Đi lên từ khó khăn: Ngành dịch vụ thành công với phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ thế nào ?

Ngày đăng 22-06-2023
Tuy có những tín hiệu khả quan sau đại dịch. Thế nhưng theo dự báo của nhóm phân tích, doanh thu ngành F&B giữ đà tăng, dự báo vượt mốc 700.000 tỷ năm 2023 nhưng đối mặt nhiều trở ngại và thách thức. Trong bài viết này, hãy cũng Asoft tìm hiểu những khó khăn và thách thức của doanh nghiệp F&B và khắc phục những thách thức đó với phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ


Gặp khó do đại dịch



Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng
 
Khi cơn bão Covid-19 lần thứ 4 “càn quét” qua, nhiều doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thực phẩm – đồ uống (F&B) tại Việt Nam đã bị tác động nặng nề. Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 91% doanh nghiệp cho biết bị ảnh hưởng ở mức nghiêm trọng.
Trong báo cáo xếp hạng “Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2021”, do Vietnam Report công bố hôm nay (20-10), cho thấy hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành F&B được khảo sát bị tác động bởi làn sóng dịch Covid-19 bùng phát trong năm nay, trong đó có 43,5% doanh nghiệp bị ảnh hưởng ở mức nghiêm trọng.
 
Trước năm 2020, thị trường F&B Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng
 
Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD, với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025. Nhưng đứng trước đại dịch Covid-19, hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã và đang đối mặt với bài toán sống còn.
 
Các nguyên nhân chủ yếu là do
  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí nhân sự
  • Khách hàng thay đổi thị hiếu
  • Thiếu nguồn cung

Vượt bão khó khăn – Vươn lên mạnh mẽ


Sau hai năm chật vật sinh tồn vì đại dịch, năm 2022 thị trường F&B đã lấy lại được mức tăng trưởng
 
Theo dự báo của nhóm phân tích, mặc dù kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều sức ép, tuy nhiên, doanh thu ngành F&B tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng 18%, đạt 720.300 tỷ đồng. Sau khi hồi phục sau đại dịch, ngành F&B sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định và dự kiến sẽ đạt giá trị gần 1 triệu tỷ đồng vào năm 2026.
 
Thực tế, sau hai năm chật vật sinh tồn vì đại dịch, năm 2022, thị trường F&B đã lấy lại được mức tăng trưởng, thậm chí vượt mức trước Covid-19. Cụ thể, năm 2022, Việt Nam có khoảng 338.600 nhà hàng vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng hằng năm giai đoạn 2016 – 2022 là khoảng 2%, với quy mô doanh thu ngành F&B tăng ấn tượng 39% so với năm 2021, lên mức đạt gần 610 nghìn tỷ, vượt thời điểm trước dịch.
 
Theo báo cáo về thị trường kinh doanh ẩm thực của Ipos.vn, quy mô doanh thu ngành F&B năm 2022 đạt gần 610.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2021. Có thể thấy, năm 2022, thị trường này đã lấy lại được mức tăng trưởng.
 
Thậm chí, sang đến tháng đầu năm 2023, thị trường này còn sôi động hơn. Các quán cà phê, nhà hàng ăn uống dần đông đúc hơn. Sau dịch, tần suất đi ăn uống bên ngoài của mọi người nhiều hơn.
 
► Xem thêm: 
Ngành dịch v khoác áo mới nhờ chuyển đổi số


Chuyển đổi số đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho trải nghiệm khách hàng ngành F&B

 
Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng/quán cà phê. Trong đó, TP.HCM là nơi sở hữu nhiều hàng quán nhất, chiếm 39,78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội - địa phương đứng vị trí thứ hai. Quy mô doanh thu ngành F&B 2022 ước tính đạt gần 610.000 tỉ đồng, trong đó, 333.690 tỉ đồng đến từ thị trường ăn ngoài.
 
Trong gần 3.000 nhà hàng/quán cà phê được khảo sát, có tới 46,5% doanh nghiệp F&B vẫn chưa bán hàng trực tuyến. Tuy vậy, 82,8% doanh nghiệp F&B đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số, ứng dụng chủ yếu trong hoạt động bán hàng và quản lý kho, nguyên vật liệu…
 
Chuyển đổi số đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho trải nghiệm khách hàng ngành F&B. Trước đây, ngành này tập trung chủ yếu vào việc bán hàng, tiếp thị và cải thiện trải nghiệm người dùng trong quá trình phục vụ. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ và làm tăng tốc quá trình chuyển đổi số này. Các doanh nghiệp F&B đã nhanh chóng áp dụng công nghệ, công cụ và nền tảng số để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tăng cường hiệu quả hoạt động. Một số thay đổi có thể kể đến như:
 
  • Ứng dụng đặt hàng và giao hàng trực tuyến
  • Thanh toán di động
  • Các công cụ đặt chỗ trực tuyến
  • Thẻ thành viên và chương trình khách hàng trung thành
  • Tích hợp trải nghiệm trực tuyến và trực tiếp
  • Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

Chuyển đổi số ngành dịch vụ với phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ Asoft



Sơ đồ quy trình quản lý chuỗi bán lẻ - cửa hàng
 

Khó khăn của các doanh nghiệp dịch vụ khi quản lý chuỗi

- Khó khăn khi đồng bộ về thông tin, dữ liệu xuyên suốt tất cả các cửa hàng chi nhánh trên một phạm vi rộng lớn, bao gồm: Thông tin khách hàng, thẻ hội viên; lịch sử giao dịch của khách hàng; các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thay đổi giá bán, dịch vụ kèm theo,… nhanh chóng kịp thời và chính xác. Ngoài ra, khách hàng hiện nay có thể giao dịch từ tất cả các kênh online, offline vì vậy việc đồng bộ, kết nối thông tin đa kênh cũng vô cùng quan trọng trong việc gia tăng trải nghiệm khách hàng.
 
- Quản lý tài chính không hiệu quả: Khi càng mở rộng quy mô, quản lý tài chính không chặt chẽ và tối ưu thường dẫn đến thâm hụt cho doanh nghiệp. Quản lý lãi lỗ, quản lý tài sản – hiệu quả đầu tư, quản lý dòng tiền là 3 chỉ số tài chính mà các nhà bán lẻ phải đau đầu giải quyết.
 
- Đồng bộ về chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ: Với số lượng, danh mục và đặc tính hàng hóa khổng lồ, cùng quá trình luân chuyển hàng hóa phức tạp, doanh nghiệp khó kiểm soát được chất lượng hàng hóa.
- Khó khăn trong quản lý nhân sự: khi khoảng cách giữa các cửa hàng khiến các nhà quản lý không thể sát sao tất cả nhân viên trên toàn hệ thống cửa hàng. Vì thế, nhiều cửa hàng phải đối mặt với vấn đề nhân viên thiếu trung thực, gây thất thoát lớn cho doanh nghiệp, hoặc cung cấp dịch vụ không đồng bộ.
 

Giải pháp phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ của Asoft



Mô hình chuỗi cửa hàng
 
Trước những khó khăn ấy, hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ASOFT-ERP dành cho ngành Bán lẻ – Chuỗi cửa hàng là công cụ trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp hoạch định nguồn lực của mình, kiểm soát các quy trình và cải thiện hoạt động kinh doanh.
 
Phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ ASOFT là giải pháp quản lý chuỗi cửa hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Việc quản lý bằng phần mềm sẽ hỗ trợ chủ doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, giảm thiểu tối đa những sai sót đồng thời tránh thất thoát, rủi ro cho cửa hàng. Dưới đây là những lợi ích mà phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ mang lại: 
 
Hỗ trợ chủ doanh nghiệp quản lý mọi hoạt động của cửa hàng chính xác hơn và giảm thất thoát.
 
  • Tích hợp tính năng quản lý kho hàng hiệu quả.
  • Tích hợp các tính năng của phần mềm quản lý nhân sự như: chấm công, hoa hồng, lương thưởng, hệ thống báo cáo minh bạch và khoa học.
  • Mọi hoạt động diễn ra tại cửa hàng đều được đồng bộ trên hệ thống
  • Phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ cho phép chủ doanh nghiệp phân quyền sử dụng cho nhân sự theo vị trí và phòng ban.
  • Phần mềm có thể liên kết với các trang thương mại điện tử, các đối tác vận chuyển và app giao hàng, web bán hàng…


Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng ASOFT chuyên nghiệp
 

Tạm kết

Phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ đã trở thành một công cụ quan trọng cho doanh nghiệp dịch vụ. Bằng cách tích hợp các chức năng quản lý kho, phân tích dữ liệu, quản lý quan hệ khách hàng và tích hợp hệ thống, phần mềm này giúp các doanh nghiệp dịch vụ quản lý hiệu quả hoạt động của mình và đạt được sự cạnh tranh trong ngành.
 
Tại Asoft có cung cấp những giải pháp phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, tối ưu hiệu quả. Công ty cổ phần Asoft - hơn 20+ năm kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực chuyển đổi số, cung cấp giải pháp phần mềm cho hơn 3500+ khách hàng. Nếu quý khách muốn hiểu rõ hơn về các giải pháp cho doanh nghiệp quý khách có thể Đăng ký ngay hoặc liên hệ với ASOFT qua hotline để được tư vấn, hỗ trợ và trải nghiệm demo phần mềm hoàn toàn miễn phí. 
 
 
Ban biên tập Asoft