Khi nào doanh nghiệp cần triển khai phần mềm ERP?

Ngày đăng 09-07-2022
Hiện nay, có một số doanh nghiệp chỉ sử dụng một số phần mềm quản lý đơn giản. Nhưng khi mở rộng kinh doanh, phát triển với quy mô lớn hơn thì dẫn tới việc khó quản lý dữ liệu tập trung. Vì vậy, giải pháp phần mềm ERP chính là cứu cánh cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy phần mềm ERP là gì? Khi nào doanh nghiệp cần triển khai phần mềm ERP? 

Tính năng của phần mềm erp

Quản trị tài chính – kế toán

Để nắm được những thông tin tài chính của cả doanh nghiệp, người quản lý sẽ phải nắm được các chỉ số báo cáo, số liệu từ nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau nên sự chênh lệch, thiếu đồng nhất là việc không thể tránh khỏi.

Với phần mềm quản trị ERP thì mọi thứ liên quan đến tài chính sẽ được tổng hợp lại một cách đồng nhất. Dữ liệu sẽ được lưu trữ ở một nơi với một phiên bản xuyên suốt tất cả các phòng ban, bộ phận hay chi nhánh.

Khi có bất kì một sự thay đổi nào từ con số thì tất cả thông tin liên quan đều được tự động tính toán và hiển thị lại cho trùng khớp, giúp hạn chế những sai sót từ những phép tính thủ công, tiêu cực trong tài chính doanh nghiệp.
 
Phần mềm ERP mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Phần mềm ERP mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
 

Khi áp dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, chủ doanh nghiệp không cần phải chờ đến cuối tháng, cuối quý để có thể tổng hợp được các số liệu, báo cáo. Thay vì thế, bất cứ lúc nào muốn xem thì người lãnh đạo đều có thể theo dõi và bám sát tình hình tài chính của công ty. Từ đó, kịp thời có những phân tích, đánh giá, sửa đổi để có những hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp.

►Xem thêm:Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Người đã nhập cuộc – Kẻ còn loay hoay

Quản lý quan hệ khách hàng 

Trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay, khách hàng không chỉ là thượng đế mà còn là nguồn tài sản vô hình, là yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khách hàng là người sẽ đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp, bởi vậy mà các hoạt động chăm sóc khách hàng cần phải được coi trọng, sao cho khiến họ tiếp tục sử dụng và quay lại mua sản phẩm của mình đồng thời trở thành đối tác lâu dài giúp quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp rộng rãi hơn.

ERP sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn thực hiện tốt nhất nhiệm vụ này bằng cách lưu trữ thông tin khách hàng như: Họ tên, tuổi, địa chỉ, sử dụng những sản phẩm gì, đang gặp những vướng mắc gì,… để có thể chăm sóc và phục vụ khách hàng một cách tối ưu nhất, chiếm được cảm tình trong lòng khách hàng.

Module về quản lý quan hệ khách hàng của phần mềm ERP sẽ giúp doanh nghiệp giải bài toán quản lý các tương tác với khách hàng của doanh nghiệp nhằm cải thiện mối quan hệ kinh doanh, giữ chân khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh số. 

Trên phần mềm ERP doanh nghiệp có thể lưu trữ, phân tích và báo cáo toàn bộ thông tin khách hàng, lịch sử tương tác, lịch sử giao dịch, lịch sử tiếp cận giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện thông tin khách hàng, thấu hiểu khách hàng từ đó giúp DN chăm sóc khách hàng tốt hơn và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Ngoài ra dữ liệu khách hàng lưu trữ trên phần mềm ERP còn đáp ứng tính bảo mật cao hạn chế tình trạng thất thoát dữ liệu khách hàng.

►Xem thêm:  Top 15 phần mềm ERP tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Quản trị nguồn nhân lực tối ưu

Để quản lý hàng chục, hàng trăm nhân sự cùng một lúc không phải là điều dễ dàng, nhất là với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, con số này có thể nâng lên đến hàng nghìn người. Việc theo dõi sát sao từng nhân sự như: giờ làm việc, giờ ra về, khối lượng công việc của từng nhân sự, mức độ hoàn thành công việc của nhân sự,… là điều bất khả thi.

Nhưng với phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, công tác quản lý này sẽ trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Người quản lý hoàn toàn có thể nắm được khung giờ làm việc, khối lượng và chất lượng công việc của nhân viên để có thể đưa ra mức lương và chính sách đãi ngộ sao cho phù hợp nhất.
 
Phần mềm ERP giúp doanh nghiệp quản trị nhân lực một cách tối ưu
Phần mềm ERP giúp doanh nghiệp quản trị nhân lực một cách tối ưu

Mọi công tác liên quan đến quản lý nhân sự như: quản lý hồ sơ nhân viên, quản lý hợp đồng lao động, chấm công, lương, thưởng, bảo hiểm xã hội,…. cũng đều được cập nhật tự động hóa, giúp cho việc tra cứu, kiểm soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự trở nên dễ dàng.
Quá trình làm việc của nhân viên cũng sẽ được giám sát và quản lý tối ưu triệt để. Kết quả công việc theo từng ngày, từng tuần hay theo từng tháng của mỗi nhân viên sẽ được lưu trữ trên ERP.

Nhân viên của bạn đang đảm nhiệm những công việc gì trong ngày, thực hiện công việc đó ra làm sao, bán được bao nhiêu hàng hóa và doanh thu đem về bao nhiêu,… người lãnh đạo đều có thể nắm được những thông tin này. Một số phần mềm quản trị ERP còn có tính năng tự động phân tích cơ sở dữ liệu để gán nhân viên vào nhiệm vụ phù hợp với thế mạnh của họ, giúp giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý.

Không những thế, phần mềm quản trị doanh nghiệp erp còn cho phép chủ doanh nghiệp giao tiếp với nhân viên thông qua mạng xã hội nội bộ để luôn thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên cũng như kịp thời giải đáp mọi thắc mắc của nhân viên.

Nâng cao năng suất làm việc triệt để

Trong khi vận hành và sản xuất, doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc càng nhiều, các khâu, các công đoạn làm việc sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Lúc này, phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP sẽ là một công cụ tự động hóa một phần hoặc tất cả quy trình sản xuất, từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến ra thành phẩm, quản lý đầu ra đầu vào, đóng gói và nhiều công đoạn khác.

Sử dụng hệ thống máy tính duy nhất nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm được khối lượng thời gian, giảm chi phí, tăng năng suất và giảm lượng nhân sự cần thiết trong công ty.

Quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Việc kiểm soát hàng tồn kho, nguyên vật liệu,…. sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và nhân lực nếu chúng ta thực hiện kiểm kê thủ công. Tuy nhiên, với phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, việc quản lý sẽ được thực hiện tự động hóa mà không hề tốn thời gian hay công sức.

Hệ thống ERP trong doanh nghiệp giúp kiểm soát xem trong kho hiện tại đang còn bao nhiêu hàng, hàng hóa nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều ít ra làm sao. Từ đó, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm được tình hình hàng hóa trong kho và điều chỉnh lượng hàng nhập vào sao cho phù hợp để tránh sự lãng phí, thất thoát.

Tương tự các phần mềm quản lý kho khác, erp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hàng hóa theo mã quy cách, đơn vị tính khác nhau, thời gian nhập kho, thời hạn sử dụng…

Thuận tiện liên lạc

Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP sẽ giúp cho việc giao tiếp, liên lạc và tương tác giữa các phòng ban trong công ty trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Quan trọng hơn nữa là sẽ giúp cho việc xung đột quyền lợi giữa các bộ phận làm cùng nhau giảm thiểu đi rất nhiều.

►Xem thêm: 

Khi nào doanh nghiệp cần triển khai phần mềm ERP

Nhiều doanh nghiệp nhỏ đầu tiên chỉ sử dụng một số phần mềm quản lý đơn giản. Nhưng khi doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, phát triển với quy mô lớn hơn thì dẫn tới việc khó quản lý dữ liệu tập trung. Trong hoạt động kinh doanh, người làm chủ cần quản lý số liệu, kết quả để có thể đưa ra những điều chỉnh về kế hoạch và chiến lược.
 
ASOFT-ERP đang là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp
ASOFT-ERP đang là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp

Cần nâng cao hiệu suất làm việc, đùng để mất quá nhiều thời gian vào việc thu thập và xử lý dữ liệu, hay nhưng thủ tục rườm rà để biết được tiến độ thi công của dự án.

Để xác định xem doanh nghiệp của mình đã cần sử dụng ERP hay chưa, bạn có thể dựa trên các dấu hiệu sau:
Không xác định được hàng tồn kho hoặc số lượng quá lớn.
Doanh nghiệp chỉ có thể dự đoán trên báo cáo doanh số
Khó khăn khi sử dụng các ứng dụng hoặc công cụ rời rạc để quản lý.

►Xem thêm: Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ trước những đổi mới công nghệ của thời đại 4.0 

Tạm kết: 

Bài viết đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin về phần mềm ERP và giải đáp câu hỏi khi nào doanh nghiệp cần triển khai phần mềm ERP. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn cho mình một giải pháp phần mềm ERP phù hợp

Ngoài ra, nếu có nhu cầu tư vấn về các phần mềm khác, quý khách có thể Đăng ký ngay hoặc liên hệ với Asoft qua hotline 19006123 để được tư vấn, hỗ trợ và tham khảo demo miễn phí.

ASOFT TỔNG HỢP VÀ BIÊN TẬP