Doanh nghiệp chuyển đổi số – nên bắt đầu từ đâu?

Ngày đăng 27-07-2021
Sống trong thời đại 4.0, tư duy nhanh nhạy trong vấn đề cập nhật xu hướng trở thành một công cụ mạnh mẽ; giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng. Cũng vì lý do này, đã có rất nhiều các doanh nghiệp đổ nhau hưởng ứng xu hướng chuyển đổi số. Tuy nhiên, để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, cần phải nắm vững các thông tin cơ bản sau đây.


► Xem thêm: Từ bỏ ý định chuyển đổi số trong doanh nghiệp nếu bạn ngại thay đổi!

Một số thông tin cơ bản cần nắm vững trước khi doanh nghiệp chuyển đổi số

Định nghĩa chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Hiểu một cách đơn giả thì doanh nghiệp chuyển đổi số tức là việc doanh nghiệp ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) vào các quy trình vận hành, tổ chức. Đây là phương pháp chuyển đổi hệ thống vận hành và mô hình kinh doanh truyền thống; sang hệ thống vận hành dựa trên nền tảng CNTT.

 Doanh nghiệp chuyển đổi sẽ ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) vào quy trình vận hành, tổ chức
Doanh nghiệp chuyển đổi sẽ ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) vào quy trình vận hành, tổ chức

Trong đó, vấn đề cốt lõi nhất thường được tổ chức chuyển đổi đó là hệ thống nghiệp vụ. Hay còn gọi một cách chuyên nghiệp hơn là hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning – giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp).

ERP được xây dựng dựa trên các công nghệ 4.0 nổi trội như: điện toán đám mây; Internet vạn vật (IoT); trí tuệ nhân tạo (AI); dữ liệu lớn (Big Data); nhận diện cảm biến;… Đây được xem là một sân chơi công nghệ lớn dành cho toàn thể các doanh nghiệp.

Một cách bình đẳng, sân chơi “chuyển đổi số” không phân biệt mức độ lớn nhỏ của các doanh nghiệp. Mà tập trung yêu cầu vào sự “nhạy bén”, với phương châm: Nếu bạn đủ nhạy và thay đổi kịp thời, bạn sẽ thành công.

Định nghĩa doanh nghiệp số

Trong thời đại số ngày nay, việc tạo dựng hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh mang xu hướng công nghệ số; là điều tối quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Song, để hiểu rõ hơn về định nghĩa “doanh nghiệp số”; bạn có thể kiểm định qua một số đặc điểm như sau:

  • – Công nghệ số là tạo ra nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp: Điều này có thể nhận thấy rõ ràng qua một số “ông lớn” như Shopee, Grab, Tiki, Lazada,… đều hoạt động chính trên nền tảng công nghệ số
  • Mô kình kinh doanh mang đặc trưng nhờ sự đổi mới của công nghệ: Thay đổi phương thức cung cấp các dịch vụ, sản phẩm bằng phương pháp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số.
  •  Công nghệ là công cụ chính để thu hút khách hàng: Bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thu hút khách hàng tiềm năng; các doanh nghiệp số đã thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng.Giao thương tự động hóa bằng quy trình tự động.
  • – Tạo ra những giá trị độc đáo và khiến khách hàng hài lòng: Doanh nghiệp chuyển đổi số thu về những giá trị độc lập. Tự tạo ra sức hấp dẫn riêng, hấp dẫn khách hàng và khiến cho khách hàng hài lòng về những nhu cầu được đáp ứng.

Để xây dựng mô hình Doanh nghiệp số thành công. Chủ doanh nghiệp cần phải nhìn rõ kế hoạch – chiến lược phát triển lâu dài. Cũng như xác định quy trình triển khai, các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp,… Và cả phương pháp thực hiện và các công cụ hỗ trợ khi cần thiết.

Công nghệ thông tin – nền tảng để doanh nghiệp chuyển đổi số

Trước đây, việc ứng dụng CNTT vào mô hình tổ chức doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư một khoảng chi phí khá lớn vào hạ tầng phần cứng; máy chủ mạnh và cả một trung tâm dữ liệu đồ sộ;… Thì ngày nay, những vấn đề này đã dần được giải quyết và thay thế bởi những giải pháp mới.

 Doanh nghiệp sẽ dễ dàng đứng vững trên thị trường khi nắm trong tay những "quân bài" nổi bật
Doanh nghiệp sẽ dễ dàng đứng vững trên thị trường khi nắm trong tay những “quân bài” nổi bật

Điện toán đám mây (Cloud Computing) xuất hiện khiến ERP không còn là “ác chủ bài” riêng củacác doanh nghiệp lớn nữa. Ngày nay, những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay thậm chí là những doanh nghiệp không đầu tư đội ngũ CNTT chuyên trách; cũng dễ dàng chuyển đổi số trong “một nốt nhạc”.

Sử dụng các ứng dụng CNTT có hạ tầng thuê ngoài giúp doanh nghiệp tinh gọn tổ chức. Tập trung nguồn lực vào những vấn đề cốt lõi của sản xuất và kinh doanh. Cũng như tối ưu hóa phí đầu tư vào cơ sở công nghệ. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể phần nào giảm bớt gánh nặng CNTT hay đội ngũ kỹ thuật viên chuyên trách. Mà vẫn có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Ngoài ra, doanh nghiệp chuyển đổi số còn được hỗ trợ phân tích nghiệp vụ (analytics); và xử lý dữ liệu lớn (big data). Với khả năng quản lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ; cũng như khai thác các giá trị mới từ thị trường. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng đứng vững trên thị trường khi nắm trong tay những “quân bài” nổi bật.

► Xem thêm: Vì sao xu hướng chuyển đổi số được xem là vấn đề cấp bách trong thời đại 4.0?

Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Trước những thông tin nhiễu loạn về phương pháp chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp đã hiểu lầm rằng chuyển đổi số cần phải thực hiện tất cả hoạt động cùng lúc; và cho rằng sẽ có một giải pháp chung cho toàn bộ các doanh nghiệp. Song, đây hoàn toàn là những hiểu lầm nghiêm trọng. Hãy hiểu rằng, mỗi doanh nghiệp đều có một đặc thù riêng; và chuyển đổi số là một hành trình với nhiều bước thực hiện. Doanh nghiệp chuyển đổi số cần được chấp vá, hỗ trợ từ toàn bộ thành viên nội bộ kết hợp với thành phần IT. Với các bước thực hiện chung như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề

Mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh, đặc thù và cả những khó khăn riêng. Chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ các nhu cầu; cũng như lên kế hoạch để doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng và thành công. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải xác định một số câu hỏi như sau:

  • Doanh nghiệp chuyển đổi số để giải quyết vấn đề gì?
  • Chuyển đổi số sẽ đáp ứng nhu cầu kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp thế nào?
  • Chuyển đổi số giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề gì?

Nắm rõ nhu cầu là bước đầu tiên để doanh nghiệp có thể định hình độ tương thích của hệ thống trong tương lai. Cũng như dễ dàng tiến hành từng bước thực hiện theo kế hoạch định sẵn. Hạn chế tuyệt đối sai đường hướng, lãng phí thời gian và nguồn lực đầu tư. 

Ví dụ như doanh nghiệp bạn hiện đang gặp rắc rối trong vấn đề quản lý kho hàng. Điều này khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc truy xuất tình trạng, chất lượng hàng; cũng như bị thất thoát, mất hàng hóa mà không rõ nguyên nhân. Vậy điều cốt yếu mà doanh nghiệp cần lúc này là: Một hệ thống quản lý kho hiệu quả.

Bước 2: Cân bằng nhu cầu và nguồn lực triển khai

Dù có tới ưu đến mấy thì hệ thống CNTT cũng chỉ là một công cụ. Và để vận hành hiệu quả, hệ thống CNTT cần phải có sự hỗ trợ từ yếu tố con người. Lúc này, điều doanh nghiệp cần làm chính là xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp mới. Bao gồm: đào tạo cho doanh nghiệp những hiểu biết về công nghệ thông tin; cũng như động viên, nâng cao tinh thần tập thể.

Một phần, vì khi thực hiện dự án có thể sẽ làm thay đổi phương pháp làm việc; gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động doanh nghiệp. Nên việc công tác tư tưởng cho nhân lực lúc này được xem là yếu tố sống giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng và thành công. Tuy nhiên, việc này cũng không dễ dàng với những doanh nghiệp đông nhân viên. Vì vậy doanh nghiệp nên phân chia và lựa chọn một đội ngũ với quy trình chuyên trách; nhằm đảm bảo chuyên môn; và có thể trở thành những cánh tay đắc lực giúp doanh nghiệp phổ rộng kiến thức cho toàn thể thành viên các phòng ban.

Mặt khác, đầu tư công nghệ cần phải có một khoản đầu tư khá lớn. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp chưa đảm bảo nguồn tài chính phù hợp; thì đây là một việc hết sức nan giải. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể bắt đầu chuyển đổi từ những vấn đề cần thiết và từ tử mở rộng đến các vấn đề ít quan trọng hơn. Bằng phương pháp này, doanh nghiệp có thế tiết chế khoản chi phí đầu tư; và cũng góp phần giúp quy trình chuyển đổi dễ dàng thành công hơn.

Bước 3: Lựa chọn đối tác tin cậy giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

Quãng đường doanh nghiệp chuyển đổi số luôn dài, rộng và gặp nhiều chông chênh. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần thiết phải lựa chọn “người bạn đồng hành” đáng tin tưởng. Song, trên thị trường hiện nay lại có không ít sản phẩm phần mềm, hệ thống, giải pháp quản trị đến từ vô vàng những nhà cung cấp. Với đa dạng mẫu mã, đa dạng tầm giá.

 Doanh nghiệp cần phải lựa chọn "người bạn đồng hành" đáng tin tưởng
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn “người bạn đồng hành” đáng tin tưởng

Tuy nhiên, không phải bất cứ phần mềm nào cũng mang lại cho doanh nghiệp sự tối ưu lâu dàu. Hãy đặt mình vào tâm thế chuyển đổi ở một khoảng thời gian lâu hơn, doanh nghiệp sẽ thấy rất nhiều thay đổi khi đã phát triển ở điều kiện tốt hơn. Từ văn hóa doanh nghiệp, quy trình sản xuất,… cho đến mô hình kinh doanh. Tất cả những thứ này đều đòi hỏi doanh nghiệp phải có một công cụ phần mềm tối ưu hiệu suất. Lúc này, phần mềm bạn đang sử dụng còn có thể đáp ứng nhu cầu mới không? Nhà cung cấp bạn từng hợp tác có thể tiếp tục hỗ trợ cải tiến không? Liệu rằng doanh nghiệp bạn vẫn có để thích ứng và duy trì hay thậm chí là vượt trên các đối thủ không?

Đặt ra những câu hỏi sẽ giúp bạn dần tìm ra nhu cầu và mong muốn của mình đối với đối tác. Và hãy nhớ rằng, sự lựa chọn ban đầu bao giờ cũng gây ảnh hưởng đến toàn thể quá trình chuyển đổi số.

Nên lựa chọn nhà cung cấp – tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp như thế nào?

Để lựa chọn một nhà cung cấp – tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp phù hợp, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây:

  • – Nhà cung cấp với đa dạng giải pháp phần mềm: Khi hợp tác với nhà cung cấp có đa dạng giải pháp phần mềm; bạn sẽ có nhiều cơ hội để dịch chuyển và thay thế các lựa chọn mà không bị gặp trắc trở giữa những thay đổi.
  • – Nhà cung cấp có nhiều kinh nghiệm: Mỗi ngành nghề đều có những đặc trưng kinh doanh khác biệt. Vì vậy, lựa chọn nhà cũng cấp đã có nhiều kinh nghiệm và thấu hiểu đặc thù ngành của bạn sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng và chính xác hơn.
  • – Nhà cung cấp đủ thực lực tùy chỉnh phần mềm: Mỗi doanh nghiệp sẽ có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy, một nhà cung cấp đủ thực lực tùy chỉnh phần mềm sẽ đáp ứng tốt và chính xác các mong muốn của doanh nghiệp.

Để lựa chọn một nhà cung cấp chuyên nghiệp; bạn cần tham khảo bởi các doanh nghiệp đã chuyển đối số thành công. Hoặc với mạng lưới thông tin internet dày đặt như hiện nay, bạn có thể tham khảo ở bất kì website nào về thông tin của các nhà cung cấp.

Tạm kết

Ở bài viết này, ASOFT đã cung cấp những thông tin cơ bản của quá trình chuyển đổi số; cũng như cung cấp thông tin về các bước chuyển đổi số cơ bản. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn sáng suốt, và lựa chọn đúng đắn hơn.

ASOFT với hơn 18 năm kinh nghiệp đồng hành cùng 3.000 doanh nghiệp chuyển đổi số. Với rất nhiều những lĩnh vực ngành nghề đã từng thực hiện như: Mua sắm – bán lẻ, chuỗi cung ứng, vận tải, doanh nghiệp B2B, dệt may, truyền thông quảng cáo,… và rất nhiều các ngành nghề khác nhau. Chúng tôi luôn tự tin sẽ là một người bạn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp hết mình trên con đường phát triển.

Để được tư vấn kỹ hơn về ứng dụng chuyển đổi số, Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

► Xem thêm: 7 Hiểu lầm to lớn về chuyển đổi công nghệ số mà các doanh nghiệp thường mắc phải

Ban Biên Tập ASOFT