Ngành Thương mại – Phân phối là một trong những ngành trọng điểm, chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế Việt Nam. Thị trường màu mỡ này luôn sôi động bởi các hoạt động mua bán, luân chuyên chuyển hàng hóa với lưu lượng lớn mỗi ngày, để đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
Với đặc thù về độ bao phủ rộng, tốc độ luân chuyển hàng hóa nhanh, sự đa dạng về chủng loại hàng,…mà ngành Thương mại – Phân phối phải đối mặt với nhiều thách thức quản trị khác nhau:
- Quản lý hoạt động mua hàng: Quản lý thông tin, đặc điểm, chính sách mua hàng và chiết khấu riêng của từng nhà cung cấp; Quản lý các yêu cầu nhập hàng và lịch nhận hàng.
- Quản lý hoạt động bán hàng: Quản lý thông tin, đặc điểm sản phẩm, chính sách bán hàng, chiết khấu, khuyến mãi riêng cho từng nhóm sản phẩm hoặc khách hàng; Quản lý chỉ tiêu và thực tế kinh doanh của đội ngũ kinh doanh (Sale,SUP, ASM) ngoài thị trường và công tác giao hàng cũng tương đối phức tạp.
- Quản lý hàng hóa và kho: Với số lượng và danh mục hàng hóa rất lớn, cùng với nhiều kho hàng ở nhiều địa phương, doanh nghiệp cần phải kiểm soát số lượng, tình trạng (lot, hạn sử dụng, vị trí,..), dự toán và đảm bảo tồn kho an toàn; cũng như nhanh chóng truy xuất kịp thời, chính xác thông tin xuất nhập tồn đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh với mức tồn kho tối ưu nhất.
- Cân đối tài chính: Với đặc thù tiền bán phần lớn dưới dạng công nợ trả sau, các doanh nghiệp phải luôn cân đối tốt nhất về dòng tiền vào và dòng tiền ra, đảm bảo hiệu quả xoay vòng vốn tối ưu nhất.
- Quản lý nhân sự – tính lương: do đặc thù phân bổ nhiều địa phương, nhân sự di chuyển nhiều, việc định vị nhân viên, chấm công, tính lương, tính huê hồng tương đối đa dạng, phức tạp.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh: Đối với từng khu vực, ngành hàng và sản phẩm cụ thể: Báo cáo lãi/lỗ theo thời gian, báo cáo doanh số, chi tiết chi phí,.. để có thể kịp thời đưa ra các quyết định điều chỉnh.
Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ASOFT-ERP được thiết kế đặc thù cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Thương mại – Phân phối, hỗ trợ nhà quản trị quản lý tổng thể các hoạt động mua hàng, bán hàng, quản lý kho, quản lý nhân sự, tài chính,….hiệu quả trên một hệ thống tổng thể duy nhất. Không chỉ mang lại tính minh bạch, chính xác và nhanh chóng, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ASOFT-ERP còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời giúp gia tăng tính chuyên nghiệp của tổ chức, góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Tổng quan Quy trình ngành Thương mại – Phân phối
Giới thiệu một số nghiệp vụ chính theo quy trình
1/ Quản lý tiếp thị và bán hàng
- Triển khai giải pháp phần mềm cho các doanh nghiệp
trong lĩnh vực Thương mại - phân phối, ASOFT là đối tác và là
người bạn đồng hành giúp các doanh nghiệp quản trị hiệu
quả hoạt động kinh doanh
- Quản lý tiếp thị và bán hàng theo mô hình 5 Ways hiện đại.
- Quản lý thống nhất thông tin đầu mối, cơ hội tới khách
hàng, tích hợp bán hàng đa kênh.
- Hỗ trợ lập dự toán dự án và tạo báo giá tự động từ dự toán.
- Theo dõi yêu cầu, báo giá, đàm phán, chốt hợp đồng/
đơn hàng và chuyển giao thực hiện.
- Quản lý lịch sử giao dịch với từng khách hàng bao gồm
tất cả giao dịch và các thông tin kèm theo như ghi âm
cuộc gọi, email, tệp dữ liệu và thông tin tương tác (news feed).
- Quản lý định mức tiếp khách từng sales.
- Quản lý huê hồng dự án đích danh từng cá nhân theo
hợp đồng/ đơn hàng/dự án.
2/ Quản lý Bán hàng
- Quản lý thông tin đại lý/ khách hàng: Thông tin cơ bản,
đặc điểm, thiết lập chính sách bán hàng: Khuyến mãi,
giảm giá, chiết khấu, hoa hồng,…
- Quản lý hoạt động chào giá, lập đơn hàng, viếng thăm
của nhân viên thị trường bằng ứng dụng phần mềm trên
điện thoại: Phân chia danh sách viếng thăm, lên kế hoạch
viếng thăm; chi tiết viếng thăm, đánh giá, chụp hình trưng
bày, check-in/check-out.
- Quản lý toàn bộ đơn hàng bán, tình trạng đơn hàng, tình
trạng giao hàng, duyệt báo giá/đơn hàng online.
- Kế thừa, đồng bộ thông tin ngay lập tức đến các bộ
phận: Kế toán, Kho, Giao hàng để tiến hành xử lý đơn hàng.
3/ Quản lý Mua hàng
- Quản lý thông tin nhà cung cấp: Thông tin cơ bản, đặc
điểm, chính sách mua hàng, chiết khấu riêng từng nhà
cung cấp,..
- Quản lý yêu cầu mua hàng, kế thừa từ dự đoán hàng tồn
kho cần thiết.
- Quản lý báo giá và so sánh lựa chọn nhà cung cấp.
- Quản lý tình trạng hàng mua: kế hoạch nhận hàng, tình
trạng giao hàng, tình trạng đơn hàng,…
- Kế thừa tự động thông tin đơn hàng đến các bộ phận: Kế