ROI là gì? Cách đo lường ROI khi chuyển đổi số trong kinh doanh

Ngày đăng 14-07-2021
Tất cả mọi hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ; cũng đều bắt buộc phải có sự cân nhắc kĩ lưỡng trước khi thực hiện. Đặc biệt, khi đứng trước thời đại chuyển giao công nghệ như hiện nay. Khi định nghĩa “chuyển đổi số” được phổ biến và vận hành rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp; với vốn đầu tư cao ngất ngưỡng. Thì việc tìm hiểu và cân nhắc đầu tư không chỉ được thực hiện bằng tư duy nhận định. Mà bắt buộc phải được đo lường bằng các chỉ số thực tế bằng ROI. Nhưng ROI là gì? Chức năng và cách đo lường ROI khi chuyển đổi số trong kinh doanh như thế nào? Cùng xem bài viết sau.


► Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? 5 Yếu tố làm nên thành công khi chuyển đổi số

ROI là gì?

Trước khi tìm hiểu về chức năng và cách đo lường ROI khi chuyển đổi số trong kinh doanh. Đầu tiên ta phải nắm vững định nghĩa: ROI là gì.

ROI là gì?
ROI là gì?

ROI (Return On Investment) hay còn gọi là Tỷ suất Hoàn vốn. Đây là tỷ lệ sản sinh giữa lợi nhuận thu về so với vốn đầu tư ban đầu. Nói cách khác, ROI chính là chỉ số dùng để đo lường tỉ lệ giữa những lợi ích bạn đã thu về so với những công sức và tiền của mà bạn đã bỏ ra.

Ưu/ nhược điểm của ROI là gì?

Chỉ số ROI có chức năng đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận so với số vốn đầu tư ban đầu. Việc xác định và đo lường ROI giúp dự đoán và kiểm định hiệu quả đồng vốn đầu tư; khi doanh nghiệp chuyển đổi số trong kinh doanh. Khi ROI tăng trưởng càng mạnh và nhanh chóng. Thì doanh nghiệp càng sớm thu hồi vốn ban đầu cùng với một khoảng lợi nhuận to lớn được tạo ra. Để hiểu hơn về ROI; ASOFT sẽ điểm qua một số ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của ROI là gì?

Với mức độ phổ biến đa lĩnh vực của ROI hiện nay; hẳn rằng, đây là một chỉ số vô cùng quan trọng và thiết yếu để đo lường mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số lợi ích mà ROI có thể mang lại như:

  • – Chỉ số đo lường ROI giúp doanh nghiệp nhìn thấy được mức độ hữu ích của các giải pháp phần mềm khi thực hiện chuyển đổi số
  • – Đưa ra một con số cụ thể, rõ ràng về những kết quả công việc mà doanh nghiệp đầu tư ban đầu
  • – Chắc chắn sẽ là một công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá nhanh các vấn đề đầu tư ngắn hạn
  • – ROI mang đến cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quát
  • – Dễ dàng so sánh với những con số chính xác
  • – Dễ dàng tính toán, hoạch định chiến lược

Nhược điểm của ROI là gì?

Tuy nhiên, ROI cũng có một số điểm hạn chế nhất định. Có thể kể đến như:

  • – Khó thấy được cái nhìn chính xác cho một dự án đầu tư dài hạn
  • – Các biện pháp so sánh giữa ROI đôi khi chỉ chỉ mang tính tương đối với một số vấn đề
  • – Tuy có chỉ số ROI rõ ràng nhưng khó tìm ra được nguyên nhân khiến ROI có tỷ lệ thấp hay cao
  • – Khi đo lường ROI, doanh nghiệp cần sử dụng nhiều công cụ khác để chỉ số cụ thể hơn

Nhìn chung, bất cứ phần mềm nào cũng có ưu/ nhược điểm. Vì vậy, doanh nghiệp không nên quá phụ thuộc vào các chỉ số đo lường ROI. Mà cần có kế hoạch sử dụng và kết hợp với nhiều công cụ khách để đưa ra cái nhìn chính xác cho hoạt động doanh nghiệp.

Công thức tính ROI là gì?

Để xác định chỉ số tỷ suất hoàn vốn ROI; ta dựa vào công thức:

ROI = Lợi nhuận ròng/ Chi phí đầu tư

Công thức tính ROI giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả công việc
Công thức tính ROI giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả công việc

Ví dụ: Năm 2015 bạn đã bỏ ra 3.000 USD để đầu tư vào hệ thống phần mềm ERP. Thì vào cuối năm 2017, khi tất cả các hoạt động đã được số hóa. Năng suất hoạt động và chất lượng sản phẩm được cải thiện vượt bật. Lượng doanh thu thu về lến đến 170.000 USD, bạn sẽ có 170.000 – 3.000 = 167.000 USD lợi nhuận ròng.

Vậy ROI khi bạn đầu tư triển khai ERP là 167.000 / 3.000 * 100 = 5.566,67%, hay gần như là gấp 5 lần tài sản đầu tư ban đầu.

Cách đo lường ROI khi chuyển đổi số trong kinh doanh

Để đo lường ROI khi chuyển đổi số trong kinh doanh, doanh nghiệp nên nghiên cứu kĩ lưỡng theo một quy trình thực hiện nhất định. Trong đó, buộc phải xác đinh được: Mục đích, số liệu dự kiến, dự đoán và lập kế hoạch đối phó với các tác động ngoài ý muốn,…

Đặt ra mục đích chuyển đổi số

Khi bắt đầu triển khai chuyển đổi số; doanh nghiệp nhất định phải xác định được mục đích chuyển đổi số là gì? Các chỉ tiêu và yêu cầu kế quả được đặt ra khi chuyển đổi số thành công ra sao? Bởi vì chung quy, chuyển đổi số trong kinh doanh là một quá trình khá tiêu tốn thời gian và gặp nhiều khó khăn.

Năm 2019, McKinsey – Viện Nghiên cứu toàn cầu đã thực hiện cuộc khảo sát với 1.600 doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế phát triển. Họ đã đưa ra con số 75% trong số 1.600 doanh nghiệp cho rằng đã sẵn sàng để chuyển đổi số. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng và chuẩn bị giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều nhóm ngành kinh tế lại rất khác nhau.

Đến năm 2019, cuộc báo cáo về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDC) cũng đã chỉ ra 7 tiêu chí quan trọng của chuyển đổi số. Gồm:

  • (1) Ứng dụng và triển khai công nghệ kỹ thuật số
  • (2) Tích hợp tính văng văn phòng điện tử và các quyết định nội bộ của công ty
  • (3) Tích hợp các thủ tục liên quan đến dịch vụ
  • (4) Đẩy mạnh tối ưu dịch vụ sản phẩm
  • (5) Nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • (6) Mô hình hóa quy trình kinh doanh
  • (7) Quản lý nhân sự và lao động hiệu quả

Từ các dữ kiện này, nhà quản lý có thể tham khảo và xác định mục đích chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình.

Đo lường ROI phù hợp với mục đích chuyển đổi số

Dựa và nhu cầu và đặc thù riêng của từng doanh nghiệp, mà tỉ số ROI cũng trở nên đa dạng. Song, thông thường thì chỉ số này thường rơi vào khoảng 5:1 cho đến 10:1. Đây được xem là vùng chỉ số ROI lý tưởng nhất; giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh bền vững.

Nếu doanh nghiệp lựa chọn ROI có tỉ lệ vượt quá 10:1 thì trở nên rất phi thực tế, Và gần như chắc chắn là không thể thực hiện được. Hãy hiểu rằng, mục tiêu đặt ROI lý tưởng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thực tế. Và hơn hết, ROI phải phù hợp với tình thế doanh nghiệp, cũng như cơ cấu chi phí nội tại. 

ROI là gì? Thông thường chỉ số ROI thường rơi vào khoảng 5:1 cho đến 10:1
Thông thường chỉ số ROI thường rơi vào khoảng 5:1 cho đến 10:1

Để đo lường ROI hiệu quả, cần hiểu và hoạch định chính xác các loại chi phí trong doanh nghiệp như: chi phí công cụ, phần mềm; chi phí sản xuất; chi phí nhân sự; chi phí marketing;… và các loại chi phí phát sinh khác. Lúc này, việc cần thiết của doanh nghiệp là xác định các vấn đề quan trọng cần chuyển đổi, thay thế. Từ đó lựa chọn số liệu đo lường ROI.

Dự đoán và lập kế hoạch đối phó với các tác động ngoài ý muốn

Bất cứ sự thay đổi này cũng cần phải có thời gian để thích nghi. Hãy hiểu rằng, dù có tối ưu và tốt thế nào, thì các công cụ cũng không thể tự vận hành mà không cần đến sự điều khiển của nhân viên. Vì vậy, trước khi triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần tạo lập một bản kế hoạch ứng phó với các tác động ngoài ý muốn.

Với hơn 18 năm kinh nghiệm, ASOFT đã gặp không ít tác động ngoài ý muốn thường gặp phải khi hợp tác triển khai giải pháp phần mềm cùng các doanh nghiệp. Để tránh các vấn đề rắc rối xảy ra, doanh nghiệp có thể tham khảo và tạo lập các kịch bản ứng phó cho các vấn đề như:

Thời gian triển khai kéo dài

Với nhiều lý do khách quan và cả chủ quan; quán trình triển khai phần mềm ERP có thể kéo dài hơn dự kiến. Việc thời gian triển khai kéo dài có thể đến từ các lý do như: Doanh nghiệp chỉnh sửa kịch bản triển khai; nhân viên không hợp tác; phát sinh các vấn đề trong thời gian triển khai; doanh nghiệp đặt yêu cầu thời gian triển khai quá gấp rút khiến phần mềm không hoạt động tốt;… Lúc này, điều tối quan trọng là doanh nghiệp nên có một kịch bản ứng phó; phân chia thời gian và nhân lực xử lý song song hoạt động doanh nghiệp và cả vấn đề triển khai chuyển đổi số.

Nhân viên không hợp tác triển khai

Vì không nắm rõ mức độ quan trọng và cấp thiết của phần mềm; nhiều nhân viên đã không hoàn toàn hợp tác với vấn đề chuyển đổi số doanh nghiệp. Mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này lời bởi: Doanh nghiệp chưa phổ biến rộng rãi các ích lợi của việc chuyển đổi số. Cũng như chưa phân công trách nhiệm công việc đến một cá nhân/ phòng ban cụ thể. Lúc này, việc cần thiết mà doanh nghiệp phải làm chính là phân chia trách nhiệm công việc cụ thể cho từng nhân viên. Và tạo ra những buổi tọa đàm, trao đổi với nhân viên về những lợi ishc mà chuyển dổi số mang lại. Cũng như khích lệ và đảm bảo quyền lợi của nhân viên khi thực hiện chuyển đổi số.

Doanh nghiệp vội vàng tùy chỉnh khi phần mềm chưa hoàn thiện

Nhiều doanh nghiệp vì thiếu kiến thức và không có sự hướng dẫn kịp thời của đối tác triển khai; đã yêu cầu gấp rút tùy chỉnh khi phần mềm chưa hoàn thiện. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ khả thi của phần mềm; kéo dài thời gian triển khai; và gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc đội nhóm. Hãy hiểu rằng, một phần mềm dùm tốt đến đâu cũng cần thời gian để được thích ứng. Chỉ khi đủ thích ứng và nắm vững nguyên lý của phần mềm; việc tùy chỉnh theo đặc thù doanh nghiệp mới diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Tạm Kết

Ở bài viết này, ASOFT đã giúp doanh nghiệp trả lời những câu hỏi như: Roi là gì? Ưu/ nhược điểm và công thức của ROI là gì? Cách đo lường ROI khi chuyển đổi số tring doanh nghiệp ra sao?

Hy vọng rằng, những câu trả lời – những kinh nghiệm mà ASOFT chia sẽ có thể giúp ích cho quý doanh nghiệp trong quá trình đo lường hiệu quả của hoạt động chuyển đổi số.

Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch Demo miễn phí, mười quý doanh nghiệp Đăng ký ngay hoặc liên hệ với ASOFT tại hotline: 1900 6123.

► Xem thêm: Chuyển đổi số ngành Sale – Marketing: Bùng nổ xu hướng phát triển mới trong thời đại 4.0

Ban Biên Tập ASOFT.