởng chung đến khách hàng. Do đó, khi đầu tư và ứng dụng công nghệ phải đáp ứng được các yếu tố:

  • (1) Phải đáp ứng được nhu cầu đặc thù cho từng bộ phận
  • (2) Có khả năng kết nối giữa các phòng ban liên quan
  • (3) Công nghệ sẽ trở thành nền tảng để doanh nghiệp ra quyết định.

Câu chuyện ứng dụng ấy trong thị trường nói chung đang gặp phải những bất cập. Đó là gặp chỗ nào hỏng thì “đắp vá” công cụ vào chỗ ấy. Một cách rời rạc, tuỳ ý và thiếu sự kết nối mang tính cộng hưởng chung của chuyển đổi số. Từ đó, trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, tạo ra nhiều sai sót, mâu thuẫn ảnh hưởng đến trải nghiệm.

Định hướng Digital Transformation hướng đến trải nghiệm của khách hàng
Định hướng Digital Transformation hướng đến trải nghiệm của khách hàng

Thế nào mới đúng?

Mọi hoạt động, thay đổi trong doanh nghiệp đều có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình và trải nghiệm của khách hàng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần lấy trải nghiệm của khách hàng để làm định hướng cho quá trình chuyển đổi số. Nhằm xác định tính phù hợp của công nghệ, phản ứng tích cực và khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp.

3. Hệ thống dữ liệu khách hàng

Sai lầm của các doanh nghiệp

Khi xu hướng Big data bắt đầu nổi lên, thì dữ liệu khách hàng cũng dần được nhắc đến nhiều hơn. Tuy nhiên, trước kia, và đến tận hiện tại; dữ liệu khách hàng vẫn chưa được đánh giá đúng và chú trọng tại các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang lưu trữ và quản lý dữ liệu khách hàng bằng những công cụ thủ công; như Excel, giấy tờ,… Hoặc thâm chí không lưu trữ tập trung và lưu dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trên thực tế, dữ liệu khách hàng là một nguồn sinh lợi tiềm năng cho doanh nghiệp. Đơn cử như việc doanh nghiệp bạn nhận ra đây là một khách hàng quen; đã mua hàng nhiều lần, thì cách bạn nhận ra và cung cấp cho họ các tiện ích tốt hơn sẽ khiến họ trở trung thành hơn với thương hiệu. Hoặc doanh nghiệp có thể cung cấp các chính sách ưu đãi cho các khách hàng cũ; xây dựng chân dung khách hàng chính xác hơn để tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới; hoặc nhận ra những nhu cầu về sản phẩm mới hay cải tiến dịch vụ hiện có,… Đó chỉ là những điều đơn giản nhất mà doanh nghiệp có thể tận dụng ở dữ liệu khách hàng.

Mà quan trọng, dữ liệu nói chung và dữ liệu khách hàng nói riêng; là một nhiên liệu bắt buộc cho quá trình digital transformation. Những nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nghiêm túc cho vấn đề này.

Thế nào mới đúng?

Xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng làm tiền đề cho quá trình chuyển đổi số
Xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng làm tiền đề cho quá trình chuyển đổi số

Không phải thương hiệu nào cũng có khả năng tạo nên dữ liệu chất lượng. Đó là cả một quá trình bài bản, từ thu thập, sắp xếp, đồng bộ hoá, lưu trữ đến khai thác dữ liệu. Vốn không hề dễ dàng khi lượng khách hàng ngày càng khổng lồ theo thời gian.

Nhưng với công nghệ hiện nay, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ rất nhiều. Với nền tảng công nghệ phần mềm ra đời để phục vụ cho việc đó. Lưu trữ, phân loại một cách tự động hoá; xử lý dữ liệu theo thời gian thực; đồng bộ và tập trung nhất quán; hay thống kê báo cáo với bảng biểu, biểu đồ trực quan,.. Đã tạo nên tiền đề cho việc kết nối, phân tích và ra quyết định cho doanh nghiệp. Không đòi hỏi nhiều nghiệp vụ chuyên môn; các phần mềm như CRM – Quản lý quan hệ khách hàng đã đơn giản hoá nhiều quy trình phức tạp. Mà doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay để sử dụng.

► Xem thêm: Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) là gì?

4. Nhà lãnh đạo và người vận hành

Sai lầm của các doanh nghiệp

Cần phải nhấn mạnh rằng, đầu tư cho digital transformation không chỉ là câu chuyện về công nghệ. Có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam lẫn trên thế giới; mặc dù với nguồn lực mạnh mẽ và tài nguyên công nghệ vững vàng vẫn hoàn toàn có thể rơi vào thất bại. Mà đến hơn một nửa trong số đó gặp phải rào cản từ đội ngũ nội bộ (in-house team).

Thế nào mới đúng?

Leader phải là người có khả năng lãnh đạo, nhìn ra lỗ hổng và thiết kế và vận hành. Từ đó gắn chiến lược phát triển một cách đồng điệu với chiến lược digital transformation. Để chuẩn bị cho quá trình này, nhiều doanh nghiệp thường tạo nên chức danh như CDO (Chief Digital Officer); người có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm cho việc thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số.

Mặt khác, cũng phải chấp nhận rằng sẽ không có sự chuyển đổi toàn diện nào. Điều doanh nghiệp cần là một đội ngũ vận hành nội bộ đầy đủ khả năng thấu hiểu – triển khai – vận hành hệ thống của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang từng bước trưởng thành trong giai đoạn số 4.0. Nhưng song song đó vẫn luôn đối mặt với sự thiếu hụt nhân sự. Nguồn nhân lực nội bộ cũ xưa đã không theo kịp được sự cải tiến; và xu hướng công nghệ, thị trường hiện nay lại khan hiếm và không cung đủ cầu.

Tạm Kết

Chuyển đổi số không còn là một câu chuyện mới mẻ nữa. Nhưng sẽ luôn là một câu chuyện “nóng hổi” đối với các doanh nghiệp đang nhìn nhận được việc đầu tư chuyển đổi số là chìa khóa duy nhất và cấp thiết để dẫn đầu tại bất cứ thị trường nào. 

Để được tư vấn theo đặc thù ngành cho doanh nghiệp bạn và đặt lịch Demo trực tiếp giải pháp phần mềm; Đăng ký ngay, hoặc liên hệ Phòng Tư vấn ASOFT theo hotline: 1900 6123

► Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp mùa dịch: Giai đoạn vàng để kiến tạo nền tảng số

Ban Biên tập ASOFT