Tiêu chí đánh giá chất lượng của đơn vị cung cấp hệ thống ERP.

Ngày đăng 19-11-2022

Trong những năm gần đây, xu hướng ứng dụng hệ thống ERP ngày càng phổ biến và trở nên mạnh mẽ do nhu cầu, mong muốn hoàn thiện quy trình quản lý của các doanh nghiệp. Tuy nhiên để triển khai thành công, việc lựa chọn một đơn vị cung cấp hệ thống ERP chất lượng được yếu tố quan trọng. Vậy đâu là tiêu chí để đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp hệ thống ERP chất lượng, phù hợp với đặc thù doanh nghiệp? 


Tiêu chí đánh giá hiệu quả của đơn vị cung cấp hệ thống ERP.

Năng lực của đơn vị cung cấp.

Khi lựa chọn đối tác triển khai hệ thống ERP thì một cuộc điều tra về năng lực của bên cung cấp là một quá trình cần thiết. Bằng cách so sánh các kết quả, bạn sẽ tìm ra được đơn vị cung cấp tốt nhất. Ngoài ra, nên tham khảo các dự án họ đã từng triển khai cho những đơn vị cùng ngành nghề với doanh nghiệp bạn từ đó có thể lựa chọn được nơi cung cấp hệ thống ERP phù hợp nhất với tổ chức

Đáp ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. 

Việc đơn vị cung cấp có đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của công ty về hệ thống ERP không là điều tất cả các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vì vậy, nhóm dự án nên đưa cho đơn vị cung cấp một danh sách các nhu cầu để họ có thể trình bày cách mà hệ thống ERP đáp ứng được yêu cầu này.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả của đơn vị cung cấp hệ thống ERP.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả của đơn vị cung cấp hệ thống ERP.

Hơn nữa, nhóm dự án phải không ngừng nâng cao yêu cầu với các đề xuất cho các dịch vụ tư vấn triển khai phần mềm erp, tư vấn tích hợp và tư vấn kinh doanh. Nếu nhà cung cấp hiểu được đặc tính của doanh nghiệp và nhóm khách hàng đang hướng đến, họ sẽ hiểu được những thách thức, khó khăn mà công ty đang đối mặt. Kinh nghiệm làm việc với yêu cầu kinh doanh đặc thù, nhà cung cấp tốt sẽ tìm được giải pháp cho hệ thống công ty của bạn.

► Xem thêm: Lựa chọn công ty gia công phần mềm ERP phù hợp với doanh nghiệp

Các chính sách hỗ trợ trước và sau khi triển khai hệ thống ERP

Một đơn vị cung cấp hệ thống ERP đạt chuẩn phải đáp ứng được 3 chính sách hỗ trợ người dùng đó là: chính sách tư vấn, dịch vụ hỗ trợ triển khai phần mềm ERP, chế độ bảo hành.

Chính sách tư vấn: Một nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ biết đâu là quy trình tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn và tư vấn được cho bạn về quy trình quản lý phù hợp, dù công ty đã có quy trình quản lý hay chưa thì việc tìm được đơn vị cung cấp có khả năng tư vấn quy trình là yếu tố rất quan trọng.

Chính sách hỗ trợ triển khai hệ thống ERP: dịch vụ hỗ trợ người dùng 24/7 là vô cùng cần thiết. Quá trình triển khai sẽ tiềm ẩn các vấn đề phát sinh như lỗi từ phần mềm, hiểu sai quy trình, khách hàng không hiểu cách dùng,… Do đó, dịch vụ hỗ trợ online hoặc offline là rất quan trọng.

Chính sách bảo hành hệ thống ERP: dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau dự án cũng không kém quan trọng. Doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP trong suốt quy trình hoạt động. Khi phần mềm có trục trặc, đơn vị cung cấp phải có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng nhanh chóng, kịp thời. 

Rủi ro và chi phí

Để nhận biết toàn bộ những chi phí công ty phải chi trả trong quá trình triển khai hệ thống ERP: chi phí phần mềm, chi phí hỗ trợ theo thời gian, chi phí thực hiện, chi phí phần cứng. Cùng với chi phí luôn có những rủi ro mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Vì thế, hãy đặt ra những câu hỏi dưới đây trước khi quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp hệ thống ERP:  

Những cạm bẫy, rủi ro có thể đem lại hậu quả trong quá trình triển khai dự án ERP là gì?

Nhà cung cấp có đưa ra thời hạn chắc chắn, mục tiêu rõ ràng, chuẩn mực, đồng thời chấp nhận chịu phạt nếu không đạt được mục tiêu đã đề ra?

Tất cả những điều khoản trên đều có mục đích đánh giá mức độ chuyên nghiệp cũng như tinh thần trách nhiệm của nhà cung cấp.

Rủi ro và chi phí
Rủi ro và chi phí

Chọn đúng đơn vị cung cấp hệ thống erp đồng nghĩa với việc chọn đối tác sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị phần nền tảng, hỗ trợ đào tạo, giúp tổ chức giảm bớt quá trình chuyển đổi, xử lý những rủi ro gặp phải và luôn luôn đồng hành cho đến khi quá trình xây dựng hệ thống erp hoàn tất. Có thể lựa chọn các đơn vị cung cấp phù hợp để đi cùng và bạn đã hoàn thành một nửa hành trình thành công trong việc xây dựng hệ thống ERP.

Một hệ thống ERP hiệu quả một  gồm những yếu tố nào? 

Quản lý tài chính – kế toán

Khi áp dụng phần mềm quản lý hệ thống ERP, chủ doanh nghiệp không cần phải chờ đến cuối tháng,quý để có thể tổng hợp số liệu, báo cáo. Thay vào đó, bất cứ lúc nào muốn xem đều có thể theo dõi và bám sát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, kịp thời có những phân tích, sửa đổi nhằm mang đến những hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp.

► Xem thêm: Giải pháp ERP các ngành sản xuất – Hướng đi mới cho doanh nghiệp

Quản lý quan hệ, chăm sóc khách hàng 

Hệ thống ERP giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt nhất nhiệm vụ CSKH bằng cách lưu trữ thông tin như: Họ tên, tuổi, địa chỉ, sản phẩm đã sử dụng, đang gặp những khó khăn gì,… để có thể kịp thời chăm sóc và phục vụ khách hàng theo cách tối ưu nhất, chiếm được cảm tình với khách hàng. Giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán quản lý các tương tác với khách hàng của mình nhằm nâng cao, cải thiện mối quan hệ kinh doanh, giữ chân khách hàng đồng thời thúc đẩy tăng trưởng doanh số. 

Một hệ thống ERP hiệu quả một  gồm những yếu tố nào?
Một hệ thống ERP hiệu quả một  gồm những yếu tố nào? 

Trên phần mềm ERP, doanh nghiệp còn có thể lưu trữ, phân tích và báo cáo toàn bộ thông tin khách hàng, các lịch sử tương tác, lịch sử giao dịch, lịch sử tiếp cận giúp cho doanh nghiệp quản lý toàn diện thông tin, thấu hiểu khách hàng. Ngoài ra dữ liệu khách hàng lưu trữ trên hệ thống ERP còn đáp ứng tính bảo mật cao, hạn chế tình trạng thất thoát dữ liệu khách hàng.

Quản trị nhân lực

Với hệ thống ERP, công tác quản lý sẽ trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Người quản lý có thể chủ động nắm được khung giờ làm việc, khối lượng cũng như chất lượng công việc của nhân viên nhằm đưa ra mức lương và chính sách đãi ngộ phù hợp nhất.

Nâng cao hiệu suất làm việc

Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP sẽ là một công cụ tự động hóa một phần hoặc tất cả quy trình sản xuất, từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến ra thành phẩm, quản lý đầu ra đầu vào, đóng gói và nhiều công đoạn Quản lý kho hiệu quả

Hệ thống ERP trong doanh nghiệp giúp kiểm soát xem trong kho hiện tại đang còn bao nhiêu hàng, hàng hóa nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra làm sao. Từ đó, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm được tình hình hàng hóa trong kho và điều chỉnh lượng hàng nhập vào sao cho phù hợp để tránh sự lãng phí, thất thoát.

► Xem thêm: Phần mềm ERP đặc thù: Hướng đi mới của tương lai

Tạm kết

Công ty Cổ phần ASOFT tự tin khẳng định chất lượng của các dự án thực tế và đã nhận được sự công nhận của hơn 3.200 khách hàng. ASOFT luôn cam kết sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp các giải pháp phần mềm quản trị tổng thể tối ưu nhất; theo phương châm “Bán giải pháp, không bán phần mềm”. Quý doanh nghiệp có thể đăng ký thông tin TẠI ĐÂY; để nhận thêm thông tin về các giải pháp mà chúng tôi cung cấp.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm ERP phù hợp với đặc thù doanh nghiệp bạn, Đăng ký ngay; hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123

Ban biên tập ASOFT.