Hệ thống ERP cho ngành Dược phẩm: Điểm sáng trong bức tranh kinh tế màu tối

Ngày đăng 19-06-2023
Ngành Dược phẩm lóe lên như một điểm sáng trong bức tranh màu xám của kinh tế thị trường ảm đạm. Dù ngành dược phẩm gặp va vấp nhiều trong năm 2019 – 2021 do dịch Covid 19, thế nhưng đến hiện tại lại là một trong những ngành hưởng lợi và trên đà tăng trưởng trong nền kinh tế khó khăn. Trong bài viết này, hãy cùng Asoft tìm hiểu về thực trạng , những con số của ngành Dược phẩm và cách tăng độ phủ của ngành Dược với hệ thống ERP của Asoft.


Ngành Dược phẩm lao đao vì Covid 19



Ngành Dược phẩm lao đao dù ở trong thời kì đại dịch

 
Theo SSI Research ước tính dựa trên ước tính từ các công ty dược niêm yết và dữ liệu đấu thầu thuốc từ Cục Quản lý Dược Việt Nam, tổng doanh thu dược phẩm tại Việt Nam vào tháng 8 năm 2021 đã giảm 11% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ giảm 3% so với cùng kỳ và doanh thu tại bệnh viện giảm 16% so với cùng kỳ. 
 
Dễ nhận thấy, dù là ngành một trong những ngành trọng điểm trong thời kì đại dịch, nhưng doanh thu ngành Dược giảm do những lí do dưới đây.

 

Đứt gãy chuỗi cung ứng



Tăng giá nguyên liệu dược do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
 
Nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu hiện chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 80-90%, trong nhu cầu của ngành dược ở Việt Nam. Trung Quốc và Ấn Độ được xem là hai nguồn cung nguyên liệu quan trọng nhất, với tỷ trọng nhập khẩu lần lượt là 63,7% và 16,7% trong năm 2019. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đã gây gián đoạn trong chuỗi cung ứng nguyên liệu dược trong 6 tháng đầu năm do Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế sản xuất nguyên liệu dược lớn nhất thế giới, gặp vấn đề với số ca nhiễm Covid-19 tăng cao.
 
Tình hình thiếu hụt nguyên liệu trong chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với chi phí vận chuyển và phân phối gia tăng do dịch bệnh Covid-19 đã dẫn đến tình trạng tăng giá nguyên liệu dược.

 

Nhu cầu người tiêu dùng thay đổi



Người dân hạn chế mua thuốc ngoài để tránh lây lan virus
 
 
Trong năm 2021, các hoạt động tại bệnh viện và kênh bán thuốc tại bệnh viện ghi nhận mức độ hoạt động thấp, do người dân hạn chế việc đến những nơi này để tránh lây lan virus. Nhu cầu của khách hàng đối với dược phẩm cũng đã thay đổi, với việc giảm lượng cầu ở các kênh bệnh viện và tăng nhu cầu cho các sản phẩm phòng bệnh như khẩu trang, nước rửa tay, các sản phẩm vitamin và tăng cường miễn dịch.
 
Tuy nhiên, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, ban hành từ tháng 07/2019, đã áp dụng tiêu chuẩn sản xuất HS-GMP nghiêm ngặt cho các sản phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng. Điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp dược, vì số lượng doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất đã giảm đáng kể từ hơn 4.190 doanh nghiệp xuống còn 300 doanh nghiệp. Thực tế là thị phần các sản phẩm vitamin và tăng cường miễn dịch thường thuộc về sản phẩm nước ngoài.
 
Trong khi đó, khẩu trang và nước rửa tay không phải là mặt hàng kinh doanh chính của các doanh nghiệp dược phẩm. Thị phần của những sản phẩm này còn phải cạnh tranh với hơn 100 doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế, sản phẩm vệ sinh cá nhân, và nhiều lĩnh vực khác. Sự khan hiếm khẩu trang y tế tại hầu hết các nhà thuốc và cơ sở kinh doanh trang thiết bị phòng chống dịch bệnh đã khiến nhiều doanh nghiệp hóa chất và dệt may chuyển hướng sản xuất các sản phẩm phòng chống dịch, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường này.

 

Do thắt chặt giãn cách



Bệnh viện đổi thành trung tâm điều trị Covid-19 khiến doanh thu dược phẩm giảm
 
Các biện pháp giãn cách thắt chặt, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động cung ứng và phân phối thuốc. Các công ty dược phẩm ở miền Nam như IMP, DHG và OPC đã phải cắt giảm sản lượng từ 20 - 30% trong tháng 7 và tháng 8 để thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội “ba tại chỗ” của chính phủ.
 
Ngoài ra, nhiều bệnh viện ở miền Nam đã được chuyển đổi thành trung tâm điều trị Covid-19, khiến doanh thu dược phẩm giảm đáng kể, do kênh bệnh viện chiếm hơn 60% nhu cầu của ngành.
 

Ngành Dược phẩm trở lại đường đua sau 2 năm chao đảo



Doanh thu thực phẩm tăng mạnh vào 2022 do hủy bỏ giãn cách
 
Theo BMI, năm 2022 chứng kiến sự phục hồi mạnh trong chi tiêu chăm sóc sức khỏe. Doanh thu ngành chăm sóc sức khỏe tăng 25% so với năm 2021, đạt 155 nghìn tỷ đồng (6,6 tỷ USD), cao hơn đáng kể so với mức trước Covid (doanh thu năm 2019 đạt 4,7 tỷ USD).
 
Còn theo SSI nhận định: Sự phục hồi mạnh của doanh thu các bệnh viện cũng như doanh thu của các công ty dược phẩm đối với kênh bệnh viện (điển hình như IMP) vào năm 2022 và mức tăng trưởng toàn ngành của phân khúc ETC là 29% so với cùng kỳ. Tăng trưởng doanh thu tại các chuỗi bán lẻ dược phẩm có xu hướng giảm tốc từ mức nền cao trong năm 2021 nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19 trong năm 2021, các hiệu thuốc vẫn được phép mở cửa và người dân dự trữ rất nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng.

Vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế “màu xám” 2023

Tuy năm 2023 là năm khó khăn đối với hầu hết các hoạt động kinh doanh, nhưng các chuyên gia của SSI Research vẫn nhận định như sau "Chúng tôi kỳ vọng doanh thu ngành sẽ tăng 8%, đạt 169 nghìn tỷ đồng (7,2 tỷ USD) vào năm 2023. Bối cảnh sau đại dịch sẽ ổn định ở hầu hết các khía cạnh, nhưng suy thoái kinh tế có thể làm đình trệ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe".
 

Doanh thu “khủng” từ các ông hoàng dược phẩm



Lợi nhuận trước thuế của các công ty Dược phẩm
 
Theo báo cáo của công ty cổ phần Dược Hậu Giang trong quý 1 năm 2023, doanh thu thuần đạt gần 1.229 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Nhờ chi phí giá vốn tăng ít hơn mức tăng doanh thu, biên lãi gộp được cải thiện lên 50%. Lợi nhuận gộp đạt 614 tỷ đồng, tăng 22% so với quý 1/2022. Sau khi khấu trừ các chi phí khác, công ty Dược Hậu Giang báo cáo lãi sau thuế đạt 361 tỷ đồng, tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức lãi cao kỷ lục ghi nhận trong một quý kể từ khi công ty đi vào hoạt động.
 
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 Hà Nội là doanh nghiệp ngành dược có tăng trưởng mạnh nhất trong quý 1/2023. Công ty này ghi nhận doanh thu thuần tăng 95% lên gần 234 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tăng 99% lên 119 tỷ đồng, và biên lợi nhuận tăng lên gần 51%. Mặc dù các chi phí đều tăng, lợi nhuận trước thuế của công ty Dược phẩm Trung ương CPC1 Hà Nội vẫn đạt hơn 44 tỷ đồng, tăng 551% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 39 tỷ đồng, tăng 576%. Công ty cho biết rằng năm 2023, họ đã sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm mới trên thị trường, đồng thời dịch Covid-19 đã được đẩy lùi và kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận.
 
Hai doanh nghiệp khác cũng có mức tăng trưởng 3 chữ số trong quý 1/2023 là công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco và Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP. Pharbaco ghi nhận doanh thu thuần tăng 51%, là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 480% lên gần 24 tỷ đồng. Công ty Dược Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần tăng 16% lên 1.229 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tăng 22% lên 137 tỷ đồng.

 

Cuộc đua tăng độ phủ của các chuỗi nhà thuốc lớn



Số lượng cửa hàng theo từng năm của các chuỗi nhà thuốc lớn
 
Trong cuộc đua cạnh tranh mở rộng chuỗi cửa hàng dược phẩm, có ba cái tên nổi lên là Long Châu, An Khang và Pharmacity, nhờ được hậu thuẫn từ các doanh nghiệp có tài chính mạnh.
 
Chuỗi nhà thuốc Long Châu (FRT sở hữu 85%) đã được FRT mua lại vào tháng 1/2017, khi chỉ có bốn cửa hàng tại TP.HCM. Hiện nay, FRT đã phát triển chuỗi này lên hơn 700 cửa hàng. Trong 5 năm tới, FRT dự định nâng tổng số cửa hàng Long Châu lên 3.000 cửa hàng.
 
Vào năm 2017, MWG mua lại chuỗi 14 cửa hàng thuốc An Khang. Tuy nhiên, chỉ đến quý 4/2021, khi xu hướng chuyển từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại trở nên rõ ràng hơn, MWG mới tăng tốc mở chuỗi nhà thuốc An Khang và cuối cùng sở hữu toàn bộ vào tháng 11/2021, nâng tỷ lệ sở hữu từ 49% lên 99%. Chuỗi nhà thuốc An Khang hiện có hơn 600 cửa hàng, có mặt tại 33 tỉnh thành trên toàn quốc. MWG đặt mục tiêu đạt 800 và 2.000 cửa hàng An Khang vào cuối năm 2022 và 2023.
 
Ngoài hai chuỗi nhà thuốc trên, Pharmacity cũng tham gia cuộc đua giành thị phần của các chuỗi bán lẻ dược phẩm hiện đại. Pharmacity được thành lập vào năm 2012 và từ năm 2019, nhận được sự tài trợ vốn từ Mekong Capital. Với sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ, Pharmacity đã tăng tốc mở rộng cửa hàng đáng kể. Hiện tại, Pharmacity là chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam về số lượng cửa hàng. Với mục tiêu đặt ra là 5.000 cửa hàng vào năm 2025, Pharmacity tiếp tục thể hiện sự tham vọng của mình trên thị trường.

► Xem thêm: Phần mềm quản lý kênh phân phối giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh thế nào
 

Hệ thống ERP của Asoft giúp gì cho ngành Dược phẩm



Giải pháp cho ngành Dược phẩm với hệ thống ERP của Asoft 

 
Hệ thống ERP Asoft được tích hợp nhiều tính năng quản lý hiện đại, hứa hẹn sẽ là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả và mở rộng quy mô thị trường

► Xem thêm: Tại sao doanh nghiệp Thương mại - Phân phối cần chuyển đối số

Tạm kết

Với bài toán gia tăng độ phủ trong tình hình cạnh tranh khốc liệt của các chuỗi nhà thuốc hiện nay, thì hệ thống ERP chính là lời giải cho bài toán đó. Từ việc quản lý hàng tồn kho, bán hàng, khách hàng, tài chính cho đến quản lý nhân sự và phân phối, ERP đã mang lại sự tối ưu hóa và tính linh hoạt cho các doanh nghiệp dược phẩm. Sự hỗ trợ của hệ thống ERP đã giúp ngành dược phẩm nâng cao hiệu suất và sự cạnh tranh, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển trong một thị trường khốc liệt.

Công ty Cổ phần ASOFT, với 20+ năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp ERP cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước; tự tin khẳng định chất lượng các dự án trên thực tế và nhận được công nhận của hơn 3.500+ quý khách hàng. ASOFT  cam kết cung cấp cho quý đối tác các giải pháp và phần mềm quản trị doanh nghiệp tối ưu nhất; theo phương châm “Bán giải pháp, không bán phần mềm”. Quý khách hàng có thể đăng ký thông tin TẠI ĐÂY; để nhận thêm những thông tin về các giải pháp mà ASOFT cung cấp.

Để được tư vấn chi tiết hơn liên quan đến đặc thù doanh nghiệp, Đăng ký ngay; hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123

Ban biên tập ASOFT