Quản trị kế hoạch SXKD và lợi ích của của việc lập ngân sách hoạt động trong doanh nghiệp

Posted 26-01-2024

Công tác xây dựng kế hoạch SXKD, bao gồm kế hoạch SXKD và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, cần được thực hiện hàng năm, bắt đầu từ thời điểm quý 4 của năm trước và kết thúc muộn nhất là vào cuối quý 1 của năm lập kế hoạch. Trình tự triển khai và các nội dung quan trọng của một bản kế hoạch SXKD năm cũng như kế hoạch tài chính của doanh nghiệp đã được trình bày tại Chương 5. Vì vậy, chương này tập trung đề cập tới một số nguyên tắc mà các lãnh đạo doanh nghiệp cần lưu ý để tối ưu hóa lợi ích trong quản trị kế hoạch SXKD năm và quản trị ngân sách năm.
 

 

Về quản trị kế hoạch SXKD

 

Minh họa về phân bố các chỉ tiêu kế hoạch xuống các bộ phận, phòng ban, đơn vị


Công tác xây dựng kế hoạch SXKD năm phải được thực hiện trên cơ sở gắn kết với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Căn cứ vào mục tiêu kế hoạch SXKD năm, lãnh đạo doanh nghiệp xem xét và phân bổ mục tiêu kế hoạch xuống các phòng ban, bộ phận và từng cá nhân để là cơ sở thực hiện quản lý hiệu quả hoạt động xuyên suốt trong toàn doanh nghiệp


Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp đã hoạt động, quy trình xây dựng kế hoạch SXKD năm nên được kết hợp giữa phương pháp Top – down (chỉ tiêu được xác định và phân bổ từ cấp quản lý doanh nghiệp) và Bottom – up (chỉ tiêu được đề xuất bởi những chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện) trên cơ sở tham chiếu tới các dữ liệu hoạt động quá khứ và dự báo xu hướng tương lai của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp duy trì và đảm bảo ý nghĩa về khích lệ nhân sự của hệ thống quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Lợi ích của việc lập ngân sách hoạt động

Lập ngân sách hoạt động là một phần quan trọng trong quá trình quản lý tài chính của doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp xác định cụ thể về những nguồn lực cần thiết để triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm mà còn là một công cụ quan trọng hỗ trợ quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động trong công ty.


1. Cụ thể hóa yêu cầu nguồn lực


Ngân sách giúp doanh nghiệp biết rõ mức đầu tư cần thiết cho từng mảng hoạt động

Ngân sách giúp doanh nghiệp biết rõ mức đầu tư cần thiết cho từng mảng hoạt động và dự kiến được tình hình tài chính trong tương lai. Điều này giúp tạo ra sự dự trù và ổn định trong việc quản lý tài chính.


2. Phân bổ ngân sách cụ thể


Phân bổ ngân sách cụ thể cho từng phòng ban, bộ phận là một phần quan trọng của quá trình lập ngân sách
 
Phân bổ ngân sách cụ thể cho từng phòng ban, bộ phận là một phần quan trọng của quá trình lập ngân sách. Điều này giúp quản lý có cái nhìn rõ ràng về việc tiêu dùng nguồn lực trong doanh nghiệp và theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện ngân sách một cách hiệu quả hơn.

3. Rà soát và đối chiếu ngân sách


Để đảm bảo tính chính xác và phù hợp của ngân sách doanh nghiệp nên rà soát và đối chiếu ngân sách với các hạng mục công việc và chi phí


Việc rà soát và đối chiếu ngân sách với các hạng mục công việc và chi phí trước khi triển khai là một bước quan trọng để đảm bảo tính chính xác và phù hợp của ngân sách. Nhờ đó, doanh nghiệp có khả năng nhận diện kịp thời các nội dung phát sinh ngoài dự tính và có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh.


4. Thiết lập cơ chế kiểm soát


Việc thiết lập cơ chế kiểm soát trong quá trình thực hiện là một phần quan trọng trọng công tác quản trị tài chính

Cuối cùng, việc thiết lập cơ chế kiểm soát trong quá trình thực hiện ngân sách và quản lý điều chuyển ngân sách trong trường hợp không đạt được cam kết là một phần quan trọng trọng công tác quản trị tài chính. Nó giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân và bộ phận có liên quan trong công việc quản lý tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực.


Kết luận

Việc quản trị kế hoạch SXKD và lập ngân sách hoạt động là những công việc quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chúng giúp doanh nghiệp xác định chiến lược, phân bổ tài chính một cách hiệu quả, và tạo ra sự dự trù và kiểm soát trong quản lý tài chính tổng thể của công ty.
 

► Xem thêm: Tại sao sản xuất kinh doanh cần đến nền tẳng quản trị doanh nghiệp toàn diện

 


 
Ban biên tập ASOFT