Từ bỏ ý định chuyển đổi số trong doanh nghiệp nếu bạn ngại thay đổi!

Ngày đăng 23-07-2021
“Ngại thay đổi” – suy nghĩ lớn nhất ngăn doanh nghiệp tiến đến thành công trong thời đại công nghệ số. Bởi vì tư duy này, nhiều doanh nghiệp đã phải “ê chề” nhận lấy nhiều khó khăn tiếp nối. Vì sao vậy? Chuyển đổi số trong kinh doanh liệu có phải là “tấm thẻ sinh mệnh” cho doanh nghiệp trong thời đại ngày nay? Cùng tìm hiểu bài viết sau.


► Xem thêm: Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số có thực sự cần thiết với các Start-up?

Bối cảnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp – Thành lập trạng thái làm việc mới

Theo báo cáo của TEKSystems vào năm 2021; với cuộc khảo sát trực tuyến cho khoảng 430 lãnh đạo doanh nghiệp. Trong đó, có đến 86% nhà lãnh đạo cho rằng: Một môi trường văn hóa làm việc hòa nhập, vững bềnh chính là điểm sáng giúp quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhanh chóng thành công. Tuy nhiên, cũng có đến gần một nửa (49%) nhà lãnh đạo nhận thấy rằng: Duy trì văn hóa làm việc nhóm là một thách thức lớn và lâu dài khi thực hiện công việc từ xa.

 Chuyển đổi số tuy có nguồn gốc công nghệ nhưng nó lại là sản phẩm chính được tạo ra từ con người và văn hóa
Chuyển đổi số tuy có nguồn gốc công nghệ nhưng nó lại là sản phẩm chính được tạo ra từ con người và văn hóa

Theo Franklin Reed (giám đốc điều hành doanh nghiệp TEKsystems); chuyển đổi số tuy có nguồn gốc công nghệ nhưng nó lại là sản phẩm chính được tạo ra từ con người và văn hóa. Theo đó, ngay cả trong môi trường Internet ảo; nhân viên cũng sẽ mang con người thật của họ để làm việc. Đây là vấn đề bắt buộc trong cuộc đổi mới công nghệ số. Vì vậy, để môi trường hoạt động “sạch” – “đẹp” nhất có thể; điều cốt yếu là doanh nghiệp phải thực hiện công tác tư tưởng cho toàn doanh nghiệp.

Tóm lại, khi công tác chuyển đổi số doanh nghiệp gặp phải những rào cản đến từ văn hóa doanh nghiệp. Thì bất kỳ sự nỗ lực của cá nhân nào trong công cuộc cải cách công nghệ; cũng khó có cơ hội chạm đến thành công. Hãy nhớ rằng, sự hưởng ứng và tích cực tham gia của toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp mới là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành – bại của quá trình chuyển đổi số.

Khi thói quen trở thành rào cản ngăn cách chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những thói quen và tư duy “cố hữu” sẽ khiến doanh nghiệp khó tiến đến thành công. Đặt biệt, khi đối mặt với những thách thức của thời đại công nghệ 4.0; buộc doanh nghiệp phải thay đổi thói quen và hình thành góc nhìn mới. Tạo ra những giá trị văn hóa mới cho doanh nghiệp. Một số thói quen gây hại cho việc chuyển đổi cũng như sự phát triển của doanh nghiệp; có thể kể đến như:

Thói quen ra lệnh

Đây là một thói quen, hay nói đúng hơn là một “tật xấu” thường gặp ở các cấp lãnh đạo. Một số nhà lãnh đạo, thay vì truyền đạt và giải nghĩa những mong muốn, định hướng doanh nghiệp; và cho bổ trợ kiến thức giúp nhân viên hiểu rõ hơn về lượi ích của chuyển đổi số. Thì họ lại truyền đạt theo xu hướng “mệnh lệnh” độc đoán. Bỏ ngoài tai những đóng góp, phản hồi và chia sẻ khó khăn của bộ phận nhân viên. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến tâm thế làm việc của toàn thể doanh nghiệp; và tinh thần đóng góp của tập thể nhân viên.

Chuyển đổi số doanh nghiệp: Các nhà lãnh đạo nên cấp thiết xem xét và thay đổi phương cách giao việc
Các nhà lãnh đạo nên cấp thiết xem xét và thay đổi phương cách giao việc

Để hạn chế những rủi ro, thiếu sót trong quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp; các nhà lãnh đạo nên cấp thiết xem xét và thay đổi phương cách giao việc. Hãy giúp nhân viên bạn nhận ra những giá trị cốt lõi mà chuyển đổi số mang lại; thay vì chỉ khăng khăng “ra lệnh” mà không quan tâm suy nghĩ của nhân viên.

Suy nghĩ “đại khái”

Vì thiếu tính nghiêm túc và kỉ luật trong môi trường làm việc; nhiều nhân viên đã hình thành tính ỷ lại, đại khái và trì hoãn. Khiến phần lớn công việc rơi vào khó khăn. Đặc biệt là khi phải tham gia thực hiện công việc chuyển đổi số; điều này trở thành một “rào cản” lớn; gây ảnh hưởng không ít đến tiến trình chung.

Chuyển đổi số doanh nghiệp đòi hỏi tính minh bạch với những bằng chứng cụ thể. Song, nhân viên lại thường tạo ra những báo cáo “ảo”; không rõ ràng với các tiến độ như “đang”, “vẫn”, “tốt”,… Mà lại không đưa ra được một con số hay dẫn chứng cụ thể. Điều này gây nên những khó khăn trực tiếp cho nhà lãnh đạo; khiến các cấp quản lý khó hình dung tình hình thực tế và đưa ra các định hướng – chiến lược phát triển chính xác nhất.

Việc tối quan trọng lúc này là các cấp quản lý nên đưa ra những yêu cầu cụ thể cho từng công việc, bao gồm: Thời hạn; tiến độ; ngân sách thực hiện; yêu cầu công việc;… Để tránh các trường hợp nhân viên làm việc lang mang, không rõ định hướng.

Văn hóa đùn đẩy trách nhiệm

Khi một công việc được giao nhưng không phân rõ người chịu trách nhiệm cho từng bộ phận; nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với một phiền toái muôn thuở: Vấn đề đùn đẩy trách nhiệm của nhân viên.

Hầu hết mọi nhân viên đều mong muốn công việc suôn sẻ, không gặp bất lợi gì. Tuy nhiên, không phải ai cũng nỗ lực để đạt được thành công. Trong doanh nghiệp thường sẽ gặp phải một nhóm nhân viên luôn cố tình trốn tránh trách nhiệm; và đùn đẩy gánh nặng lên vai người khác.

Đối với chuyển đổi số, đây là một điều tối kỵ. Vì vậy, để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số nói riêng và toàn bộ hoạt động doanh nghiệp nói chung. Nhà quản lý cần cân nhắc và giao việc thích đáng, công bằng cho từng nhân viên. Từ đó cũng dễ dàng theo dõi, cất nhắc và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp gian dối trong công việc.

Tư duy ngại thay đổi

Thực hiện một nếp làm việc quá lâu thường khiến nhân viên sẽ ỷ lại vào lối làm việc đó. Hình thành nên tư duy “an toàn hóa” và ngại va vấp thay đổi. Chưa kể, khi nhắc đến chuyển đổi số; bộ phận nhân viên thường có những suy nghĩ sai lệch như: Chuyển đổi số khiến nhân viên mất đi độ quan trọng trong công việc; chuyển đổi số khiến nhân viên mất việc; chuyển đổi số quá ảnh hưởng đến quỹ thời gian của nhân viên; chuyển đổi số không mang lại lợi ích cụ thể;…

 Tư duy "ngại thay đổi" sẽ khiến doanh nghiệp gặp khá nhiều rắc rối trong vấn đề thay đổi mô hình quản lý kinh doanh
Tư duy “ngại thay đổi” sẽ khiến doanh nghiệp gặp khá nhiều rắc rối trong vấn đề thay đổi mô hình quản lý kinh doanh

Tất cả những tư duy trên sẽ khiến doanh nghiệp gặp khá nhiều rắc rối trong vấn đề thay đổi mô hình quản lý kinh doanh. Vì vậy, hãy thay đổi tư duy nhân viên bằng cách mở các cuộc hội thảo; hay các cuộc họp với từng bộ phận. Để phổ biến mức độ cấp thiết của chuyển đổi số; cũng như những ưu điểm mà chuyển đổi số mang lại. Hãy lắng nghe tiếng lòng của nhân viên; vì họ chính là đầu mối quan trong nhất hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Đánh bật tâm lý ngại thay đổi – hướng đến sự phát triển bền vững khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Để hướng đến sự phát triển bền vững; cũng như đạt được những thành tựu nhất được trong quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy “ngại thay đổi”. Đối với nhân viên, và cả nhà quản lý.

Thay đổi tư duy nhà quản lý

Ngày nay, các thiết bị điện tử, thiết bị kết nối internet đã trở thành những thành phần quan trọng gắn liền với cuộc sống con người. Thế hệ trẻ thuộc Gen Y, Z đã thành thạo các ứng dụng công nghệ từ lâu. Ứng dụng công nghệ được sử dụng trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt của thế hệ trẻ. Đây cũng là lý do khiến các không gian làm việc trực tuyến đã phổ biến dần trongt hời gian gây đây.

Do tình hình diễn biến dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng trong 2 năm trở lại đây; các doanh nghiệp buộc phải chuyển sang hình thức làm việc tại nhà. Để hướng đến một không gian làm việc hiệu quả. Nhà quản lý cần phải tức thời nhận định những yếu tố quan trọng cốt lõi mà chuyển đổi số mang lại. Với các lợi thế như: cắt giảm các khâu trung gian; đẩy nhanh năng suất lao động; tự động hóa công việc; đẩy mạnh tính minh bạch;… Kịp thời nhận thấy những lợi ích cốt lõi của chuyển đổi số chính là chìa khóa nhanh nhất giúp doanh nghiệp phát triển bềnh vững ngay trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Mặt khác, nhà quản lý cũng cần tạo ra các chính sách mới và phù hợp hơn cho người lao động. Trong đó, vừa đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động; cũng vừa thắt chặt kỷ luật công việc. Bằng cách ứng dụng các phần mềm công nghệ linh hoạt, đa dạng. Phù hợp với nhu cầu làm việc của nhân viên trong và ngoài văn phòng; đặc biệt là xu hướng Work From Home trong bối cảnh đại dịch hoành hành như hiện nay.

Thay đổi tư duy nhân viên

“Tại sao việc nuôi dưỡng tư duy phát triển trong các tổ chức lại quan trọng”

Nghiên cứu của tổ chức định hình văn hóa Senn Delaney

Đã chỉ ra văn hóa tư duy trong tổ chức doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Mức độ tin tưởng tổ chức doanh nghiệp của nhân viên tăng đến hơn 47%
  • Tinh thần chủ động và cam kết phát triển trong tương lai của nhân viên tăng đến hơn 34%
  • Nhân viên nhận thấy khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp tăng đến hơn 65%
 Chuyển đổi số doanh nghiệp: Xây dựng tư duy phát triển trong từng nhân viên bằng việc đào tạo và khuyến khích nhân viên
Xây dựng tư duy phát triển trong từng nhân viên bằng việc đào tạo và khuyến khích nhân viên

Đây là những bước đệm quan trọng hướng đến quá trình kích hoạt quy trình đổi mới. Lúc này, các nhân viên trang bị tư duy phát triển cởi bỏ lớp vỏ bị động, sợ hãi đổi mới. Khoác lên mình sự tự tinh, hóa thành những “chiến binh” thực thụ. Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp nỗ lực thay đổi mô hifnhq uản lý kinh doanh.

Thay vì quá chú tâm vào kết quản hoàn hảo cuối cùng; nhà quản lý có thể xây dựng tư duy phát triển trong từng nhân viên bằng việc đào tạo và khuyến khích nhân viên đống góp ý kiến, đề ra chiến lược chuyển đổi số. Lúc này, điều cốt yếu là nhân viên phải luôn giữ thói quen, suy nghĩ tích cực. Tạo ra cho mình động lực phát triển, tiến bộ mỗi ngày. Sẵn sàng thử nghiệm, cũng như học hỏi bất cứ lúc nào. 

Tạm Kết

Bất kì một sự thay đổi nào cũng cần phải được chuẩn bị kĩ lưỡng. Trước hết, sự chuẩn bị này phải đến từ chính tư duy của nhà lãnh đạo và toàn thể nhân viên. Với bài viết này; ly vọng bạn có thể hiểu được mức độ cần thiết của chuyển đổi số doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Cũng như những vấn đề tồn đọng đến từ tư duy “ngại thay đổi” mà các doanh nghiệp thường gặp phải.

ASOFT – Với hơn 18 năm giúp 3.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước chuyển đổi số thành công. Chúng tôi luôn tự tin sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp những sản phẩm tối ưu và phù hợp với đặc thù doanh nghiệp nhất.

Để được tư vấn và Demo miễn phí về giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp. Đăng ký ngay hoặc Liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT theo hotline: 1900 6123

► Xem thêm: Vì sao xu hướng chuyển đổi số được xem là vấn đề cấp bách trong thời đại 4.0?

Ban Biên Tập ASOFT.