Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam: Người đã nhập cuộc – Kẻ còn loay hoay

Ngày đăng 24-08-2021
Chuyển đổi số đã không còn là sân chơi xu hướng dành cho các “ông lớn” nữa. Không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa lẫn các start-up non trẻ; đã lựa chọn và ứng dụng chuyển đổi số với các giải pháp hợp lý. Nhưng vẫn mang lại hiệu quả và xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng biệt. Ngược lại, vẫn nhiều doanh nghiệp thờ ơ và chưa dành nhiều sự quan tâm cần thiết. Đó cũng là thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau.


► Xem thêm: 4 Yếu tố đắt giá trong cuộc đua chuyển đổi số Digital Transformation

Thực trạng Chuyển đổi số trên thế giới và ở Việt Nam

Tổng quan thực trạng chuyển đổi số trên thế giới

Bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số đã không còn là tầm nhìn chiến lược hay mục tiêu dài hạn trong kế hoạch của các doanh nghiệp nữa; mà đã dần trở thành một thực tế bắt buộc thực tại tại các doanh nghiệp. Với mục tiêu để không bị tụt hậu và có khả năng phát triển. Điều này có thể nhận thấy khi ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp đã bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số. Và ngày càng coi trọng hơn giá trị của của dữ liệu thông tin trong doanh nghiệp.

Digital Transformation đang là vấn đề được toàn thế giới đặc biệt quan tâm
Digital Transformation đang là vấn đề được toàn thế giới đặc biệt quan tâm

Microsoft đã chỉ ra rằng, tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; có hơn 44% trong tổ số 615 doanh nghiệp được nghiên cứu cho biết họ đã thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp mình. Trong đó là đo lường mức độ thành công của quá trình chuyển đổi số và coi dữ liệu thông tin được như một tài sản vốn quan trọng.

Còn tại Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nhằm xác định các mục tiêu về phát triển kinh tế công nghệ số; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế số. Theo kế hoạch đến năm 2025, kinh tế số tại Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP; năng suất lao động hàng năm sẽ tăng trên 7%; tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 10%. Và kỳ vọng Việt Nam sẽ nằm trong top 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin trên thế giới.

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

Tổng quan

Khảo sát “Thực trạng Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Covid-19” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vào năm 2020; cho thấy các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã bắt đầu xác định các nhận thức; và triển khai ứng dụng các phần mềm/giải pháp công nghệ số vào vận hành. Như ở các khâu như quản trị nội bộ, quản trị mua hàng, hoạt động logistics, marketing truyền thông; hay bán hàng và thanh toán.

Nhất là trong bối cảnh khi dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng; các hoạt động phải hạn chế tiếp xúc và các biện pháp giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi. Từ đó đã gia tăng tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong một thời gian ngắn. Điển hình các ứng dụng có thể thấy xuất hiện trong quản lý nhân sự từ xa; các lớp học, hội thảo trực tuyến; chữ ký điện tử, háo đơn điện tử hay phê duyệt online,..

Trong lĩnh vực quản trị nội bộ, công cụ được nhiều doanh nghiệp Việt sử dụng nhất; đó là điện toán đám may, với hơn 60.6%. Tiếp đến là các hệ thống hội thảo tực tuyến và quản lý công việc quy trình với hơn 30%.

Những thay đổi trước và sau chuyển đổi số

Chuyển đổi số mang đến những lợi ích và tiềm năng phát triển vượt trội
Chuyển đổi số mang đến những lợi ích và tiềm năng phát triển vượt trội

Trong giai đoạn dịch, khảo sát cho thấy các doanh nghiệp Việt đã đặt kỳ vọng lớn hơn vào quá trình chuyển đổi số. Con số này là 98% doanh nghiệp kỳ vọng vào những thay đổi và lợi ích mang lại khi chuyển đổi số. Điển hình nhất là 71% doanh nghiệp đặt kỳ vọng vào khả năng giúp giảm chi phí. 64,1% kỳ vọng sẽ cắt giảm được giấy tờ và các quy trình không cần thiết. Hơn 45% tin tưởng việc ứng dụng phần mềm sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Vẫn tồn tại sự khác biệt rõ rệt giữa thực tế chuyển đổi số so với kỳ vọng; đặc biệt giữa các doanh nghiệp lớn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không chỉ khác nhau về hiệu quả, mức độ đầu tư và quan tâm cũng khác biệt.

Dù mang đến những lợi ích xứng đáng với nguồn lực đầu từ; thực trạng chuyển đổi số, đặc biệt ở Việt Nam không phải là màu hồng. Những khó khăn bắt nguồn từ nhiều phía; từ nhận thức của cấp lãnh đạo, từ cách thức triển khai cho đến lộ trình ứng dụng. Thực tế cho thất, trên toàn thế giới, trong 1,3 nghìn tỷ được chi cho hoạt động đầu tư chuyển đổi số; có đến 900 tỷ dô đã bị lãng phí (năm 2019). Đây không phải là một con số nhỏ, đã đánh động và gây ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trước chặng đường này.

► Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp mùa dịch: Giai đoạn vàng để kiến tạo nền tảng số

Chuyển đổi số ở Việt Nam: Chưa biết bắt đầu từ đâu

97% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa sẵn sàng ứng dụng chuyển đổi số để thích ứng với các biến động. Cuộc khảo sát của VCCI đã thể hiện rõ nhất vấn đề này.

 Thực trạng nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong vòng xoáy chuyển đổi số
Thực trạng nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong vòng xoáy chuyển đổi số

Kết quả khảo sát thực trạng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam

Là kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm ngoái cho thấy; khoảng 22% doanh nghiệp nhận thấy các tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến họ; và 32,7% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số vẫn chưa có tác động rõ rệt; nhưng tương lai sẽ bị tác động. Theo đó, hơn một nửa doanh nghiệp đã có các nhận thức về làn sóng công nghệ số và các khả năng doanh nghiệp của họ chịu tác động.

Tuy nhiên, trái với những con số trên, chỉ có 6,6% doanh nghiệp cho rằng họ đủ nguồn lực để tạo nên sự thay đổi toàn diện; từ hệ thống cũ hiện tại sang hệ thống với công nghệ mới. Bên cạnh đó là 34,6% doanh nghiệp sẽ thực hiện thay đổi từng bước do không đủ nguồn lực. 27,5% doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình chuẩn bị nguồn vốn và nguồn lực. Và hiện có tới 31,1% doanh nghiệp vẫn… chưa thực sự làm gì.

Nguyên nhân của thực trạng chần chừ trước chuyển đổi số

Điều đáng chú ý ở cuộc khảo sát trên, đó là mặc dù đã nhận ra những lợi ích và xu hướng chuyển dịch thiết yếu; cũng có khả năng trang bị các nguồn lực cần thiết; những nhiều doanh nghiệp lại “thiếu hiểu biết” về các kiến thức, kỹ năng và năng lực cho chuyển đổi số. 70% các doanh nghiệp chưa biết chính xác hiện trạng hệ thống công nghệ của mình; và cũng không thể xác định phương hướng cho quá trình chuyển đổi số tiếp theo.

Một con số nhỏ các doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số đã mang đến những tín hiệu tích cực đối với công cuộc chuyển đổi số. Khi chứng minh được tính lợi thế, khả năng thích ứng trong suốt mùa dịch Covid-19 vừa qua. Song, những tác động tiêu cực của đại dịch đang khiến mọi doanh nghiệp trở nên cầm chừng hơn. Tâm lý lo sợ và ngại đầu tư, khiến họ trùng lại và đợi chờ.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn xem chuyển đổi số là một cuộc chiến bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Hoặc đánh giá chuyển đổi số chỉ là cuộc chơi đốt tiền của “người giàu”. Dù Việt Nam đang được đánh giá là hết sức tiềm năng và lợi thế để ứng dụng công nghệ; sự chần chừ và thiếu quyết đoán của các doanh nghiệp đang làm công cuộc chuyển đổi số trở nên trì trệ và tụt hậu hơn.

► Xem thêm: Doanh nghiệp chuyển đổi số – Nên bắt đầu từ đâu?

Chuyển đổi số tại Việt Nam: Công nghệ nằm trong tầm tay

Việt Nam đang nằm trong top 3 nền kinh tế ở Đông Nam Á; với số lượng các doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết về công nghệ số; để phát triển các mô hình kinh doanh bền vững trong tương lai.

Doanh nghiệp Việt có đầy đủ Thiên thời - Địa lợi - Nhân hoà cho một chiến dịch chuyển đổi số toàn diện
Doanh nghiệp Việt có đầy đủ Thiên thời – Địa lợi – Nhân hoà cho một chiến dịch chuyển đổi số toàn diện

Trong giai đoạn hiện tại, khi nền kinh tế đang bị ảnh hưởng và gián đoạn bởi đại dịch Covid-19; nhiều doanh nghiệp đã nhận ra thời điểm “hạn chót” của chuyển đổi số. Tại thời điểm này, doanh nghiệp có trong tay 3 yếu tố thiên thời – địa lợi- nhân hoà để triển khai chuyển đổi. Sau thời điểm này, thị trường sẽ bắt đầu cuộc thanh trừng để loại bỏ những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.

✔ Thiên thời:

Môi trường và nền kinh tế trong đại dịch đang hình thành và củng cố nền tảng kinh doanh mới; đó là trực tuyến. Đây là một môi trường kinh doanh đầy tiềm năng; không giới hạn về thời gian và không gian. Bên cạnh đó, việc vận hành và quản lý từ xa đang giúp doanh nghiệp xác định và xây dựng các giá trị văn hoá. Các cách thức liên lạc, làm việc, chuyển giao thông tin một cách gọn, nhanh, đúng. Điều đóng vai trò quan trọng cho quá trình chuyển đổi số

✔ Địa lợi:

Có thể nói, Việt Nam đã sẵn sàng trang bị cho một công cuộc chuyển đổi toàn diện. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều nhà cung cấp và tư vấn các giải pháp phần mềm dày dặn kinh nghiệm và đa dạng về lựa chọn. Không chỉ là các giải pháp từ nước ngoài, các giải pháp thuần Việt giúp doanh nghiệp ứng dụng nhanh và phù hợp hơn.

Việt Nam cũng là quốc giá có chỉ số hạ tầng liên quan đến kết nối tương đối tốt. Bên cạnh đó là nhiều lựa chọn về công nghệ, lộ trình,.. thích hợp cho từng quy mô, định hướng phát triển của từng doanh nghiệp. Như các giải pháp đám mây, các công cụ quản lý và phân tích, hệ thống tự động hoá một vài công đoạn nhất định trong doanh nghiệp. Chưa bao giờ, thị trường Việt lại sẵn sàng hơn như lúc này!

✔ Nhân hoà:

Một trong những điều khiến doanh nghiệp chần chừ khi tiếp cận chuyển đổi số; có thể kể đến đó là con người. Với văn hoá ngại thay đổi và luôn tất bật với những công việc kém hiệu quả; nhân viên sẽ chính là rào cản khiến các doanh nghiệp khó có thể triển khai chuyển đổi số toàn diện. Còn bây giờ thì sao?

Một lực lượng lao động trẻ và hiện đại là những người sẵn sàng tiếp thu; thay đổi và hướng đến các mục tiêu hiệu quả. Khoảng thời gian giãn cách, khi các hoạt động trong doanh nghiệp được nới lỏng. Đó chính là thời điểm thích hợp để lên kế hoạch và triển khai ứng dụng một nền tảng hệ thống công nghệ trong doanh nghiệp. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu làm việc và quản lý từ xa của nhân viên; cung cấp cho nhân viên nền tảng để làm việc thông minh hơn; mà còn là cơ hội để các nhà lãnh đạo dễ dàng đánh giá hiệu quả mà công cuộc chuyển đổi số mang lại.

Tạm Kết

Chuyển đổi số đang mở ra những cơ hội và tiềm ẩn nhiều thách thức dành cho các doanh nghiệp Việt; nhất là trong bối cảnh đại dịch hiện nay. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải chuẩn bị sẵn sàng về tư tưởng, kiến thức, kỹ năng; nhằm thích ứng với sự thay đổi sẽ diễn ra liên tục và và rất khó đoán hiện nay.

Thực trạng đã cho thấy có không ít doanh nghiệp đã không nhận thấy sự cần thiết của quá trình chuyển đổi số. Chậm thay đổi cũng như không thực hiện việc chuyển đổi số một cách triệt để. Dù là quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì những doanh nghiệp cũng không tránh được sự tụt hậu và dần bị loại ra khỏi cuộc chơi.

Với nền tảng công nghệ có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng theo hướng tích cực; cộng với sự ủng hộ của chính phủ, hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam đang ở trong thời kỳ rất sôi động. Đặt kỳ vọng sự chuyển mình kịp thời của các doanh nghiệp sẽ tạo nên thế và lực mới.

Công ty Cổ phần ASOFT – Chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Là đối tác suốt 18 năm của hơn 3,000 doanh nghiệp đầu ngành trong đa dạng lĩnh vực: Phúc Long, Meiko, Lavo, Wesser, Savipharm, Tân Thành Container,..

Những khách hàng tiêu biểu ở các lĩnh vực, ngành nghề đã đồng hành cùng ASÒT trong suốt 18 năm
Những khách hàng tiêu biểu ở các lĩnh vực – ngành nghề đã đồng hành cùng ASOFT trong suốt 18 năm

Để được tư vấn và demo lộ trình chuyển đổi số đặc thù cho doanh nghiệp, Đăng ký ngay hoặc liên hệ hotline: 1900 6123.

► Xem thêm: Chuyển đổi số ngành bán lẻ – Xu hướng nổi bật của thời đại 4.0

Ban Biên Tập ASOFT.