Giải pháp gấp đôi quy mô cho các doanh nghiệp Thương mại – Phân phối trong giai đoạn khủng hoảng

Ngày đăng 08-06-2023
Cục diện thị trường thay đổi chóng mặt trong nền kinh tế khó khăn. Hàng loạt rủi ro chồng chất đang đè nặng lên sự sống còn của các doanh nghiệp. Chính vì thế, ước mơ mở rông quy mô. đa dạng thị trường, tăng độ phủ sóng của các doanh nghiệp Thương mại - Phân phối ngày càng xa vời. Trong bài viết này, hãy cùng Asoft tìm hiểu về thực trạng của thị trường phân phối hiện nay cũng như cách nâng cao năng lực cạnh tranh với giải pháp của Asoft dành riêng cho ngành Thương mại - Phân phối trong giai đoạn khủng hoảng này.


Bức tranh toàn cảnh “ảm đạm” của thị trường phân phối trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế



Thói quen chi tiêu của người tiêu dùng cũng đang dần thay đổi

Xu hướng người tiêu dùng thay đổi

“Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và xã hội đang phải thích nghi với trạng thái "bình thường mới". Theo đó, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng cũng đang dần thay đổi. Người tiêu dùng đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, ưa chuộng mua sắm trên các nền tảng điện tử, và ưu tiên sử dụng sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần theo dõi chặt chẽ các xu hướng này và kịp thời thích ứng để có thể duy trì tính cạnh tranh trong một thị trường không ngừng thay đổi.” Ông Johnathan Ooi, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo dịch vụ tư vấn Thương vụ, PwC Việt Nam nhận định
 
Theo khảo sát thói quen tiêu dùng toàn cầu của PWC, nhìn chung người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là đối với những mặt hàng không thiết yếu.. Cụ thể, 62% người tiêu dùng có xu hướng giảm tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu, thấp hơn so với trung bình toàn cầu (69%).
 
Sự cắt giảm chi tiêu ảnh hưởng nhiều hơn đến các mặt hàng không thiết yếu. 54% nói rằng họ dự kiến sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ, kế đến là du lịch (42%) và mua sắm hàng điện tử (38%) do quan ngại về giá cả gia tăng.

 

Gián đoạn chuỗi cung ứng

Gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xuất phát từ 2 yếu tố: bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Rủi ro bên ngoài bao gồm sự khan hiếm nguyên liệu sản xuất, chi phí vận chuyển tăng, dự báo không chính xác về nhu cầu hàng hóa và sự tắc nghẽn trong hoạt động vận chuyển. Sự tắc nghẽn của kênh đào Suez đã gây ra thiệt hại về doanh thu ước tính khoảng 6,7 triệu đô la Mỹ mỗi phút. (Theo báo cáo tháng 3 năm 2021 của BBC News).
 
Rủi ro môi trường bao gồm yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội hoặc thiên tai, thời tiết khắc nghiệt. Rủi ro nội bộ bao gồm sự cố trong quy trình sản xuất, rủi ro vận chuyển, rủi ro lập kế hoạch và kiểm soát, rủi ro bắt nguồn từ thay đổi trong doanh nghiệp và rủi ro không chuẩn bị hiệu quả cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
 

Doanh nghiệp không chuẩn bị hiệu quả cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

 

Nhiều lỗ hổng trong quy trình Sell in / Sell out 

Lỗ hổng trong quy trình quản lý xuất nhập tồn dẫn đến tình trạng cháy hàng hoặc đọng hàng (phát sinh chi phí bảo quản, đọng vốn). Đặc biệt với mặt hàng có hạn sử dụng ngắn, không quản lý được lô/ date nên doanh nghiệp phải chịu lỗ. 
 
Không kiểm soát được lượng hàng tồn ở kho C1 và cả C2 dẫn đến hàng bị tồn đọng quá nhiều và gây khó khăn trong việc lên kế hoạch sản xuất/nhập hàng.
 
Không có kế hoạch quản lý sát sao đội ngũ nhân viên thị trường dẫn đến tình trạng nhân viên làm ăn gian dối hoặc làm lộ thông tin mật về vùng hàng mạnh/yếu của tổ chức. Bên cạnh vấn đề quản lý về thời gian, vị trí làm việc, nhà phân phối còn phải biết cách thiết lập KIPs như một đòn bẩy để thúc đẩy tinh thần làm việc của đội sales. 
 
Không quản lý được các điểm bán nên xảy ra tình trạng bỏ sót điểm bán hoặc data cooking. 
 
Không quản lý được đơn hàng bao gồm đơn đặt, đơn bán hàng, đơn trả hàng; doanh thu, độ phủ đơn hàng theo khu vực,…
 

Không quản lý được các điểm bán nên xảy ra tình trạng bỏ sót điểm bán

Doanh nghiệp Thương mại - Phân phối phải bứt phá để thích ứng



Doanh nghiệp Thương mại - Phân phối cần bứt phá để thích nghi với thị trường
 

Chuyển trạng thái “ứng phó” sang dẫn đầu

Các doanh nghiệp cần kịp thời thích ứng với các thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, đồng thời tập trung phát triển danh mục sản phẩm và các tính năng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Cần có chiến lược tiếp cận khách hàng dựa trên dữ liệu và chuyển hướng tập trung từ "khách hàng" sang "người tiêu dùng". Việc tập hợp dữ liệu về nhu cầu và hành vi tiêu dùng tại mỗi thời điểm khác nhau sẽ giúp thiết lập các đặc quyền truy cập thông tin cho người tiêu dùng, phát triển các thông điệp bán hàng và ưu đãi có hiệu quả từ chiến lược tiếp thị dựa trên dữ liệu.
Các doanh nghiệp cần có chiến lược tạo khác biệt bằng việc tập trung phát triển danh mục sản phẩm và các tính năng phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ trạng thái "ứng phó" trong thời kỳ khủng hoảng sang trạng thái "dẫn đầu". Theo PwC khuyến nghị

 

Đa dạng chuỗi cung ứng

PwC nhấn mạnh đến chuỗi cung ứng tương lai. Doanh nghiệp cần đầu tư vào việc dự báo các kết quả và khả năng tác động trong bối cảnh biến động đa kênh. Qua đó, có thể sớm đưa ra các quyết định rõ ràng trong việc đổi mới, phân loại và thiết lập lộ trình tiếp cận thị trường dựa trên chiến lược tạo khác biệt.
 

Lấy khó khăn làm bàn đạp để mở rộng thị phần

 

Tận dụng khó khăn để vươn mình

Khả năng sẽ có sự hoán đổi vị trí các doanh nghiệp cùng ngành, mặc dù có thể không nhanh và năng động như sự hoán đổi của các ngành - do tác động của đại dịch. Các doanh nghiệp có bảng cân đối tài sản vững mạnh, đội ngũ quản lý tốt, có thể tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư trong giai đoạn hiện nay, sẽ có thể có cơ hội “một lần trong đời” để bứt phá và vươn lên dẫn dắt thị trường. Các doanh nghiệp được quản lý quá chặt chẽ lại có thể phải nhường cơ hội kinh doanh mới nhất thời và ngắn hạn cho những doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt và năng động trong thay đổi định hướng kinh doanh và chiến lược. (Theo bà Đào Thị Thiên Hương, Phó Tổng Giám đốc EY Việt Nam, Phụ trách Tư vấn Chiến lược, EY-Parthenon)

 

Giải pháp gấp đôi quy mô cho doanh nghiệp Thương mại – Phân phối



Sơ đồ mô hình công ty thương mại
 
Với sự biến chuyển mạnh mẽ của thị trường hiện tại, khách hàng ngày càng hướng đến sự tiện lợi trong quá trình mua sắm cũng như giao nhận hàng hóa. Hiểu được điều đó, phần mềm ASOFT được tích hợp đa dạng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học sâu và IoT để có thể giúp doanh nghiệp đến gần hơn trong việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng qua đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 
Bên cạnh đó, hoạt động kho bãi luôn là vấn đề được các doanh nghiệp Thương mại – Phân phối đặt làm mối quan tâm hàng đầu, với đặc thù là danh mục hàng hóa lớn và nhiều kho hàng ở nhiều địa phương. Chính vì thế, giải pháp ASOFT đặc thù cho ngành Thương mại – Phân phối với tính năng quản lý đa kho và đa dạng danh mục hàng hóa theo nhiều tiêu chí như imei/series, barcode, date,IoT,… hứa hẹn sẽ hữu ích cho doanh nghiệp trong bài toán kho bãi.

 

Xóa bỏ mối lo quản lý nhân tố thị trường với Asoft SuperApps
 
Ngoài ra, phần mềm ASOFT cũng giúp cho doanh nghiệp Thương mại – Phân phối xóa bỏ mối bận tâm về nhân viên thị trường với tính năng quản lý chặt chẽ nhân viên thông qua ứng dụng trên điện thoại di động. Giúp nhà quản lý có thể dễ dàng tra cứu và đối chiếu toàn bộ hoạt động ngoài thị trường của nhân viên, lưu lại nhật kí hoạt động ( thời gian, địa điểm làm việc, hình ảnh điểm bán,..) của nhân viên thông qua công nghệ GPS. Thiết lập KPIs cụ thể, minh bạch cho từng nhân viên và ghi nhận kết quả, báo cáo doanh số ngay trên điện thoại
 
Hoạt động mua/bán hàng hóa cũng được giải pháp ASOFT đặc thù cho ngành Thương mại tối ưu toàn diện, với phương châm quản lý đơn hàng “nhàn”. Giúp doanh nghiệp tự động hóa mọi quy trình mua/bán vốn rườm rà, nhiều thủ tục trở nên nhanh gọn, tiết kiệm đến 80% thời gian cho doanh nghiệp. Giải quyết triệt để quy trình Sell in/ Sell out với quy trình khép kín, thúc đẩy Sell in tăng tốc Sell out, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh mở rộng quy mô, hoàn thiện bức tranh độ phủ thị trường cho doanh nghiệp

 

Casestudy thành công của D’Furni với giải pháp Thương mại - Phân phối của ASOFT



Cùng D'Fruni mở rộng quy mô phân phối

 

Quản trị khó khăn vì sự đứt đoạn thông tin, thiếu liên kết

Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, D’Furni đã xây dựng nên những đế chế thương hiệu vững chắc và trường tồn, chất lượng dịch vụ luôn được cải thiện và được người tiêu dùng tin chọn. Tuy nhiên trong nội bộ doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những nút thắt trong quy trình làm việc. Lý do là vì thiếu sự liên kết giữa các bộ phận/phòng ban, thông tin bị đứt đoạn, ảnh hưởng lớn tới tốc độ và hiệu quả xử lý công việc. Nổi cộm nhất chính là tình trạng các kho hàng kém liên kết với nhau và với trụ sở chính. Dẫn đến rất nhiều bất cập trong công tác quản lý kho, phân phối hàng hóa.
 
Ví dụ trong việc quản lý đa kho và mỗi kho chứa số lượng hàng hóa lớn, D’Furni thường xuyên không thể nắm chính xác số lượng hàng tồn kho của các kho, dẫn đến gặp khó khăn trong việc ra quyết định xuất/nhập/chuyển kho. Khi cung ứng cho các nhà bán lẻ hay nhà phân phối, doanh nghiệp khai báo nhiều hơn so với tồn kho thực tế. Hậu quả là không có đủ hàng để chuyển cho khách, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp, và nhiều hệ lụy sau đó.
 
Với ASOFT, công tác quản lý đa kho của doanh nghiệp trở nên realtime và chính xác hơn rất nhiều. Theo đó, với ASOFT, D’Furni có thể thực hiện quản lý đa kho trên cùng một nền tảng quản trị duy nhất. Hệ thống cho phép tạo và quản lý hàng hóa nhiều kho, với nhiều loại hình kho theo nhu cầu quản trị: kho vật lý/kho phi vật lý, kho chỉ quản lý số lượng/giá trị/hoặc vừa số lượng vừa giá trị,... Tự động cập nhật và thống kê theo thời gian thực.

Ngoài ra, hệ thống ASOFT thực hiện khai báo định mức tồn kho (min/max/reorder) của từng mặt hàng trong kho và trên toàn hệ thống. Cập nhật thông tin hàng hóa nhanh chóng, theo thời gian thực, để thực hiện cảnh báo phù hợp và kịp thời. Nhờ đó,
D’Furni dễ dàng nắm bắt được số lượng hàng tồn kho ở các kho, để dễ dàng phân phối và đưa ra quyết định xuất/nhập/chuyển kho hợp lý, dựa trên các dữ liệu được kế thừa tự động và chuyên nghiệp. Ở nghiệp vụ quản lý hoạt động kho, hệ thống cung cấp tính năng tạo và duyệt các đề nghị xuất/nhập/chuyển kho từ xa. Đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc.


 

Hệ thống quản lý danh mục hàng hóa đa kho trên một nền tảng duy nhất



Quản lý đa kho trên một nền tảng duy nhất
 
Ông Vũ Tiến Thập - Tổng giám đốc Công ty D'Furni tâm đắc: ”Từ khi áp dụng hệ thống ASOFT, toàn bộ công ty chúng tôi vận hành liền mạch, sự liên kết giữa trụ sở chính và các kho hàng online ngay tức thời. Mỗi công việc không cần quá nhiều người làm nữa tạo nên năng suất lao động cao hơn, mọi dữ liệu chính xác hơn. Với giải pháp này tôi có thể giảm bớt biên chế nhân viên so với hiện tại.”
 
Giai đoạn sắp tới, D'Furni sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu tạo nên những dòng sản phẩm tuyệt vời cho người tiêu dùng - heart to hands - từ trái tim đến bàn tay cùng nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện ASOFT. Tin chắc rằng đây sẽ là mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền bỉ, mang lại thành công cho đôi bên.


► Xem thêm: Phần mềm quản lý kho - Công cụ chuyên nghiệp hóa quy trình kho bãi

 

Tạm kết

Tuy thực trạng thị trường hiện tại còn nhiều khó khăn và rủi ro. Tuy nhiên, trong khó khăn nào cũng có giải pháp tiềm ẩn để doanh nghiệp phát triển. Việc nắm bắt cơ hội để vươn lên trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Hy vọng qua bài viết trên, doanh nghiệp có những góc nhìn mới về thực trạng hiện nay cũng như có giải pháp để ứng phó. 

Công ty Cổ phần ASOFT, với 20+ năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp ERP cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tự tin khẳng định chất lượng các dự án trên thực tế và nhận được công nhận của hơn 3.500+ quý khách hàng. ASOFT  cam kết cung cấp cho quý đối tác các giải pháp và phần mềm quản trị doanh nghiệp tối ưu nhất; theo phương châm “Bán giải pháp, không bán phần mềm”. Quý khách hàng có thể đăng ký thông tin TẠI ĐÂY; để nhận thêm những thông tin về các giải pháp mà ASOFT cung cấp.

Để được tư vấn chi tiết hơn liên quan đến đặc thù doanh nghiệp, Đăng ký ngay; hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123

Ban biên tập ASOFT.