Gián đoạn chuỗi cung ứng: Áp lực lên doanh nghiệp Thương mại – Phân phối

Ngày đăng 07-06-2023
Giai đoạn gần đây, gián đoạn chuối cung ứng đã trở thành vấn đề nhức nhối với các doanh nghiệp. Việc thiếu hụt nguyên liệu gây ra những rắc rối không nhỏ đến quá trình sản xuất. Cũng từ đó mà việc quản lý chuỗi cung ứng trở thành mối lo âu tiềm tàng của các doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cũng Asoft tìm hiểu thực trạng chuỗi cung ứng toàn cầu và những phương pháp quản lý rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng với hệ thống ERP của Asoft.
 

Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp



Chuỗi cung ứng luôn là chủ đề thảo luận nóng hổi

 

Vấn đề về chuỗi cung ứng hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trên thế giới. Trong các cuộc họp cấp cao của các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng luôn là chủ đề thảo luận nóng hổi bên cạnh lạm phát và nhân sự.
 
Theo báo cáo của đội ngũ chuyên gia Avnet đánh giá dựa trên hơn 30000 cuộc họp cấp cao của các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau, vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng chiếm hơn 60% nội dung các cuộc họp trong năm 2022, tăng lên so với 47% trong năm 2021 và 37% trong năm 2020. 


► Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp Thương mại - Phân phối cần quan tâm điều gì?

 

Thực trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam



Vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng gia tăng bởi tình hình hiện tại

 
Theo ông Mat Ransom, Giám đốc chuỗi cung ứng tại Avnet, nếu đại dịch là nguyên nhân chính gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng, phần lớn các công ty đã phải phục hồi vào lúc này. Tuy nhiên, thực tế là các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng đã tồn tại từ trước đại dịch và đã được gia tăng bởi tình hình hiện tại.
 
Tại Việt Nam, theo khảo sát trên 500 doanh nghiệp xuất khẩu lớn đã chỉ ra rằng, có đến 64,7% doanh nghiệp chưa chuẩn bị gì khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và 53,3% doanh nghiệp không đặt mục tiêu gì khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, chỉ có 15,3% doanh nghiệp có chiến lược tổng thể dài hạn và 10,2% doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch thực hiện trong trung hạn. Tương tự, 5,4% doanh nghiệp đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp hành động trong ngắn hạn, và chỉ có 4,4% doanh nghiệp đã triển khai các hành động cụ thể. Những con số này cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn ở Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng cho chuỗi cung ứng toàn cầu. 
 


Doanh nghiệp xuất khẩu lớn ở Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng cho chuỗi cung ứng toàn cầu
 
Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào giải quyết những khía cạnh thuộc “phần ngọn”, hơn là tập trung giải quyết các khía cạnh tiền đề, thuộc về năng lực nền tảng, tạo tác động dài hạn như: Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, làm chủ công nghệ, đổi mới sáng tạo…, nhằm nâng cao khả năng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, khả năng đáp ứng yêu cầu đối tác của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu chỉ ở mức trung bình, doanh nghiệp  gặp khó khăn hơn khi đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật và thời gian giao hàng. “Tình trạng doanh nghiệp Việt còn thiếu chủ động, thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng như hiện nay cho thấy việc tận dụng cơ hội từ hội nhập để tạo bước nhảy vọt trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN còn rất khó khăn” – Theo ông Lương Minh Huân - Viện trưởng Viện Phát triển DN, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

 

Nguyên nhân gián đoạn do đâu



Các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho các rủi ro có thể xảy ra
 
Gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xuất phát từ hai yếu tố chính là rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong. Rủi ro bên ngoài đến từ các yếu tố bên ngoài tổ chức của bạn, bao gồm sự khan hiếm về nguyên liệu sản xuất, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng, dự báo không chính xác về nhu cầu hàng hóa trên thị trường và sự tắc nghẽn trong hoạt động vận chuyển. Bên cạnh đó, rủi ro môi trường bao gồm yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội hoặc thiên tai, thời tiết khắc nghiệt. Đại dịch Covid-19 cũng là một yếu tố rủi ro bên ngoài lớn khiến cho các quyết định mua hàng trở nên khó dự báo và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và vận chuyển của các doanh nghiệp.
 
Rủi ro bên trong là các vấn đề của chuỗi cung ứng nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, bao gồm sự cố xảy ra trong quy trình sản xuất làm gián đoạn quy trình làm việc, rủi ro vận chuyển, rủi ro lập kế hoạch và kiểm soát, rủi ro bắt nguồn từ những thay đổi trong doanh nghiệp và rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp không chuẩn bị hiệu quả cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
 
Việc đối phó với gián đoạn chuỗi cung ứng đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho các rủi ro có thể xảy ra, đưa ra các kế hoạch kịp thời và đặt ra các mục tiêu cụ thể trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thích nghi tốt hơn với những thay đổi và giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi gián đoạn chuỗi cung ứng
 

Những hệ lụy doanh nghiệp đang phải gánh chịu khi gián đoạn chuỗi cung ứng



Doanh nghiệp không đủ nguyên liệu hoặc sản phẩm để sản xuất
 
Nguồn cung cấp khan hiếm: Nếu một phần của chuỗi cung ứng bị gián đoạn, doanh nghiệp có thể không đủ nguyên liệu hoặc sản phẩm để sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa cho khách hàng của mình. Điều này có thể dẫn đến giảm doanh thu và mất khách hàng.
 
Chi phí tăng cao: Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn, doanh nghiệp có thể phải tìm nguồn cung cấp thay thế với giá cao hơn hoặc phải sử dụng các phương tiện vận chuyển khác nhau để vận chuyển hàng hóa. Điều này có thể dẫn đến tăng chi phí và giảm lợi nhuận. 
 
Tiêu tốn thời gian: Khi doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế hoặc sử dụng các phương tiện vận chuyển khác nhau, thời gian để hoàn thành một đơn hàng có thể tăng lên. Điều này có thể dẫn đến việc khách hàng phải chờ đợi lâu hơn để nhận hàng, dẫn đến giảm sự hài lòng của khách hàng.
 
Giảm hiệu suất: Khi các quy trình sản xuất bị gián đoạn, doanh nghiệp có thể không thể sản xuất sản phẩm đầy đủ hoặc sản xuất chậm hơn. Điều này có thể dẫn đến giảm hiệu suất và giảm lợi nhuận.
 
Rủi ro an toàn: Nếu doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn cung cấp thay thế hoặc phương tiện vận chuyển khác nhau, chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể không được đảm bảo. Điều này có thể gây ra rủi ro an toàn cho khách hàng và doanh nghiệp.


► Xem thêm: 5 lý do doanh nghiệp cần triển khai phần mềm quản lý kênh phân phối

 

Thay đổi để ứng phó



Sử dụng phần mềm quản lý kho giúp doanh nghiệp quản lý chuyên nghiệp hơn

 

Quản lý tồn kho chặt chẽ

Để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, quản lý hàng tồn kho là một bước quan trọng không thể thiếu. Việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí lưu trữ, tăng tính khả dụng của sản phẩm và đảm bảo sự đáp ứng nhanh chóng của nhu cầu thị trường. Dưới đây là một số cách để quản lý hàng tồn kho để tối ưu hóa chuỗi cung ứng:
 
  • Xác định mức tồn kho tối ưu: Để xác định mức tồn kho tối ưu, doanh nghiệp cần phải lưu ý đến nhu cầu của thị trường, thời gian chu kỳ sản xuất và thời gian vận chuyển sản phẩm. Việc xác định mức tồn kho tối ưu giúp doanh nghiệp tránh tình trạng thiếu hàng hoặc lưu trữ quá nhiều hàng tồn kho không cần thiết.

  • Áp dụng phương pháp "First In First Out" (FIFO): Phương pháp FIFO giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả bằng cách tiêu thụ hàng tồn kho theo thứ tự xuất hiện đầu tiên. Điều này giúp đảm bảo tính tươi mới của sản phẩm và tránh lãng phí hàng tồn kho.

  • Sử dụng phần mềm quản lý kho: Sử dụng phần mềm quản lý kho giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho một cách chuyên nghiệp hơn. Phần mềm này giúp doanh nghiệp theo dõi số lượng hàng tồn kho, đánh giá mức độ cần thiết của sản phẩm và đưa ra các dự đoán trong tương lai.


► Xem thêm: Phần mềm quản lý kho - Công cụ chuyên nghiệp hóa quy trình kho bãi


Luôn có kế hoạch dự phòng



Xác định các rủi ro có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng
 
Trước hết, doanh nghiệp cần phải xác định các rủi ro có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng của mình. Sau đó, ước tính tác động của các rủi ro đến hoạt động kinh doanh của mình để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
 
Một trong những chiến lược quản lý rủi ro chuỗi cung ứng phổ biến nhất là mô hình quản lý rủi ro PPRR. “PPRR” là viết tắt của 4 khái niệm quan trọng như sau:
  • Prevention – Phòng ngừa: thực hiện các biện pháp để giảm tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng trước khi nó xảy ra.
  • Preparedness – Chuẩn bị sẵn sàng: lập một kế hoạch dự phòng nếu tình huống khẩn cấp của chuỗi cung ứng xảy ra.
  • Response – Ứng phó: thực hiện kế hoạch dự phòng khi xảy ra gián đoạn.
  • Recovery – Phục hồi: tiếp tục hoạt động bình thường càng nhanh càng tốt.

Khi lập kế hoạch dự phòng, cần phân chia các chiến lược của mình theo bốn khái niệm này để dễ dàng quản lý kế hoạch dự phòng và đánh giá thành công của nó.
 
Doanh nghiệp cần kiểm tra và cập nhật kế hoạch dự phòng của mình để đảm bảo tính hiệu quả và đáp ứng được các thay đổi trong chuỗi cung ứng. Việc xây dựng kế hoạch dự phòng cho chuỗi cung ứng giúp giảm thiểu tác động của các rủi ro, đồng thời tăng tính linh hoạt và sự chuẩn bị cho các tình huống khó khăn.

 

Cải thiện giao tiếp giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng

Nhà sản xuất, nhà vận chuyển, nhà phân phối, khách hàng,... là những nhân tố quan trọng cấu thành một chuỗi cung ứng. Chính vì thế, việc giao tiếp giữa các bên là một trong những yếu tố quan trọng giúp chuỗi cung ứng vận hành trơn tru, liền mạch. Theo cách quản lý truyền thống, thì họ sẽ giao tiếp với nhau qua điện thoại, tin nhắn, email, giấy tờ văn bản,... Những cách giao tiếp này có một lỗ hổng lớn đó chính là tính minh bạch trong chuỗi cung ứng không được đảm bảo. Đặc biệt là với các nhân tố hoạt động ngoài thị trường như: nhân viên sale thị trường, dealer, PG,.. thì việc quản lý là vô cùng khó khăn.
 
Theo Khảo sát Giám đốc Mua sắm của Deloitte, chỉ 6% số người được hỏi khẳng định chuỗi cung ứng của họ có đầy đủ tính minh bạch.

 

Khảo sát Giám đốc Mua sắm của Deloitte
 
Hiểu được vấn đề giao tiếp minh bạch trong chuỗi cung ứng là cực kì quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nên phần mềm quản lý kênh phân phối ASOFT giúp doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả, liên kết và minh bạch trong mỗi bộ phận. Với quy định bảo mật nghiêm ngặt thông tin trên toàn hệ thống phân phối và phân quyền kĩ lưỡng cho nhân viên.

 

Ứng dụng hệ thống ERP trong quản lý chuỗi cung ứng

Hệ thống ERP là một phần không thể thiếu trong việc quản lý chuỗi cung ứng và đảm bảo rằng các nhà sản xuất có khả năng ứng phó với những biến động của thị trường. ERP cung cấp một cái nhìn tổng thể về tất cả các hoạt động kinh doanh, để cải thiện quản lý chuỗi cung ứng. Quản lý bán hàng, mua hàng, lập kế hoạch nguyên vật liệu, quản lý nhà cung cấp, hãng vận chuyển, quản lý tài chính là những tính năng nổi bật trong hệ thống ERP.
 
Theo Michael Larner, nhà phân tích chính tại ABI Research dự báo rằng tác động chuỗi cung ứng của COVID-19 sẽ thúc đẩy chi tiêu của các nhà sản xuất cho ERP, đạt 14 tỷ USD vào năm 2024.
 
Tại ASOFT cung cấp các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng bằng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian và chi phí trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng. Các giải pháp của ASOFT còn được tích hợp với các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT), blockchain và nhiều hơn nữa, giúp tăng tính hiệu quả và linh hoạt cho quá trình quản lý chuỗi cung ứng.


► Xem thêm: Điều kiện tiên quyết để triển khai hệ thống ERP thành công 

 

Tạm kết

Việc gián đoạn chuỗi cung ứng cho thấy nền kinh tế thế giới luôn có sự chuyển biến theo từng ngày, từng giờ, chính vì vậy, doanh nghiệp luôn phải tìm cách thích nghi với sự thay đổi nếu không muốn dậm châm tại chỗ. Hy vọng rằng qua bài viết trên, doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết hơn về thực trạng cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng. với hệ thống ERP.

Công ty Cổ phần ASOFT, với 20+ năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp ERP cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tự tin khẳng định chất lượng các dự án trên thực tế và nhận được công nhận của hơn 3.500+ quý khách hàng. ASOFT  cam kết cung cấp cho quý đối tác các giải pháp và phần mềm quản trị doanh nghiệp tối ưu nhất; theo phương châm “Bán giải pháp, không bán phần mềm”. Quý khách hàng có thể đăng ký thông tin TẠI ĐÂY; để nhận thêm những thông tin về các giải pháp mà ASOFT cung cấp.

Để được tư vấn chi tiết hơn liên quan đến đặc thù doanh nghiệp, Đăng ký ngay; hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123

Ban biên tập ASOFT.