Áp lực chuyển đổi số năm 2023- Nhiều doanh nghiệp gặp khó

Ngày đăng 05-01-2023

Năm 2023 sẽ là một năm đầy khác biệt, áp lực lạm phát, những khó khăn trong chuỗi cung ứng và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm đều đang châm ngòi cho ngọn lửa này. 

Bởi vậy, các doanh nghiệp có xu hướng thay đổi quan điểm từ chuyển đổi tập trung vào tăng trưởng sang tiết kiệm chi phí. Xu hướng chuyển đổi số sẽ được thúc đẩy bởi điều đó. Chuyển từ cạnh tranh công nghệ sang cạnh tranh về dịch vụ hệ sinh thái, low-code, nền công nghiệp 4.0 và máy móc… là một trong những xu hướng chuyển đổi số trong năm 2023.


Vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp

Chuyển đổi số được hình thành từ nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhiều quy mô trong và ngoài nước. Mặc dù có rất nhiều quan điểm đề cập đến chuyển đổi số, nhưng điểm chung nhất là sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kể đến một số quan điểm về chuyển đổi số sau:

Microsoft cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra những giá trị mới”. Gartner - Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới đưa ra định nghĩa về chuyển đổi số như sau: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”.

Vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
Vai trò của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp

Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể hiểu là “Quá trình thay đổi mô hình cũ, mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, như: Big data, IoT, điện toán đám mây… nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp”.

Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số làm thay đổi toàn bộ đời sống của doanh nghiệp. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình điều hành, quản lý và ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp.

Với sự phức tạp về luồng thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự phức tạp về lĩnh vực hoạt động dẫn đến rủi ro trong kinh doanh bị đẩy lên rất cao, nhu cầu thu thập, xử lý và phân tích thông tin trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để có quyết định ít rủi ro cho doanh nghiệp, nhà quản trị cần thông tin có chất lượng và chuyển đổi số giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, cắt giảm chi phí vận hành, giảm tải được các thủ tục hành chính… đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng kịp thời và có độ tin cậy cao.

Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nặng nề cho đời sống, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đã thúc đẩy chuyển đổi số, giúp cải cách hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Đối với Nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do Nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

Từ những nhận định trên cho thấy vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, việc ứng dụng các phần mềm trong chuyển đổi số được xem là cần thiết.

► Xem thêm: Giải pháp quản trị hiệu quả với hệ điều hành doanh nghiệp 4.0

Những thách thức trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Việc thiếu những giải pháp cho phép tùy chỉnh linh hoạt là nguyên nhân của những rào cản trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Các giải pháp này thường không thể hoặc rất khó để mở rộng và tùy chỉnh theo nhu cầu của công ty. Điều này có nghĩa là phần mềm không thể đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt vòng đời kinh doanh, đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng, do đó có thể tốn thời gian và không hiệu quả về chi phí.

Khi nói đến việc lập trình riêng một phần mềm dành riêng cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật và chi phí, có thể làm chậm quá trình và dẫn đến thất bại trong việc khởi chạy, triển khai và kết hợp phần mềm vào cấu trúc kinh doanh đã tồn tại.

Những thách thức trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
Những thách thức trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Các phần mềm truyền thống với thiết kế mã nguồn mở có thể tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ dữ liệu và tạo ra các lỗ hổng bảo mật, đây là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp, vì chúng ta đều biết dữ liệu có giá trị như thế nào trong kỷ nguyên số. Một số giải pháp hiện có trên thị trường được thiết kế với chức năng cố định, đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi quy trình làm việc hiện có để phù hợp với quy trình vận hành của phần mềm.

► Xem thêm: Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Người đã nhập cuộc – Kẻ còn loay hoay

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại doanh nghiệp

Đứng trước thực tiễn công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại Việt Nam cần có những biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình chuyển đổi số, cụ thể như sau:

Một là, có các chương trình đào tạo, các lớp tập huấn, kết nối giữa sinh viên và các lập trình viên có kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn tay nghề, chất lượng đầu ra cho nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong và ngoài nước.

Hai là, các nhà quản trị doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức và tư duy hơn nữa trong việc thay đổi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuyển đổi số, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. nhà quản trị cần thấy được những tiện ích, những hiệu quả thuận tiện khi tham gia vào chuyển đổi số. Nhà nước cần tuyên truyền rộng rãi về chuyển đổi số, có những biện pháp hỗ trợ kịp thời trong quá trình chuyển đổi, xây dựng, triển khai các gói hỗ trợ tài chính, các chỉ dẫn giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp phù hợp với quy mô, lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp.

Ba là, chú trọng xây dựng và phát triển hạ tầng số và nền tảng số để phục vụ cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp không bị gián đoạn. Tập trung phát triển hạ tầng mạng di động 5G; mở rộng kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet (IXP), tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX; phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT).

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại doanh nghiệp
Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại doanh nghiệp

Bốn là, có những phần mềm những ứng dụng phù hợp dành riêng cho từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, cần có sự kết nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan có liên quan như các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế, ngân hàng… để quá trình xử lý hoạt động kinh doanh được diễn ra nhanh chóng rút ngắn các thủ tục hành chính. Đồng thời, cần có những biện pháp bảo trì, cập nhật phần mềm, ứng dụng một cách thường xuyên nhằm phát hiện ra những hạn chế và thực hiện theo đúng quy định hiện hành do Nhà nước quy định.

Xem thêm: 4 yếu tố đắt giá trong cuộc đua chuyển đổi số Digital Transformation

Tạm kết 

Bài viết trên đã tổng hợp những vai trò cũng như tác động của chuyển đổi số là rất lớn hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, các doanh nghiệp cần phải đặt ra những mục tiêu cùng với những chiến lược chuyển đổi số linh hoạt, hợp lý để bắt kịp với thời đại, giúp ích cho sự phát triển lâu dài. 

Bài viết trên đã tổng hợp về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Để được tư vấn và Demo về lộ trình chuyển đổi số theo đặc thù doanh nghiệp. Đăng ký ngay hoặc liên hệ Hotline: 1900 6123

 
BAN BIÊN TẬP ASOFT