Kinh nghiệm chuyển đổi số và các vấn đề thực tiễn trong tổ chức

Ngày đăng 23-07-2021
Áp dụng công nghệ số vào công cuộc chuyển đổi số là một điều tất yếu. Nhưng mỗi lĩnh vực đều có những quy trình và đặc điểm kinh doanh mang tính đặc thù riêng. Vì vậy, không thể xác định được một quy tắc nhất định nào mà thông qua đó chuyển đổi số chắc chắn sẽ thành công. Quan trọng vẫn phải là sự chọn lọc kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình chuyển đổi số của các tổ chức đã từng thực hiện. Theo một số chuyên gia, sau đây là kinh nghiệm chuyển đổi số mà doanh nghiệp cần chú trọng khi quyết định tham gia vào cuộc cách mạng này.


► Xem thêm: Từ bỏ ý định chuyển đổi số trong doanh nghiệp nếu bạn ngại thay đổi!

1/ Kinh nghiệm chuyển đổi số quan trọng nhất: cần phải thu thập dữ liệu

Đây là bước quan trọng đầu tiên khi doanh nghiệp muốn tổ chức chuyển đổi số. Cách mạng công nghệ 4.0 gắn liền với các vấn đề về dữ liệu. Ví dụ: người ta dùng IoT để thu thập dữ liệu cần thiết BigData; AI thì dùng để xử lý và phân tích dữ liệu; Analytics cần phải có dữ liệu để hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định;… Vì vậy, chất lượng của dữ liệu là vô cùng quan trọng; mang tính quyết định thành công của quá trình chuyển đổi số. Khi có dữ liệu chuẩn mực; quy trình được số hóa thuận lợi; thì việc cân nhắc và tính toán trong các quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Thu thập dữ liệu là một trong những kinh nghiệm chuyển đổi số quan trọng nhất
Thu thập dữ liệu là một trong những kinh nghiệm chuyển đổi số quan trọng nhất

Do đó mà một trong những kinh nghiệm chuyển đổi số rút ra trước nhất là: khi bắt đầu bước vào quá trình chuyển đổi số; doanh nghiệp cần quan tâm đầu tiên đến việc thu thập, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu. Mọi quyết định sai lầm, dự báo sai lầm, lãng phí tài nguyên đều là những hậu quả của việc sở hữu một nguồn dữ liệu không chất lượng.

2/ Thiết lập chỉ số và thực hiện đánh giá

Kinh nghiệm chuyển đổi số tiếp theo là cần phải thiết lập các chỉ số và thực hiện đánh giá sát sao. Doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả vượt trội khi tổ chức chuyển đổi số thành công. Và để đo lường, đánh giá được những sự thay đổi đó; chủ doanh nghiệp cần phải thiết lập các chỉ số phù hợp để đánh giá. Các chỉ số này giúp doanh nghiệp có một cột mốc để cải thiện; và phấn đấu đạt được các chỉ số này trong quá trình chuyển đổi số. Các chỉ số này hoàn toàn không giống nhau, tùy thuộc vào từng mục tiêu. Ví dụ: một số chỉ số đáng quan tâm trong việc trả lời khách hàng online là:

  • ✔ Các chỉ số của thành phần nào ảnh hưởng đến chỉ số này
  • ✔ Mỗi chỉ số thành phần đó chịu chi phối bởi quy trình hay sản phẩm nào không
  • ✔ Có thể cải tiến các chỉ số này nhờ vào công nghệ mới nào không
  • ✔ Chỉ số này sẽ thay đổi ra sao nếu thay đổi giải pháp

3/ Bắt đầu với quy mô nhỏ

Chuyển đổi số là một quá trình liên tục và không thể bị đứt đoạn. Từ việc thu thập dữ liệu, đưa ra cải tiến dựa trên dữ liệu; cho đến thu thập tiếp các dữ liệu sau khi thay đổi, tiếp tục cải tiến dựa trên dữ liệu mới này,… Chuyển đổi số nên áp dụng từ từng bộ phận nhỏ trước tiên của doanh nghiệp; hoặc trong một quy trình nhỏ trước.

Thật vậy, kinh nghiệm chuyển đổi số thực tiễn cho thấy: Chuyển đổi số nên được thực hiện từng bước một trong phạm vi quy mô nhỏ trước. Việc này sẽ giảm ảnh hưởng đến nguồn thu và mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu mắc sai lầm thì thiệt hại gây ra cũng sẽ là ít nhất. Ngoài ra, việc thường xuyên cập nhật các công nghệ và dịch vụ mới cũng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các giải pháp này tốt nhất.

► Xem thêm: Vì sao xu hướng chuyển đổi số được xem là vấn đề cấp bách trong thời đại 4.0?

4/ Tích hợp API và Microservice

Chuyển đổi số không diễn ra ở một doanh nghiệp hoặc một ngành nhất định; mà nó xảy ra ở trong cả chuỗi cung ứng. Ví dụ cụ thể: một doanh nghiệp cần dữ liệu và thông tin về các quy trình xử lý từ các doanh nghiệp khác. Thay vì dùng email và hàng tá file để trao đổi thông tin; thì doanh nghiệp có thể dùng các giao diện lập trình có ứng dụng API để xử lý và trao đổi các dữ liệu này. Ngoài ra, các API không chỉ giúp nhanh chóng tạo ra xu hướng dịch vụ; mà còn nhanh chóng tiếp cận được khách hàng.

Còn đối với các tổ chức, dịch vụ công thì API lại càng quan trọng hơn nữa; vì nó góp phần thúc đầy nền kinh tế số; hỗ trợ rất lớn trong việc nghiên cứu dữ liệu về: khoa học, địa lý, lệ phí dịch vụ, thông tin giao thông, dân số phân bố như thế nào,… Đây đều là những nguồn dữ liệu rất cần thiết cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng ứng dụng; và phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Chuyển đổi số cần đi cùng việc tích hợp API và Microservice
Chuyển đổi số cần đi cùng việc tích hợp API và Microservice

Ngoài ra, thêm một kinh nghiệm chuyển đổi số được rút ra là: việc thiết lập IT trong doanh nghiệp và tổ chức dưới dạng các Microservice có thể được làm trên các máy chủ khác nhau. Điều này sẽ khiến việc tháo, lắp, tích hợp và thử nghiệm các công nghệ mới diễn ra suôn sẻ. Hoàn toàn không ảnh hưởng đến quy trình làm việc của doanh nghiệp.

5/ Quy tắc 80/20

Kinh nghiệm chuyển đổi số trong thực tiễn đã chứng minh rằng: thu thập và số hóa dữ liệu cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp giải quyết tốt 80% vấn đề chỉ bằng 20% nỗ lực. Trên thực tế chúng ta dễ thấy có nhiều trường hợp mà trong đó quy tác 80/20 hoàn toàn có thể áp dụng cho các dữ liệu.

Lấy ví dụ như trường hợp phân bổ một số từ quan trọng trong nội dung một văn bản; một số người nắm giữ phần lớn tài sản toàn thế giới; hoặc trường hợp một số ít nguyên gây ra phần đa các lỗi trong hệ thống;… Khi áp dụng vào việc sửa lỗi, các lỗi đó trước tiên sẽ được thu thập lại; phân chia thành các nhóm; tìm ra đặc điểm chung của các nguyên nhân. Dựa vào các dữ liệu hiện tại đang được lưu trữ; người ta có thể xác định được một mẫu ước tính những lỗi nào sẽ gây ra mức độ ảnh hưởng cao nhất tới khách hàng; để kịp thời sửa chữa.

Một số chức năng của sản phẩm cũng sẽ được thay đổi theo nguyên tắc này. Ví dụ: nếu phân tích khách hàng phần đa chỉ dùng một vài tính năng nhất định của sản phẩm; thì chức năng này được ngay lập tức được ưu tiên hoàn thiện để phù hợp với mong muốn của khách hàng. Nhưng để thực hiện được những điều trên; điều cần thiết nhất vẫn là doanh nghiệp phải tích cực thu thập dữ liệu và thông tin khách hàng, sản phẩm; cũng như tìm kiếm các nguồn dữ liệu, công nghệ phù hợp.

6/ Thay đổi nhân lực để mau chóng thích nghi

Nhân lực bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách mạng công nghệ 4.0. Bởi vì máy móc và công nghệ sẽ thay thế con người trong một số công việc. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có thể thích ứng thì nó hoàn toàn là công cụ giúp người lao động chuyển đổ về kỹ năng và tay nghề. Vì vậy mà thay vì phải cắt bỏ nhân công; doanh nghiệp có thể tận dụng để tạo thêm giá trị cho mình. Cùng với sự phát triển của công nghệ, người dùng phải làm quen với các khái niệm và công cụ như: đám mây Cloud, công cụ giám sát, phần mềm và ngôn ngữ lập trình.

Kinh nghiệm chuyển đổi số: Các chủ doanh nghiệp và mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ cần phải chủ động đón đầu xu hướng

Các chủ doanh nghiệp và mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ cần phải chủ động đón đầu xu hướng

Song song với đó, các rào cản về kỹ thuật và ngôn ngữ cũng dần được tháo bỏ. Ví dụ như công cụ dịch tự động của Google giúp dịch tốt hàng chục ngôn ngữ trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp dùng API để tích hợp vào hệ thống thông tin. Vì vậy mà nhân viên trong công ty sẽ cần phải thường xuyên tìm hiểu các thông tin kiến thức trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, nhằm làm các công việc khác, bù đắp lại những phần việc mà máy tính đã thực hiện giúp.

Do đó, các chủ doanh nghiệp và mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ cần phải chủ động đón đầu xu hướng; để bắt kịp những sự thay đổi của công nghệ tiên tiến. Phải tiếp nhận được những sự thay đổi và công nghệ hiện đại; thì chuyển đổi số mới có thể áp dụng; và giúp doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển vượt bậc.

Tạm kết

Tổ chức chuyển đổi số là một quá trình phức tạp; đòi hỏi nhiều sự thay đổi trong quy trình tiến hành và cả tư duy của người đứng đầu. Các kinh nghiệm chuyển đổi số đã nhiều lần khẳng định rằng cần có sự phối hợp giữa các bộ phận và các cá nhân trong doanh nghiệp thì mới chuyển đổi số thành công. Đồng thời, cũng cần có thời gian và nguồn lực phù hợp để thực hiện. Những kinh nghiệm chuyển đổi số thực tiễn được nêu ở trên sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cho chính mình.

ASOFT đã và đang đồng hành cùng 3.000 doanh nghiệp trong suốt 18 năm trên chặng đường chuyển đổi số. Các phần mềm và giải pháp quản lý của ASOFT đều mang tính thực tiễn, số hóa và khả năng linh hoạt cao; phù hợp với nhu cầu phát triển và tốc độ phát triển nhanh của các doanh nghiệp hiện đại.

Để được tư vấn kỹ hơn về ứng dụng chuyển đổi số, Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

► Xem thêm: ROI là gì? Cách đo lường ROI khi chuyển đổi số trong kinh doanh

Ban Biên Tập ASOFT