Nhân viên chưa cống hiến hết mình và nghệ thuật quản lý nhân sự dành cho nhà lãnh đạo

Ngày đăng 10-09-2021
Nhân viên hời hợt và không nỗ lực hết mình trong công việc; lý do không phải lúc nào cũng là từ một phía cả. Bên cạnh việc xác định vấn đề, nhà lãnh đạo cần nghiêm túc tìm hiểu lý do và cách cải thiện tình hình. Bài viết sau sẽ giúp các nhà quản lý nhân sự ứng dụng nghệ thuật quản trị trong phát hiện và giải quyết vấn đề này.


► Xem thêm: 6 Cách quản lý nhân sự tốt nhất dành cho nhà lãnh đạo

Nhân viên chưa thực sự cống hiến hết mình

Theo một khảo sát của trang thông tin tuyển dụng Anphabe, thì trong tổng số 26.000 người đang làm việc tại Việt Nam; chỉ có 13,8% nhân viên đánh giá là thật sự gắn kết với công ty; 46,9% nhân viên có tính gắn kết, 36,8% thờ ơ, hời hợt và 2,5% đánh giá là rất không gắn kết với công ty. Đáng chú ý là, trong số 39,3 % nhân sự thờ ơ với công ty thì vẫn có tới 67% vẫn quyết định tiếp tục ở lại. Họ là những người vẫn đang đi làm; nhưng lại không thực sự nỗ lực, không cống hiến hết mình cho công việc và công ty.

Nhân viên chán nản và chưa cống hiến hết mình cho công việc
Nhân viên chán nản và chưa cống hiến hết mình cho công việc

Tình trạng này không phải là một điều hiếm gặp. Rất nhiều doanh nghiệp Việt, và cả những doanh nghiệp lớn trên thế giới; cũng đang đau đáu với vấn đề này. Đây cũng là một thách thức mà bất kỳ nhà lãnh đạo và quản lý nhân sự nào cũng phải vượt qua. Thông thường, nhân viên ấy cũng chỉ làm những công việc ở mức tối thiểu; thậm chí cẩu thả và không để tâm. Bên cạnh việc thiếu trách nhiệm, chỉ nghĩ đến các vấn đề trước mắt, thiếu tầm nhìn; mà còn thiếu gắn kết và thờ ơ với các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Không phải lúc nào doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cũng tìm được một nhân lực có động lực tự thân mãnh liệt. Mà trong quá trình làm việc, nhất là khi dần có thâm niên; triệu chứng này càng thêm rõ rệt

Ứng dụng nghệ thuật quản lý nhân sự: Tìm hiểu những lý do tiềm ẩn

Có vô vàng lý do lớn nhỏ, khách quan đến chủ quan ảnh hưởng đến khả năng cống hiến của một nhân viên. Trong đó sẽ chia thành 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau.

Bản chất của công việc

Thông thường, các lý do đến từ bản chất công việc sẽ đến từ hai khía cạnh:

  • (1) Công việc không phù hợp với năng lực và mong muốn của nhân sự
  • (2) Khối lượng công việc quá nhiều, hoặc quá ít. Dẫn đến sự mệt mỏi, chán nản và thiếu động lực thực hiện công việc.

Đối với khía cạnh thứ nhất, nhân viên sẽ cảm thấy chán nản đối với công việc. Ngay cả khi công việc có đơn giản, hay phức tạp hơn khả năng của họ. Thường thấy đó sẽ là thái độ bất lực, chán nản và thiếu gắn kết với công việc lẫn công ty. Ở khía cạnh thứ hai, liên quan đến khối lượng công việc. Điều này thường thấy ở các doanh nghiệp; khi không cân đối nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, thiếu lộ trình phát triển bản thân rõ ràng; hoặc cơ hội thăng tiến không hứa hẹn; cùng là họ cảm thấy lạc lối, thiếu định hướng và mất đi động lực cống hiến.

Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên

Mối quan hệ với cấp trên thưởng nảy sinh ra nhiều bất đồng và căng thẳng. Bên cạnh các tác động tiêu cực, như: quản lý áp đặt, thúc ép, can thiệp quá nhiều; hoặc thiếu nghệ thuật quản lý nhân sự phù hợp,.. Thì cấp trên thiếu khích lệ, không tạo động lực và quan tâm đủ cũng là lý do khiến nhân viên thiếu gắn kết.

Mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên thường tồn tại nhiều bất đồng và căng thẳng
Mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên thường tồn tại nhiều bất đồng và căng thẳng

Bên cạnh đó, mối quan hệ của nhân viên với đồng nghiệp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tam lý, hiệu suất lẫn hiệu quả của nhân viên. Vấn đề thường thấy đó là cô lập, thiếu tương tác, thiếu chia sẽ cởi mở,… sẽ khiến nhân viên có xu hướng không dành nhiều tình cảm và gắn kết cho công việc. Vấn đề về văn hoá doanh nghiệp thực sự nguy hiểm – nếu nhà quản lý nhân sự không nhận ra kịp thời và có phương án điều chỉnh. Sự thờ ơ, chia rẽ sẽ như “con virút” lan truyền rộng; và ảnh hưởng lớn đến năng lượng và quan hệ của toàn doanh nghiệp.

Môi trường doanh nghiệp

Những vấn đề trong môi trườn doanh nghiệp đến từ chế độ lương bổng, đãi ngộ, quyền lợi của nhân sự đó; và các hoạt động nội bộ khác. Có đến 62% người tham gia khảo sát cho rằng họ không hài lòng với mức lương hiện tại. Họ cảm thấy mức lương hiện tại của mình thấp hơn kỳ vọng và thấp hơn thị trường. Từ đó tạo nên tâm lý tiêu cực và “chỉ làm vừa đủ”

Ngoài ra, daonh nghiệp thiếu các hoạt động nội bộ định kỳ như: Team building, Year End Party,… Hay các đãi ngộ trong các dịp lễ: Thưởng Tết, Tặng qua Trung thu,.. cũng khiến nhan viên nảy sinh các so sánh tiêu cực. Môi trường làm việc ở đây cần tính đến tính chuyên nghiệp và văn hoá vận hành của doanh nghiệp.

► Xem thêm: Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả trong môi trường làm việc công bằng

Ứng dụng nghệ thuật quản lý nhân sự: Giải quyết vấn đề

Phòng còn hơn sửa

Thay vì để vấn đề xảy ra và gây nên các ảnh hưởng tiêu cực; thì việc đúng-đủ trong quản lý nhân sự chính là nghệ thuật giúp doanh nghiệp tránh các sai lầm không đáng có. Trong đó, quy trình tuyển dụng nhân sự đóng vai trò quan trọng; quyết định đến 50% việc nhân sự ấy có cống hiến hết mình hay không.

Những tiêu chí trong việc tuyển dụng nhân sự mà nhà quản lý nhân sự cần quan tâm, đó là:

  • – Tuyển dụng đúng người cho đúng việc: Điều này bao gồm cách đánh giá và nhìn nhận về năng lực và cả mong muốn trong công việc của nhân sự ấy. Để sắp xếp họ trong vị trí, chức vụ phù hợp; để họ phát huy khả năng và cống hiến hết mình cho công việc.
  • – Tính cách phù hợp với văn hoá doanh nghiệp: Cần xem xét nhân sự ấy có khả năng thích nghi, hoạt động tốt và phát triển trong môi trường công ty hay không?
Tuyển dụng đúng người là điều quan trọng nhất trong nghệ thuật quản lý nhân sự
Tuyển dụng đúng người là điều quan trọng nhất

Xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ với các chuyên mục đánh giá, đào sâu là điều nhà quản lý nhân sự cần thực hiện. Để mang lại hiệu quả và độ chính xác cao, nhà quản lý của bộ phận/phòng ban ấy cần theo dõi và tham dự sát sao trong quy trình tuyển dụng.

Xác định vấn đề đang tồn tại

Những hoạt động định kỳ của doanh nghiệp có thể phát hiện ra vấn đề ở các nhân viên; đó là các khảo sát về mức độ hài lòng của nhân viên. Thế những, nếu chỉ dừng lại ở các con số thống kê, hay chỉ mặt điểm tên các nhân sự gặp vấn đề; thì việc đào sâu nguyên nhân một cách nghiêm túc và có kế hoạch thay đổi rõ ràng mới thực sự mang lại những cải thiện lâu dài. Để những cuộc khảo sát này không trở nên vô nghĩa và lãng phí thời gian; doanh nghiệp hãy sẵn sàng ứng phó, tìm hiểu và nỗ lực giải quyết.

Điều quan trọng ở đây là phải tạo nên sự tin cậy của nhân viên vào giá trị có thể đem đến sự thay đổi từ việc thực hiện khảo sát này. Những hành động sau đó của nhà quản lý nhân sự sẽ được doanh nghiệp chú ý và đánh giá.

Ngoài ra, những khảo sát định kỳ là một quá trình thực sự hiệu quả và cần thiết; giúp doanh nghiệp không chỉ nhìn ra các điểm yếu còn tồn tại; mà còn là cơ hội để khám phá điều gì khiến nhân viên yêu thích và gắn bó với công ty.

Giải quyết vấn đề với nghệ thuật quản lý nhân sự

Không phải doanh nghiệp nào cũng đối mặt với tất cả 3 nhóm nguyên nhân trên; nhưng cũng có khả năng ấy. Mỗi doanh nghiệp đều có một đặc trừng về văn hoá; cách thức vận hành hệ thống quản trị riêng biệt lẫn cách tồn tại vấn đề riêng. Chính vì thế, không có một công thức giải quyết nào chuẩn cho mọi vấn đề. Nhưng, những bước thực hiện gợi ý sau sẽ giúp bạn thực hiện đúng với nghệ thuật quản lý nhân sự:

  • ✔ Dựa trên bảng khảo sát về bản chất công việc, cấp trên, đồng nghiệp đội nhóm; hay cách thức quản lý, chế đồ đãi ngộ,..
  • ✔ Xác định và khoanh vùng những nhóm lý do nổi bật.
  • ✔ Sau đó cần tiến thành các bươi thảo luận, trao đổi thắng thắn trong nội bộ. Có thể là trong một nhóm, hoặc giữa nhóm với quản lý, hoặc với các cập cao hơn. Thậm chí, có thể tiến hành những buổi trao đổi cá nhân.
  • ✔ Từ những thông tin ở các buổi gặp, tổng hợp, đánh giá, phân tích để nhìn rõ và chính xác vấn đề
  • ✔ Sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ nghiêm trọng và dựa trên khả năng giải quyết của doanh nghiệp.
Những cuộc gặp gỡ thẳng thắn để đào sâu vấn đề là luôn cần thiết trong nghệ thuật quản lý nhân sự
Những cuộc gặp gỡ thẳng thắn để đào sâu vấn đề là luôn cần thiết

Cái hay và đặc biệt của nhà quản lý nhân sự, đó là lựa chọn và thực hiện những điều trên một cách khéo léo, công bằng và nghệ thuật. Để không làm khó xử cho các mối quan hệ và ảnh hưởng đến công việc chung của công ty.

► Xem thêm: Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự từ kinh nghiệm của LG Electronics

Không ngừng cải thiện môi trường doanh nghiệp

Ở đây chính là không ngừng cải tạo văn hoá ứng xử của doanh nghiệp. Đa phần nhân viên trở nên hời hợt và chán nản là do ảnh hưởng bởi không khí và văn hoá doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mong muốn nhân viên của mình thẳng thắn, tinh thần không ngại thay đổi; cống hiến hết mình và gắn kết với nhau, thì trước hết, doanh nghiệp phải thể hiện được điều ấy. Mà chính các lãnh đạo, nhà quản lý cần tiên phong cho văn hoá này.

Chính các nhà lãnh đạo cần thể hiện và thực thi sự thẳng thắn, nhiệt huyết và không ngại thay đổi. Ngược lại, nếu chính nhà lãnh đạo không đủ trung thực; không đủ dũng cảm và chân thành để nhận các sai lầm; hay không đủ nghiêm túc trong cải thiện tình hình thì chính nhân viên sẽ là bản sao cho những thiếu sót ấy. Hay nói, lãnh đạo làm gương là yếu tố động viên và khích lệ cực lớn với từng nhân viên.

Nghệ thuật quản lý nhân sự – Nhiệm vụ khó nhằn của nhà quản lý

Nhân viên không hết mình trong công việc vốn là một câu hỏi khó nhằn cho mọi nhà quản lý. Quản lý nhân sự là khoa học và cũng là nghệ thuật. Trước khi áp dụng một phương thức nào cho doanh nghiệp; nhà quản trị cần hiểu rõ về chính doanh nghiệp mình trước; sau đó là phát hiện các trở ngại trong việc thực thi mục tiêu và cải thiện.

Phần mềm Quản lý Nhân sự - Tiền lương ASOFT-HRM
Phần mềm Quản lý Nhân sự – Tiền lương ASOFT-HRM

Giúp nhà quản lý nhân sự quản lý, đánh giá và giám sát hiệu suất nhân sự, Phần mềm ASOFT-HRM sẽ là cánh tay phải đắc lực:

✔ Xây dựng và theo dõi quy trình tuyển dụng hiệu quả
✔ Đánh giá tính cách DISC
✔ Theo dõi và giám sát tiến độ đào tạo, phát triển của nhân sự
✔ Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc theo KPI, OKR,..
✔ Hỗ trợ tính lương theo năng suất, sản phẩm,..

Và còn nhiều tính năng khác hữu ích cho nhà quản trị nhân sự. Đăng ký ngay. Hoặc liên hệ hotline: 1900 6123 để được tư vấn và Demo chi tiết.

► Xem thêm: Phần mềm nhân sự HRM mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Ban biên tập ASOFT.