Đẩy mạnh chuyển đổi số – Quyết định “sống còn” trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh Sars-Cov-2

Ngày đăng 20-08-2021
Đại dịch Covid-19 kéo dài suốt gần 2 năm vừa qua đã gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung; và hoạt động kinh doanh vận hành của các doanh nghiệp nói riêng. Khi những tác động tiêu cực vẫn chưa hề giảm xuống, đặc biệt với sự xuất hiện của chủng mới Sars-Cov-2; thì lời kêu gọi đẩy mạnh chuyển đổi số được xem là liều thuốc giúp doanh nghiệp kháng cự trước tình hình hiện tại; và là nền tảng để tiếp tục vận hành và phát triển trong môi trường kinh tế thay đổi hậu dịch.


► Xem thêm: 4 Yếu tố đắt giá trong cuộc đua chuyển đổi số Digital Transformation

Bối cảnh chuyển đổi số hiện nay ở các doanh nghiệp

Chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp

Chuyển đổi số – Digital Transformation được hiểu đơn giản là hoạt động doanh nghiệp sử dụng các công nghệ số hiện đại; nhằm thay đổi phương thức hoạt động vận hành; thay đổi bộ máy quản lý doanh nghiệp; chuyển đổi mô hình kinh doanh hay cải thiện cách thức tiếp cận, chăm sóc khách hàng.

Mọi doanh nghiệp hiện nay đều thấu hiểu về hiệu quả cũng như lợi ích của chuyển đổi số mang lại. Tuy nhiên chưa nhiều doanh nghiệp bắt đầu thực sự một lộ trình chuyển đổi số thực sự; vì nhiều rào cản bên trong và bên ngoài.

Hiện trạng chuyển đổi số đẩy mạnh tại các doanh nghiệp

Chuyển đổi số hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp chú trọng và đẩy mạnh một cách quyết liệt
Chuyển đổi số hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp chú trọng và đẩy mạnh một cách quyết liệt

Việc chuyển đổi số tất nhiên đã không hề mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn gần đây; tuy nhiên nó lại đang diễn ra với tốc độ được đánh giá là khá chậm. Nếu như ngày trước, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung chuyển đổi số ở các khu vực hướng nội bộ; như cải thiện sản phẩm, cải tiến quy trình làm việc hay nâng cao các trải nghiệm của nhân viên. Thì Sars-Cov-2 đã tạo nên những thách thức thật sự và rõ ràng; khiến nhiều doanh nghiệp phải tăng tốc hơn trong hành trình số hóa toàn bộ bộ máy của mình. Nhằm đáp ứng không chỉ là các chuyển đổi nội bộ; mà còn là cả quy trình bên ngoài để đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng thời cuộc.

Tuy nhiên, trước các tác động ngày càng phức tạp của Sars-Cov-2; các doanh nghiệp Việt Nam đang dần thay đổi cách thức vận hành để thích ứng với tình hình hiện tại. Như trang bị các công cụ, nền tảng văn phòng điện tử; hỗ trợ nhân viên làm việc tại nhà hiệu quả và hiệu suất hơn. Theo thống kê sáu tháng đầu năm 2021, số lượng các doanh nghiệp cchủ động tìm kiếm các giải pháp phần mềm đã tăng vượt bậc gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là một dấu hiện đáng mừng; là bước đi khôn ngoan để tìm ra con đường sống sót cho doanh nghiệp; không chỉ để ứng phó với tình hình hiện tại, mà còn là đầu tư cho tương lai bền vững.

► Xem thêm: Chuyển đổi số – Xu hướng tăng trưởng tất yếu của thời đại 4.0

Đẩy mạnh chuyển đổi số – Vũ khí để vượt qua khủng hoảng

Ngay khi đại dịch bùng nổ, một vấn đề được các chuyên gia đề cập; đó là tìm ra avf trang bị “vũ khí” giúp các doanh nghiệp sống sót, duy trì trong khủng hoảng. Dù đã để lại những hệ lụy và tác động nặng nề, song Sars-Cov-2 được nhìn nhận là một cơ hội vàng để các daonh nghiệp thức tỉnh; nhận ra tính quan trọng của công nghệ trong kinh doanh; và hướng tới những cải cách mang tính bền vững hơn. Đây cũng là thời điểm hoàn hảo để các doanh nghiệp đón bắt cơ hội kinh doanh mới, xu hướng công nghệ mới. Giúp doanh nghiệp xoay chuyển tình hình, chuyển đổi mô hình kinh doanh và phát triển ngay cả trong khủng hoảng.

Tận dụng các tiến bộ khoa học và ứng dụng trong kinh doanh là chìa khoá để nâng cao hiệu quả quản lý vận hành; đón đầu các cơ hội mới. Theo các chuyên gia và các doanh nghiệp đầu ngành, đây không còn là một xu hướng nữa, mà là sự lựa chọn bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp.

Thực tế vừa qua, không ít doanh nghiệp đã phải giải thể, dừng hoạt động vô thời hạn, thậm chí phá sản. Những doanh nghiệp đang còn duy trì hoạt động “thời chiến” gọng kìm giữa hai vấn đề:. Chống dịch và đảm bảo hoạt động vận hành, kinh doanh liên tục. Theo đó, ứng dụng công nghệ để đảm bảo giãn cách, và ưứng dụng công nghệ để đáp ứng vận hành trực tuyến hiệu quả.

Đẩy mạnh huyển đổi số – Lối đi để “sống sót” cho doanh nghiệp qua mùa đại dịch

Khi giãn cách xã hội, mọi người đều cần ở trong nhà. Doanh nghiệp buộc phải để nhân viên làm việc tại nhà, hoặc hạn chế đến công ty. Khi ấy, nhu cầu tiêu dùng đã chuyển dịch từ việc mua hàng hoá truyền thống sang các kênh mua sắm trực tuyến, hạn chế tiếp xúc.

Chuyển đổi số: Đổi mới để bứt phá vượt dịch
Chuyển đổi số: Đổi mới để bứt phá vượt dịch

Một trong những hoạt động chuyển đổi số dễ nhận thấy nhất ở các doanh nghiệp trong mùa dịch; đó chính là chuyển giao từ loại hình kinh doanh truyền thống sang các nền tảng bán hàng online như website, các trang mạng điện tử hay các trang mạng xã hội. Nhằm tiép cận đối tượng khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh số. Theo một thống kê của Ngân hàng Thế giới cho rằng tại Việt Nam, các công ty bắt tay thực hiện hoạt động chuyển đổi số trong hơn 6 tháng vừa qua đã lên đến xấp xỉ 60%. Điều này tạo nên một làn sóng xu hướng bùng nổ trong việc ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp.

Có thể nói, khi thế giới giãn cách. Mọi thứ chỉ có thể liên lạc, cập nhật và tìm hiểu thông qua các kênh trực tuyến; kể cả mua sắm, tiêu dùng, đàm phán, chuyển giao. Doanh nghiệp cần hoà mình và sẵn sàng trên các mặt trận thị trường ấy; để giới thiệu, đáp ứng nhu cầu tăng cao. Mà chỉ có việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong thời điểm này mới là chìa khoá để doanh nghiệp khởi động lại con tàu của mình.

► Xem thêm: 4 mô hình chuyển đổi số mọi doanh nghiệp cần biết

Khởi động chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Đổi mới để bứt phá

Tại một hội nghị, Cục Tin học hóa thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông đã đưa ra nhận định rằng, sẽ có 7 lĩnh vực được dự đoán sẽ có thay đổi vượt bậc sau đại dịch. Đó là: Làm việc từ xa, giáo dục trực tuyến online, y tế điện tử, phương tiện tự động lái, mua sắm trực tuyến, tổ chức các sự kiện/hội chợ/triển lãm ảo trên không gian mạng.

Thế giới sau đại dịch sẽ là thế giới khác biệt hoàn toàn với những quy luật mới. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần chuẩn bị ngay bây giờ; để trở thành một doanh nghiệp có sự ứng phó mềm dẻo, thích ứng linh hoạt, tạo tiền đề cho bứt phá. Hơn 98% các doanh nghiệp tiên phong với nền văn hóa đổi mới nhận định rằng:. Đổi mới là chìa khóa để nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường. Những doanh nghiệp này đã vững vàng hơn trước các cuộc khủng hoảng; và có khả năng phục hồi, thích ứng nhanh hơn. 

Nhờ khả năng đổi mới, các doanh nghiệp tiên phong đã thể hiện được sự kiên cường. Trên thực tế, số doanh nghiệp tiên phong dự kiến sẽ tăng doanh thu nhiều hơn đến 50% so với các doanh nghiệp còn lại. Và 1 trên 3 doanh nghiệp tiên phong dự kiến sẽ tăng trưởng thị phần bất chấp khủng hoảng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số: Thay đổi hay là chết

Tại sao doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số ngay trong dịch?

Đẩy mạnh chuyển đổi số ngay trong dịch để tồn tại
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngay trong dịch để tồn tại

Nhiều doanh nghiệp cho rằng. Giai đoạn dịch là một giai đoạn khó khăn, cần phải hạn chế các hoạt động vận hành; hoặc các hoạt động hao tốn chi phí, nguồn lực. Đối với chuyển đổi số – một khoảng đầu tư xa xỉ, thì để khi nào ổn định rồi hãy bắt đầu. Liệu còn kịp không?

Thực tế thì, chuyển đổi số đã là một xu hướng đã bùng nổ từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, khi đến Việt Nam, làn sóng ấy dần yếu đi; bởi văn hóa ngại thay đổi, ngại đầu tư của các doanh nghiệp. Cho đến khi xuất hiện đại dịch – như là một hạn chót deadline dành cho các doanh nghiệp. Thay đổi hay là chết!

Bắt đầu với một chiến lược chuyển đổi số bài bản trong doanh nghiệp

Đối với chuyển đổi số, sẽ có nhiều con đường và nhiều cách thức khác nhau mà doanh nghiệp có thể ứng dụng. Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn, nguồn lực hiện tại hay các định hướng phát triển đặc thù của doanh nghiệp; mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 5 phương thức chuyển đổi sau đây:

1/ Ứng dụng và tối ưu nền tảng số

Đó là tạo ra một không gian trực tuyến để vận hành chung cho khách hàng; nhân viên lẫn các nhà cung cấp. Dựa trên nền tảng số đó, doanh nghiệp, nhân viên, khách hàng và đối tác có thể kết nối trực tiếp với nhau. Nâng cao hiệu quả trong việc lưu truyền dữ liệu, thông tin. Hay nói cách khác là cùng hưởng lợi từ việc kết nối này.

2/ Tích hợp công nghệ hoá vào sản phẩm, dịch vụ

Nhiều công nghệ mới hiện nay như AR – Thực tế ảo đã hỗ trợ người mua trong việc trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ như việc ướm thử quần áo, tham quan và trải nghiệm thực tế cơ sở kinh doanh,.. hoàn toàn ảo. Hoặc chỉ riêng việc đưa sản phẩm đến các trang thương mại điện tử, website,. chẳng hạn.

3/ Cá nhân hóa theo sở thích người tiêu dùng

Trước quá nhiều thông tin và dữ liệu số hiện nay; người tiêu dùng bắt đầu tỏ ra khó tính và yêu cầu cao hơn. Một trong số đó là cá nhân hoá. Những quảng cáo liên quan hơn, các sản phẩm đặc thù hơn, dịch vụ khác biệt hơn; hay các sản phẩm có thể tuỳ chỉnh theo sở thích của họ là những điểm cộng lớn dành cho các thương hiệu.

Dữ liệu thu thập qua phần mềm CRM cho phép doanh nghiệp cá nhân hoá nội dung và cách thức khi tiếp cận và chăm sóc khách hàng
Dữ liệu thu thập qua phần mềm CRM cho phép doanh nghiệp cá nhân hoá nội dung và cách thức khi tiếp cận và chăm sóc khách hàng

Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần hiểu về từng khách hàng của họ. Không chỉ là các thông tin cá nhân, àm còn là sở thích, nhu cầu, đặc điểm, tính cách nữa. Việc này được giải quyết tối ưu bằng cách ứng dụng hệ thống CRM khi thu thập, lưu trữ; phân tích thông tin và phân nhóm người dùng. Để có thể tiếp cận đến từng nhóm khách hàng theo đặc điểm, sở thích của họ.

4/ Phân phối sản phẩm trên các kênh trực tuyến.

Việc di cư lên nền tảng số đã được các doanh nghiệp triển khai trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, càng ngày càng nhiều các nền tảng bán hàng khác như:. Sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, app điện thoại,.. là những kênh giúp bạn tiếp cận tốt hơn với khách hàng. Doanh nghiệp không nên bỏ qua các kênh trực tuyến tiềm năng này. Để có thể xuất hiện và tăng độ phủ của doanh nghiệp mình.

5/ Tối ưu hoá và tự động hóa quy trình.

Hơn 80% danh mục công việc trong mỗi doanh nghiệp đều là những công việc lặp lại. Việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hoá để tinh giản những quy trình lặp lại; giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và khai thác nguồn lực hiệu quả hơn; vừa đảm bảo được tính chuẩn xác và hệ thống. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có thể tập trung hơn cho 20% công việc tạo ra giá trị quan trọng.

Có thể kể đến là hệ thống marketing automation trong phần mềm CRM; giúp tự động chăm sóc khách hàng, gửi email/sms theo lịch với kịch bản có sẵn.

► Xem thêm: 6 Giai đoạn chuyển đổi số và các vấn đề cốt yếu của việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số

Tạm Kết

Daonh nghiệp của bạn đang ở đâu giữa dịch và trong thế giới 4.0. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể nhận ra tính cấp thiết và quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số ngay trong mùa dịch.

Để được tư vấn và demo các giải pháp phần mềm hỗ trợ quá trình chuyển đổi số. Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đên ASOFT qua hotline: 1900 6123

► Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp mùa dịch: Giai đoạn vàng để kiến tạo nền tảng số

Ban Biên Tập ASOFT.