6 trụ cột đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay

Posted 10-09-2024

Khi một doanh nghiệp bước vào thực hiện chuyển đổi số, muốn biết tình hình doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả hay không, cần thiết phải có sự đánh giá dựa trên 6 trụ cột chính gồm: khách hàng, chiến lược, công nghệ, văn hóa, dữ liệu, vận hành. Từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn trên con đường phát triển của mình.

 

 

 
 

6 trụ cột đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn

Theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ tự thực hiện đánh giá doanh nghiệp theo 6 trụ cột chính như sau:
 

Trải nghiệm khách hàng

 

Đánh giá mức độ thấu hiểu khách hàng, từ việc đưa ra các thông điệp quảng cáo phù hợp đến trải nghiệm cá nhân, xây dựng mối quan hệ trung thành với khách hàng. Nâng cao trải nghiệm, thấu hiểu và tạo niềm tin tuyệt đối với khách hàng. Từ đó hoạt động kinh doanh được thực hiện dựa trên tối đa hóa sự tin tưởng của khách hàng.

Trụ cột này gồm 4 chỉ số thành phần chính và tất cả 25 tiêu chí đánh giá.
 

Chiến lược số

 


Đánh giá cách quản lý các hoạt động chiến lược ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Các chỉ số quan trọng có thể kể đến như quản lý marketing và thương hiệu, quản lý hệ sinh thái, quản lý danh mục đầu tư, quản lý chiến lược doanh nghiệp,...

Trụ cột chiến lược số gồm 6 chỉ số thành phần và tất cả 24 tiêu chí đánh giá.
 

Hạ tầng và công nghệ

Đánh giá mức độ sử dụng các tiêu chuẩn ngành của doanh nghiệp, việc doanh nghiệp có quan tâm tới các tác động đến môi trường hay không. Đánh giá các yếu tố bảo mật thông tin và việc ứng dụng công nghệ với vào quản lý doanh nghiệp.

Trụ cột này gồm 5 chỉ số thành phần và tất cả 29 tiêu chí đánh giá.
 

Vận hành

Đánh giá việc quản trị vận hành trong doanh nghiệp, việc quản lý rủi ro, tuân thủ yêu cầu pháp lý. Ngoài ra còn đánh giá thiết kế và liên tục đổi, chuyển đổi dịch vụ. Từ đó đánh giá hiệu quả vận hành dịch vụ của doanh nghiệp.

Trụ cột vận hành gồm 4 chỉ số thành phần và 29 chi tiêu đánh giá.
 

Chuyển đổi số văn hóa công ty

Đánh giá sự cải thiện trong văn hóa doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia xây dựng chiến lược số, chấp nhận sự hòa nhập. Doanh nghiệp xác định các kỹ năng cần có để đạt được mục tiêu chiến lược số. Hỗ trợ môi trường làm việc cho việc đổi mới, nâng cao năng suất.

Trụ cột này gồm 3 chỉ số thành phần và tất cả 22 tiêu chí đánh giá.
 

Dữ liệu thông tin

Đánh giá việc doanh nghiệp quản trị dữ liệu, sử dụng siêu dữ liệu để tối đa hóa giá trị kinh doanh. Bảo vệ dữ liệu khỏi các hành động trái phép. Đánh giá việc doanh nghiệp đảm bảo kỹ thuật dữ liệu, thực hiện hóa giá trị dữ liệu.

Tiêu chí này gồm 3 chỉ số thành phần và 17 tiêu chí đánh giá.
 

Xếp hạng mức độ chuyển đổi số

 

Sau khi xem xét và tự đánh giá doanh nghiệp của mình theo các trụ cột, tiêu chí, chỉ số thành phần trên, doanh nghiệp sẽ đối chiếu với thang điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn tương ứng như sau:
 

STT SỐ LƯỢNG CHỈ TIÊU MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3 MỨC 4 MỨC 5 MỨC 6
  Đánh giá tổng thể 139 139 278 417 556 695
1 Khách hàng 25 25 50 75 100 125
2 Chiến lược số 24 24 48 72 96 120
3 Công nghệ 29 29 58 87 116 145
4 Vận hành 22 22 44 66 88 110
5 Văn hóa 22 22 44 66 88 110
6 Dữ liệu 17 17 34 51 68 85


Dựa vào tổng điểm số đạt được, doanh nghiệp sẽ đối chiếu với mức độ chuyển đổi số được quy định sau đây, giúp doanh nghiệp xác định được giai đoạn chuyển đổi số của mình:
- Mức 0 (chưa khởi động chuyển đổi số): doanh nghiệp chưa có động thái gì cho việc chuyển đổi số. Điểm đánh giá tổng nhỏ hơn hoặc bằng 40 điểm
Mức 1 (khởi động):  doanh nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi số hoặc đã thực hiện mà chưa có quy trình rõ ràng. Điểm đánh giá tổng tối đa trên 20 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 1 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp cao hơn mức 1.
Mức 2 (bắt đầu): Doanh nghiệp đã áp dụng chuyển đổi số, triển khai cho một vài lĩnh vực khác nhau. Điểm đánh giá tổng tối đa trên 139, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 2 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 2.
Mức 3 (hình thành): Doanh nghiệp đã cơ bản áp dụng chuyển đổi số cho các phòng ban, đã có những hiệu quả thực tế trong kinh doanh. Điểm tối đa trên 278 điểm, có tối thiểu 4 trụ cột đạt mức 3 hoặc cao hơn nhưng chưa đạt yêu cầu để xếp mức cao hơn mức 3.
Mức 4 (nâng cao): Doanh nghiệp đã có những bước tiến xa hơn trong việc chuyển đổi số. Tối ưu nhiều quy trình kinh doanh và trải nghiệm tốt với khách hàng. Điểm trên 417 điểm, có tối thiểu 5 trụ cột đạt mức 4 hoặc cao hơn.
Mức 5 (dẫn dắt): Doanh nghiệp đã trở thành một doanh nghiệp số thật sự, áp dụng thuần thục chuyển đổi số trong kinh doanh, đem lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp và khách hàng. Điểm tối đa từ trên 556 điểm và 6 trụ cột đạt mức 5.
 

Để doanh nghiệp có thể tự thực hiện việc đánh giá và chấm điểm mức độ chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể “Cổng thông tin đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp DBI” do Bộ Thông tin và Truyền thông.
 

 

Có thể thấy, chuyển đổi số là một việc làm quan trọng, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của một doanh nghiệp. Thông qua bộ điểm số đánh giá mức độ của doanh nghiệp, Asoft mong muốn có thể giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp của mình và có những cách cải thiện chuyển đổi số trong tương lai gần.

 

Để áp dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng, không mất nhiều thời gian và chi phí, tăng mức điểm đánh giá; doanh nghiệp có thể tham khảo ngay Asoft ERP, phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện từ A đến Z. Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai ERP cho hàng trăm doanh nghiệp, Asoft cam kết mang đến cho quý khách một hệ thống chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện nhất, giúp doanh nghiệp tăng năng suất làm việc, tăng hiệu quả kinh doanh và giảm tối đa công sức quản lý và làm việc. 
 

Tìm hiểu thêm: Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ASOFT-ERP)

 

Nếu cần thêm thông tin chi tiết, quý khách có thể Đăng ký ngay hoặc liên hệ với ASOFT qua hotline 19006123 để được tư vấn, hỗ trợ và trải nghiệm Demo miễn phí.

 

Ban biên tập ASOFT