Bức tranh về thực trạng chuyển đối số tại các doanh nghiệp Việt Nam

Ngày đăng 01-08-2022

Quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nói riêng và cả Việt Nam nói chung đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ và kéo theo những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ quy trình và cách thức để chuyển đổi số sao cho phù hợp. Hãy cùng ASOFT tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam nhé


Chuyển đổi số là gì?

Theo nguồn tin từ Wikipedia, chuyển đối số là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề. Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. Chuyển đổi số không chỉ tác động đến những tổ chức hay doanh nghiệp mà còn tác động đến những nhóm đối tượng khác xoay quanh như là khách hàng, đối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối,...

Chuyển đổi số được định nghĩa dưới nhiều khái niệm khác nhau
Chuyển đổi số được định nghĩa dưới nhiều khái niệm khác nhau

Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong doanh nghiệp chính là quá trình thay đổi, chuyển hóa từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Xem thêm: Sự giống và khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số

Bức tranh về thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam

Theo nguồn tin từ Vinasa vào năm 2020 thì tại Việt Nam, hơn 90% các doanh nghiệp đã từng ứng dụng hoặc có sự quan tâm đến chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Tuy vậy chỉ có khoảng 10% trong số số đó nhận định rằng quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình mang lại kết quả tốt và gắn với những giá trị trọng yếu. Nhìn vào thực tế, Việt Nam có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% nhưng thực trạng đổi mới về khoa học công nghệ vẫn chưa đủ điều kiện cho quá trình chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp thiếu kiến thức về chuyển đối số số còn lại chưa có kinh nghiệm và không biết nên bắt đầu từ đâu. 

Năm 2021, các giải pháp phần mềm được doanh nghiệp Việt ứng dụng nhiều hơn, hoạt động quản lý trên nhiều phương diện, nhiều nền tảng. Cụ thể:

✔ Khoảng hơn 100.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đang sử dụng phần mềm ASOFT, KiotViet, Sapo… cũng như các phần mềm hỗ trợ khác như Nhanh, Harvan… cho hoạt động bán hàng và quản lý các kênh bán hàng của mình. 

✔ Doanh nghiệp đang dần chuyển hướng qua việc trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, các nên tảng kinh doanh online như: Shopee, Lazada, Tiktok, Tiki… 

✔ Các chiến dịch quảng cáo hiện nay đều nhắm đến các kênh Digital Marketing như Facebook, Tiktok, Google,...

✔ 60% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, trong đó rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn ASOFT trở thành đối tác cung cấp giải pháp phần mềm đáng tin cậy. 

✔ Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử

✔ Hầu hết doanh nghiệp đều trang bị chữ ký số

Bức tranh về thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Bức tranh về thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

Những số liệu trên là minh chứng cho quá trình số hóa dữ liệu, số hóa quy trình trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình này vẫn chưa đạt được những kết quả cao. Để đi đến việc chuyển đối số, doanh nghiệp cần phải chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng như định hướng những chiến lược, bước đi phù hợp cho từng giai đoạn để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, tránh rơi vào “bẫy chuyển đổi số”.

►Xem thêm: Chuyển đổi số- Xu hướng tăng trưởng tất yếu của thời đại 4.0

Giải pháp cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trở nên hiệu quả

Đánh giá đúng tình trạng và mục tiêu của doanh nghiệp 

Bước đầu tiên cho một giải pháp chuyển đổi số thành công là việc nhìn nhận và đánh giá doanh nghiệp dựa trên khả năng tài chính, năng lực nhân sự, công nghệ, văn hóa doanh nghiệp…để đưa ra một định hướng phù hợp, sẵn sàng cho sự thay đổi toàn diện. 

Sau khi nhìn nhận toàn bộ doanh nghiệp, người quản lý cũng như ban lãnh đạo phải đặt ra những mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong tùng giai đoạn chuyển đổi số. Đó phải là những hướng đi phù hợp, khả thi với sự phát triển hiện tại và tương lai của doanh nghiệp 

Lập kế hoạch và chiến lược thực hiện

Từ những cơ sở mục tiêu đã đặt đã, doanh nghiệp cần có một định hướng kế hoạch rõ ràng để chuyển đối số. Ban lãnh đạo phải hoạch định chi tiết những công việc và thời gian thực hiện công việc đó cũng như kết quả dự đoán của công việc… Kế hoạch càng chi tiết, được xây dựng càng cụ thể thì quá trình thực hiện càng dễ dàng, hạn chế sai sót…Mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào mục tiêu đặt ra và đặc thù riêng để lập ra chiến lược chuyển đổi số phù hợp.

Số hóa các tài liệu và quy trình

Số hóa dữ liệu chính đã yếu tố tiên quyết trong quá trình chuyển đổi số ở doanh nghiệp. Tất cả những thông tin tài liệu đều phải chuyển đổi thành định dạng kỹ thuật số và có khả năng lưu trữ, bảo mật cao. Việc số hóa dữ liệu giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý, nắm bắt, tìm kiếm dữ liệu khi cần thiết đồng thời tăng tinh bảo mật cho toàn bộ thông tin doanh nghiệp. 

Áp dụng công nghệ mới để quá trình chuyển đổi số trở nên dễ dàng
Áp dụng công nghệ mới để quá trình chuyển đổi số trở nên dễ dàng

Song song đó, các quy trình phát triển, hoạt động của doanh nghiệp cũng nên được số hóa. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian làm việc, giải quyết và xử lý vấn đề trơn tru, đơn giản hơn, giảm thiểu được chi phí nhân sự, gia tăng sự hài lòng với khách hàng… Từ đó uy tín và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cũng được tăng lên đáng kể. 

Đội ngũ nhân sự

Bên cạnh những thay đổi về công nghệ thì yếu tố con người trong quá trình chuyển đổi số cũng vô cùng quan trọng. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực chất lượng, hệ thống nhân sự có chuyển môn cao cùng với tư duy sáng tạo, không ngừng thay đổi, đổi mới… Nhân viên trong doanh nghiệp phải là những người được đào tạo về khoa học công nghệ, để dễ dàng thích ứng với chu trình chuyển đổi số.

Áp dụng công nghệ mới

Các doanh nghiệp hiện nay đa số đều mắc phải những khó khăn trong quá trình xây dựng hạ tầng công nghệ nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi số. Do vậy mọi sự đổi mới đều phải được thực hiện kỹ lưỡng và kỹ càng. Thời điểm hiện nay, các giải pháp phần mềm phục vụ cho chuyển đổi số ngày càng được hoàn thiện và tối ưu. Các doanh nghiệp nên chú trọng trong việc xem xét, lựa chọn và tìm hiểu kỹ càng để áp dụng hiệu quả những tính năng của công nghệ số, nhằm mang đến kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số sẽ tránh được những nguy cơ thất bại hoặc rủi ro. 

► Xem thêm: Xây dựng quy trình chuyển đổi số với 5 bước cơ bản

Tạm kết: 

Bài viết trên đã đưa ra bức tranh về thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp và giải pháp để chuyển đổi số hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Để được tư vấn và Demo về lộ trình chuyển đổi số theo đặc thù doanh nghiệp. Đăng ký ngay hoặc liên hệ Hotline: 1900 6123

BAN BIÊN TẬP ASOFT