7 Hiểu lầm to lớn về chuyển đổi công nghệ số mà các doanh nghiệp thường mắc phải

Ngày đăng 25-07-2021
Với mức độ phổ biến của khái niệm “chuyển đổi công nghệ số” ngày nay; không khó để các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và đầu tư mô hình hoạt động này. Tuy nhiên, bởi vì có quá nhiều thông tin. Nên các doanh nghiệp cũng khó xác thực độ chính xác, dẫn đến nhiều hiểu lầm to lớn. Trong đó, điển hình nhất là 7 hiểu lầm to lớn sau đây.


► Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? 5 Yếu tố làm nên thành công khi chuyển đổi số

1/ Nhầm lẫn khái niệm chuyển đổi số và số hóa

Khi nghe đến chuyển đổi công nghệ số (hay còn gọi là chuyển đổi số), nhiều doanh nghiệp đã hiểu nhầm và cho rằng đó là số hóa. Tuy nhiên, đây lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Số hóa chỉ là một bước nhỏ trong quy trình chuyển đổi công nghệ số
Số hóa chỉ là một bước nhỏ trong quy trình chuyển đổi công nghệ số

Có thể hiểu rõ phân biệt hai khái niệm một cách rạch ròi như sau:

Số hóa tức chỉ quá trình hiện đại hóa và chuyển đổi từ các hệ thống truyền thống sang hệ thống công nghệ kỹ thuật số. Điển hình như việc chuyển đổi tài liệu từ dạng số sang dạng file mềm trên máy tính. Hay số hóa truyền hình từ dạng thức analog sang dạng thức phát sóng kỹ thuật…

Ngược lại, mô hình chuyển đối công nghệ số lại chỉ sự tích hợp đầy đủ các phần mềm công nghệ kỹ thuật số mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ lúc này mang ý nghĩa thay đổi toàn bộ về mô hình kinh doanh; cách thức vận hành;… Nhằm mang lại những giá trị mới và đẹp cho khách hàng của doanh nghiệp.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì: Số hóa là một phần nhỏ của mô hình chuyển đổi công nghệ số. Nếu hiểu nhầm về những giá trị cốt lõi của hai khái niệm này; chủ doanh nghiệp có thể sẽ đưa ra những định hướng sai lầm. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chung của doanh nghiệp.

2/ Cho rằng chỉ các doanh nghiệp lớn mới cần chuyển đổi công nghệ số

Trong vài năm trở lại đây, công nghệ số đã làm thay đổi phần lớn thói quen sinh hoạt của người dân trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ta có thể thấy một số thói quen sinh hoạt cũng được thay đổi bằng công nghệ. Điển hình như: Grab, Bee,… làm lung chuyển vị thế của xe ôm và taxi truyền thống. Shopee, Lazada,… mở rộng buôn bán trên nền tảng Internet. Netflix nổi trội lên, thách thức kênh giải trí truyền thống. Momo, Shopee Pay,… cho người dùng nạp/ rút/ thanh toán tiền mọi lúc mọi nơi…

Đối diện với nhiều thay đổi thói quen người tiêu dùng từ các Star-up công nghệ. Dần tạo nên một hiểu lầm lớn cho nhiều doanh nghiệp truyền thống. Họ cho rằng: Chuyển đối số là sân chơi được tạo ra cho các Unicorn và Start-up công nghệ cao. Nhưng những doanh nghiệp truyền thống mới chính là trụ cột vững mạnh nuôi dưỡng nền kinh tế.

Bởi vì nuôi nấng suy nghĩ này, nhiều doanh nghiệp đã không tức thời tham gia chuyển đổi số. Mà giữ nguyên bản cơ chế, quy trình và bộ máy hoạt động. Mất đi khả năng thích ứng, tinh thần sáng tạo theo thời gian lâu dần. Nếu không kịp thời thay đổi chiến lược ngay từ bây giờ; có khả năng một số doanh nghiệp truyền thống sẽ nhanh chóng bị đào thải; nhường chỗ cho doanh nghiệp mới phù hợp với xu hướng thời đại hơn.

3/ Chi phí không hẳn là yếu tố quyết định thành công cho chuyển đổi công nghệ số

Một số doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số gây tốn kém nhiều hao phí, gây ảnh hưởng đến hoạt động chung; nhưng không hoàn toàn mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dựa trên ước tính của IDC, dự kiến đến năm 2022, các doanh nghiệp sẽ đầu tư hơn 2 nghìn tỷ Dollas vào các dự án chuyển đổi công nghệ số.

Chi phí không phải yếu tố quyết định mức độ thành công của chuyển đổi số
Chi phí không phải yếu tố quyết định mức độ thành công của chuyển đổi số

Trên thực tế, có đến 88% CIO (Chief Information Officer – Giám đốc CNTT) của các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế tầm cỡ thừa nhận họ đã thất bại; hoặc ép buộc phải trì hoãn thực hiện chuyển đổi số. Điều này xuất phát từ các vấn đề sai sót trong vấn đề chuyển đổi và đầu tư. Như vậy, rõ ràng ta thấy rằng tiền không phải là câu trả lời duy nhất dẫn đến bài toán chuyển đổi số thành công.

Lúc này, yếu tố thành bại của quá trình chuyển đổi công nghệ số thực chất lại nằm ở vấn đề: Doanh nghiệp có đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn 05 trụ cột của công thức chuyển đổi số hay không.

4/ Không phải chỉ cần ứng dụng công nghệ là sẽ thành công

Trên thực tế, đã rất nhiều doanh nghiệp lầm tưởng rằng công thức làm nên thành công khi chuyển đổi số chính là… Chỉ cần ứng dụng công nghệ vào hoạt động truyền thống của doanh nghiệp là xong!

Tuy nhiên, công nghệ thực chất cũng chỉ là một công cụ bổ trợ. Nếu chỉ ứng dụng công nghệ vào mà không có tư duy đổi mới thì doanh nghiệp cũng chỉ như được trao một cây kiếm đẹp; rồi để đó, nhìn nó rỉ sét theo từng ngày. Hãy hiểu rằng, bất cứ sự thành công nào cũng được xuất phát từ nền tảng tư duy phát triển.

Chuyển đổi số không chỉ là công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc; tăng nhanh năng suất hay tạo lợi nhuận, lượi thế cạnh tranh,… Mà hơn hết, nó tạo ra một nền tảng tư duy, văn hóa mới cho doanh nghiệp. Và đương nhiên, vấn đề tư duy và văn hóa này phải được lên kế hoạch thực hành trong một chiến lược bền vững và lâu dài.

► Xem thêm: Kinh nghiệm chuyển đổi số và các vấn đề thực tiễn trong tổ chức

5/ Suy nghĩ chuyển đổi công nghệ số phụ thuộc tất cả vào bộ phận IT

Bởi vì cho rằng giải pháp chuyển đổi công nghệ số là một dự án CNTT. Nhiều doanh nghiệp đã lầm tưởng chuyển đổi số là vấn đề riêng biệt của các bộ phận kỹ thuật công nghệ; nên nó chỉ dành cho nhân sự thuộc chuyên ngành IT. Và hoàn toàn không liên quan đến các phòng ban khác trong doanh nghiệp. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lệch.

Thực chất của vấn đề chuyển đổi số là thay đổi và ứng dụng công nghệ vào toàn bộ hệ thống. Bao gồm cả đổi mới tư duy từ lãnh đạo cho đến các cấp/ phòng ban/ nhân viên. Vì vậy, vấn đề thực hiện chuyển đổi số không phân biệt hay phụ thuộc vào bất cứ một phòng ban nào. Đây hoàn toàn là vấn đề chung; và cần được sự hỗ trợ của tất cả thành viên trong doanh nghiệp.

Để chuyển đổi số thành công; doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả nhân viên đều nắm rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối; cũng như những ứng dụng thực tiễn đối với công việc của chính mình. Từ đó khích lệ nhân viên tham gia hỗ trợ chuyển đổi số; chia sẻ những khó khăn mà mình gặp phải.

6/ Tâm lý làm nhanh và làm nhiều mới mang lại thành công cho doanh nghiệp

Có 5 khía cạnh chính yếu mà doanh nghiệp nên tập trung vào; nhằm mục đích mang đến lợi ích lớn nhất cho hoạt động doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Bao gồm:

  • – Văn hóa doanh nghiệp và chiến lược chuyển đổi số
  • – Sự hài lòng của khách hàng hậu chuyển đổi
  • – Quy trình và hệ thống hỗ trợ vận hành
  • – Công nghệ ứng dụng và Dữ liệu.

Bởi vì không nắm vững 5 lợi nguyên lý tiên quyết này. Nhiều doanh nghiệp đã lầm tưởng và có xu hướng đầu tư quá nhiều vào công nghệ. Song, Tâm lý nóng vội muốn ứng dụng quá nhiều phần mềm công nghệ cùng lúc lại chính là con đường dẫn đến thất bại. Chủ doanh nghiệp có thể sẽ bị sa đà trong phương hướng chuyển đổi số. Không đủ nguồn lực, thời gian để cùng giải quyết nhiều vấn đề cùng lúc. Dẫn đến những thất bại đáng tiếc; và đôi khi còn gây ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn đầu tư và toàn bộ hoạt đông của doanh nghiệp.

Không phải cứ "nhiều" là sẽ thành công trong chuyển đổi công nghệ số
Không phải cứ “nhiều” là sẽ thành công

Điều cốt yếu lúc này, chủ doanh nghiệp cần phải bình tĩnh và sáng suốt để điểm lại những khó khăn của công ty. Từ đó nhìn thấu mô hình kinh doanh; bối cảnh kinh tế cạnh tranh. Và đặc biệt nhất là xu hướng tâm lý người tiêu dùng tại thời điểm bấy giờ. Để lựa chọn triển khai phần mềm phù hợp nhất.

7/ Luôn chú trọng “Khách hàng là thượng đế” mà quên mất bản sắc cá nhân

Có một điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải xác nhận là: Khách hàng luôn luôn là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp hướng tới. Và đây cũng được xem là động lực lớn nhất để doanh nghiệp quyết tâm chuyển đổi số.

Tuy nhiên, doanh nghiệp hãy hiểu rằng: Ở thời đại công nghệ ngày càng đổi mới như hiện nay; thì ngay chính cả khách hàng cũng nắm chắc mình đang thực sự mong muốn điều gì. Vì vậy, nếu doanh nghiệp chỉ chăm chăm nhìn vào những nhu cầu của khách hàng; và sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu tahy đổi liên tục của họ. Thì chắc chắn rằng, khi tiếp tục ở một khoảng thời gian lâu dài. Doanh nghiệp có thể sẽ đánh mất bản sắc thương hiệu của mình.

Thay vào đó, doanh nghiệp có thể khiến thành một người bạn, hay hơn nữa là người thân trong gia đình. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng; nhưng vẫn luôn chắc chắn giữ được bản sắc cốt lõi về mặt tổ chức và văn hóa. Khẳng định daonh nghiệp là một cá thể đặt biệt và có điểm sáng riêng; chắc chắn mới là điểm mấu chốt giúp doanh nghiệp có thể bứt phá trong thời đại công nghệ 4.0.

Tạm kết

Với thời đại công nghệ 4.0, giải pháp chuyển đổi công nghệ số luôn là một đề tài nổi bật mà hầu hết các doanh nghiệp đều tìm hiểu. Song, chính vì quá nổi bật nên nó cũng mang lại khá nhiều sự hiểu lầm tai hại. Với bài viết này, hi vọng rằng ASOFT có thể giúp doanh nghiệp hiểu ra những hiểu lầm không đáng có về chuyển đổi số.

Để được tư vấn kỹ hơn về ứng dụng chuyển đổi số, Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

► Xem thêm: Từ bỏ ý định chuyển đổi số trong doanh nghiệp nếu bạn ngại thay đổi!

Ban Biên Tập ASOFT.