Lưu ý khi chọn nhà cung cấp nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp.

Ngày đăng 28-08-2022

Hiện nay doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi đưa ra giải pháp tối ưu để vận hành tổ chức công ty một cách hiệu quả nhất. Một trong số các giải pháp thường thấy hiện nay là áp dụng nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp. Vậy câu hỏi được đặt ra là nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp đem lại lợi ích gì, cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng tham khảo trong bài viêt dưới đây nhé.


Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp là gì?

Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp được thiết kế để giúp các công ty lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu liên quan đến các quy trình hàng ngày và thường xuyên của họ.

Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp giúp doanh nghiệp quản lý đa chức năng, đa phòng ban, theo dõi nhiều thông tin từ bảng lương, nguyên vật liệu, mục tiêu cam kết kinh doanh cho đến đơn đặt hàng và năng lực sản xuất,… Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả về dữ liệu, lên kế hoạch chi phí, sản phẩm và tạo ra những thay đổi đột phá trong kinh doanh.

►Xem thêm: Mục tiêu và vai trò của hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp

Vai trò của nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp

Khi nền kinh tế phát triển không ngừng, tính cạnh tranh cao không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn trên trường quốc tế. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển tốt thì trước hết phải quản lý, kiểm soát tốt mọi hoạt động của công ty. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0, thì việc áp dụng một nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp là một giải pháp thông minh, đem lại hiệu quả cao. Một nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp chuẩn là giải pháp tích hợp cả phần mềm và hoạt động tư vấn với nhiều chức năng được ứng dụng cho việc: quản lý kế hoạch, chi phí sản xuất hay giao hàng, quản lý hàng tồn kho và mua hàng, tiếp thị và bán hàng, quản lý kho quỹ, kế toán…

Khi ứng dụng nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp sẽ tạo ra nền tảng bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Giải quyết các bài toán tích hợp mà những hệ thống rời rạc không thể thực hiện được, từ đó, làm giảm rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động do dữ liệu từ các bộ phận được liên kết và kế thừa nhau.

Các nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp hoạt động linh hoạt, không giới hạn về quy mô doanh nghiệp, loại hình sản xuất kinh doanh, vị trí địa lý, có khả năng thiết kế theo từng nghiệp vụ đặc thù nên đảm bảo hoạt động tốt trong mọi quy trình nghiệp vụ từng doanh nghiệp.

Vai trò của nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp
Vai trò của nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phát sinh những diễn biến mới, khiến nhà quản trị liên tục phát sinh nhiều nhu cầu quản lý mới. Cho nên, một hệ thống linh hoạt, dễ nâng cấp và mở rộng như nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp sẽ dẫn ra một cách thức hoạt động hiệu quả và phù hợp hơn với sự biến đổi từng ngày tại doanh nghiệp; tiết kiệm chi phí đầu tư so với các hệ thống rời rạc, dễ vận hành, bảo trì. Đồng thời, giúp hạn chế các lỗ hổng thông tin, đảm bảo an toàn bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp.

Mặt khác, việc ứng dụng quản trị cơ sở dữ liệu trực tuyến trong nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệphiện nay, giúp lãnh đạo truy xuất các dữ liệu, báo cáo mọi lúc, mọi nơi dễ dàng và thuận tiện.

►Xem thêm: Vai trò của nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp trong thời đại số

Lưu ý khi chọn nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp

Xác định mục tiêu, nhu cầu, nghiệp vụ và khả năng chi trả

Việc quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến mọi triển khai và hiệu quả của nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp sau này là xác định được rõ nhu cầu, nghiệp vụ và khả năng chi trả của chính doanh nghiệp. Bước này giúp doanh nghiệp hình dung ra được sản phẩm như thế nào sẽ phù hợp với mình từ đó tìm được nhà cung cấp tốt nhất. Mặt khác, bước này là tiền đề để doanh nghiệp có thể liệt kê cụ thể những yêu cầu cho đơn vị triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp sau này.

Xác định hiện trạng hệ thống

Việc lựa chọn nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp nào để triển khai trong doanh nghiệp cần cân nhắc sự tương thích và đồng bộ của ERP và các phần với nhau (cơ cấu tổ chức, hệ thống, quy trình kinh doanh).

Cơ cấu tổ chức: xác định sơ đồ tổ chức, bản mô tả công việc cho từng vị trí và vai trò của các bộ phận trong doanh nghiệp.

Hệ thống: xác định tình trạng trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm và hệ thống mạng kết nối giữa các bộ phận với nhau.

Quy trình kinh doanh: tìm hiểu quy trình kinh doanh từ các đơn vị và bộ phận trong doanh nghiệp.

Lưu ý này giúp doanh nghiệp tìm ra hạn chế về thông tin trong quy trình hoạt động của công ty. Từ đó tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề hiện tại để lựa chọn đúng nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp cần triển khai.

Lựa chọn nhà cung cấp

Nếu các bạn đã thực hiện xong 2 lưu ý trên thì việc lựa chọn nhà cung cấp sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Vậy cần phải lưu ý gì khi quyết định nhà cung cấp?

Hãy tìm hiểu thật kỹ hồ sơ năng lực của nhà cung cấp và các dự án họ đã triển khai thành công. Ưu tiên những nhà cung cấp đã triển khai thành công các dự án cho nhu cầu giống như doanh nghiệp của bạn.

Lưu ý khi chọn nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp
Lưu ý khi chọn nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp

Triển khai nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu gửi nhà cung cấp: hồ sơ bao gồm 2 nội dung chính:

Bảng liệt kê, mô tả các yêu cầu kỹ thuật

Bảng liệt kê, mô tả các yêu cầu nghiệp vụ

Xây dựng tiêu chí đánh giánền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp

Với bước này, nhà quản lý và các team leader có liên quan cần phải họp và đưa ra các tiêu chí đánh giá cho yêu cầu chức năng cũng như các yêu cầu phi chức năng như yêu cầu đặc biệt cho hệ thống, lịch trình và tiến độ triển khai, ngân sách yêu cầu.

Sau đó cả 2 bên cần đưa ra một kế hoạch triển khai ERP cụ thể, hoạch định được các nguồn lực để đáp ứng tốt kế hoạch đó.

Training nhân viên

Không chỉ có nhà quản lý, tất cả các nhân viên trong công ty cũng cần có những kiến thức cơ bản các bước trong quy trình triển khai nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp. Kết hợp với công ty triển khai ERP, doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo cho nhân viên chi tiết về quy trình hoạt động và tiếp thu những nhu cầu của họ từ một hệ thống 

Giám sát thực hiện dự án

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của dự án phần mềm quản trị doanh nghiệp. Nhà cung cấp sẽ thực hiện thiết kế, triển khai và điều chỉnh nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp để phù hợp với đặc thù và những yêu cầu riêng của doanh nghiệp. Hai bên cần thường xuyên liên lạc, phản hồi kết quả để hoàn thiện phần mềm nhất có thể.

Sau khi triển khai dự án

Do đặc thù môi trường kinh doanh luôn biến động cũng như sự phát triển không ngừng của công nghệ, một dự án triển khai nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp không kết thúc sau khi bàn giao dự án. Vì vậy, các doanh nghiệp nên lưu ý các nhà cung cấp có dịch vụ bảo hành – bảo trì. Sau khi triển khai dự án, nhà cung cấp vẫn có thể tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng hệ thống.

►Xem thêm: Những nguyên nhân khiến bạn cần đến một hệ thống quản trị toàn diện doanh nghiệp

Tạm kết

Công ty ASOFT đã cho ra mắt nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp  ASOFT-ERP. Đây có thể xem là một công cụ tuyệt vời, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số thành công. Với những ưu điểm như tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức; phần mềm được phát triển với nhiều tính năng ưu việt, giao diện bắt mắt. Hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp ASOFT ERP
Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp ASOFT ERP là sự lựa chọn hàng đầu 

Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp ASOFT ERP đã và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, sử dụng. Hệ thống quản trị toàn diện doanh nghiệp ASOFT ERP giúp bạn tối ưu hóa quy trình bán hàng, hỗ trợ tốt cho bộ phận kế toán. Ngoài ra, khi tích hợp phần mềm này trong doanh nghiệp, nhân viên sẽ nâng cao được hiệu suất và hiệu quả công việc hơn, từ đó doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững hơn.

Nếu cần thêm thông tin chi tiết, quý khách có thể Đăng ký ngay hoặc liên hệ với Asoft qua hotline 19006123 để được tư vấn, hỗ trợ và tham khảo demo miễn phí. 

Ban Biên Tập ASOFT