Khó khăn mà ngành Cơ khí - chế tạo Việt Nam đang phải đối mặt

Ngày đăng 21-11-2023

Khó khăn mà ngành Cơ khí - chế tạo Việt Nam đang phải đối mặt là vừa phải tối ưu nguồn lực, chi phí sản xuất để tăng cường khả năng cạnh tranh, vừa phải cải tiến, đổi mới, chuyển mình để thích ứng với các quy chuẩn mới về Sản xuất xanh.

 


Áp lực “đổi mới” đè nặng lên vai doanh nghiệp Cơ khí - chế tạo 


Áp lực “đổi mới” đè nặng lên vai doanh nghiệp Cơ khí - chế tạo 


Ngành Cơ khí - Chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa là nền tảng vừa là động lực cho sự phát triển của nhiều ngành nghề sản xuất khác. Bởi đây là ngành công nghiệp cơ bản sản xuất ra máy móc, thiết bị cung cấp công cụ cho các ngành kinh tế khác. Với quy mô thị trường dự kiến đạt khoảng 310 tỷ USD vào năm 2030, doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với áp lực đổi mới để không bị mất "mỏ vàng" thị trường màu mỡ này vào tay doanh nghiệp ngoài nước. 


Hiện nay, đa số nhà cung cấp máy móc và thiết bị trong lĩnh vực Cơ khí - Chế tạo của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan chiếm khoảng 70% nguồn máy móc nhập khẩu do tính cạnh tranh về giá. Điều này tạo ra một thị trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu doanh nghiệp trong nước phải tối ưu hóa năng suất, giảm chi phí và đầu tư vào công nghệ để khai thác tối đa nguồn lực và tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, gia nhập cuộc đua thị trường ngành Cơ khí - chế tạo.


/attachment/tin-tuc/2022.12/kho-khan-nganh-co-khi-che-tao-3.jpg

Xu hương sản xuất xanh đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển dịch và đầu tư


Bên cạnh đó cùng xu hướng sản xuất xanh đặt ra cho ngành cơ khí - chế tạo thách thức kéo theo đó chính là chi phí đầu tư cao và sự nỗ lực lâu dài từ phía doanh nghiệp. Đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng quy trình vận hành một cách bài bản, ứng dụng công nghệ thông tin để tận dụng tối đa nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất nếu không xu hướng này có thể làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.


Bài toán mà doanh nghiệp trong ngành phải là vừa phải tối ưu nguồn lực, chi phí sản xuất để tăng cường khả năng cạnh tranh, vừa phải cải tiến, đổi mới, chuyển mình để thích ứng với các quy chuẩn mới về Sản xuất xanh.


► Xem thêm: Khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp chế biến và phân phối thực phẩm  

Khó khăn trong quản trị là một thách thức lớn 


/attachment/tin-tuc/2022.12/kho-khan-nganh-co-khi-che-tao-2.jpg

Khó khăn trong quản trị là một thách thức lớn


Đặc thù của ngành Cơ khí-Chế tạo là quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu có giá trị lớn, máy móc đắt tiền như CNC, máy hàn laser, máy cắt, máy dập…, quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều công đoạn đòi hỏi có độ chính xác cao. Một sai sót nhỏ trong quá trình sản xuất cũng gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. 


Bên cạnh đó, sản phẩm nặng, cồng kềnh, các phế phẩm, đầu cuối, đầu khúc,… sinh ra trong quá trình sản xuất nhiều, giá trị cao sẽ tốn nhiều không gian tổ chức sản xuất và lưu trữ tồn kho, nếu không có phương pháp tận dụng tối ưu sẽ gây áp lực lên giá thành sản phẩm dẫn đến suy giảm tính cạnh tranh trên thị trường. 


/attachment/tin-tuc/2022.12/kho-khan-nganh-co-khi-che-tao-5.jpg

Quy trình sản xuất/gia công qua rất nhiều công đoạn

  

Quy trình sản xuất/gia công qua rất nhiều công đoạn, cấu trúc sản phẩm và BOM phức tạp doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý công đoạn sản xuất rời rạc, quản lý BOM của một lượng lớn sản phẩm, không kiểm soát được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.  


Trong môi trường kỹ thuật cao, ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi đội ngũ nhân sự lành nghề và chuyên sâu. Việc duy trì ổn định và giữ chân nhân sự trở thành một thách thức lớn do sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp để thu hút và giữ lại những người người thợ cả, lành nghề.  


/attachment/tin-tuc/2022.12/kho-khan-nganh-co-khi-che-tao-6.jpg

Doanh nghiệp trong ngành cần đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin làm đòn bẩy để vượt qua khó khăn


Trước những khó khăn này, sự linh hoạt và đổi mới trong quản lý sản xuất, nguồn nhân lực, và quy trình là chìa khóa để doanh nghiệp cơ khí chế tạo vượt qua thách thức và tăng cường khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.  


Việc ứng dụng công nghệ vào quy trình vận hành cũng như sản xuất giúp doanh nghiệp loại bỏ các thao tác thủ công thay vào đó là các Quy trình tự động hóa được tính toán với với độ chính xác cao, nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa công tác quản trị và tận dụng tối ưu nguyên vật liệu và giảm chi phí về nguồn lực. 


► Xem thêm: Phần mềm ERP sản xuất - Vai trò của phần mềm quản lý sản xuất    

Ban biên tập ASOFT