Quản lý sản xuất Ly giấy tại một doanh nghiệp in, ấn bao bì

Ngày đăng 19-09-2023
Tuy chỉ là một sản phẩm đơn giản nhưng để sản xuất ra thành phẩm là cả một quá trình tính toán, thiết lập và quản lý sản xuất vô cùng phức tạp. Để dễ hình dung hơn về sự phức tạp này, ASOFT xin lấy ví dụ về quý trình quản lý sản xuất sản phẩm Ly giấy tại một doanh nghiệp sản xuất bao bì, in ấn. 


Tổng quan về ngành sản xuất 

Ngành sản xuất - xương sống của nền kinh tế và là một ngành vô cùng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như: đa dạng nguyên vật liệu đầu vào, phức tạp về công nghệ, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát chất lượng, quản lý nhân sự, quy định pháp lý và tiêu chuẩn, tương tác xã hội và môi trường để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp và tổ chức trong việc quản lý và phát triển một cách hiệu quả trong môi trường ngành sản xuất đa dạng và thay đổi liên tục.
 
Để dễ hình dung hơn về sự phức tạp này, ASOFT xin lấy ví dụ về quý trình quản lý sản xuất sản phẩm Ly giấy tại một doanh nghiệp sản xuất bao bì, in ấn.
 
Tuy chỉ là một sản phẩm đơn giản nhưng để sản xuất ra thành phẩm là cả một quá trình tính toán, thiết lập và quản lý sản xuất vô cùng phức tạp. Dưới đây là cách mà ASOFT-ERP đã giúp doanh nghiệp quản lý sản xuất trở nên “Nhàn” hơn 

Quá trình Quản lý sản xuất ly giấy trải qua bao nhiêu bước?

1. Quy trình sản xuất

 

Quy trình sản xuất

Với những công ty hoạt động trong lĩnh vực bao bì, in ấn thì thường quy trình sản xuất sẽ quản lý theo công nghệ in, ví dụ tại doành nghiệp này có 03 quy trình là in offset,  in Flexo và công nghệ in chuẩn.
 

2. Thiết lập cấu trúc sản phẩm
 


Thiết lập cấu trúc sản phẩm
 
Để sản xuất ra 1 thành phẩm là Ly giấy thì Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất cần thiết lập cấu trúc sản phẩm:
 
- Với thành phẩm là ly giấy thì sẽ có 3 bán thành phẩm liên quan gồm ly giấy 12 oz, ly giấy 8 oz và Thùng carton đóng ly
- Từng bán thành phẩm sẽ được cấu thành từ các nguyên vật liệu như giấy, màu in, nắp ly, tem giá,..
 

3. Thiết lập định mức nguyên vật liệu

 
Thiết lập định mức nguyên vật liệu
 
Sau khi thiết lập cấu trúc sản phẩm, thông tin sẽ được kế thừa qua BOM. Tại BOM doanh nghiệp có thể:
 
- Lựa chọn quy trình sản xuất: ở trường hợp này khách hàng lựa chọn quy trình sản xuất theo công nghệ in chuẩn
- Tiếp theo tiến hành lựa chọn công đoạn sản xuất cho từng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, từ đó phát lệnh sản xuất và xuất kho. Ví dụ như với bán thành phẩm ly giấy 12 oz thì lệnh sản xuất của nguyên vật liệu giấy 325 là “cắt cuộn” 
- Sau đó khai báo Định mức nguyên vật liệu cần thiết, hao hụt cho từng nguyên vật liệu cụ thể

Hệ thống cho phép người dùng thiết lập và quản lý nhiều BOM version, người dùng có thể chọn version có sẵn hoặc tạo mới tùy vào nhu cầu sử dụng

► Xem thêm: BOM đa cấp - BOM version là gì? Làm thế nào để xây dựng và quản lý BOM hiệu quả?   

 

4. Đơn hàng sản xuất và lập kế hoạch sản xuất

 

Đơn hàng sản xuất 
 
Khi có hợp đồng, bộ phận kinh doanh sẽ tạo đơn hàng sản xuất, từ đó bộ phận dự án/sản xuất có thể kế thừa và lập kế hoạch sản xuất
 

Lập kế hoạch sản xuất
 
Trong ví dụ này Khách hàng đặt 5.000 SP ly giấy, Bộ phận sản xuất nhận thông tin và tiến hành lên Kế hoạch sản xuất ly giấy với những thông tin sau:
- Số lượng sản xuất là bao nhiêu
- Lịch sản xuất
- Dự trù máy móc
- Dự trù nhân công,... để thực hiện đơn hàng theo như kế hoạch. 

5. Dự trù chi phí 

 

Dự trù chi phí sản xuất 
 
Sau đó sẽ lên dự trù nguyên vật liệu để sản xuất dựa trên BOM sản phẩm, Ngoài ra hệ thống còn hỗ trợ người dùng đối chiếu thông tin tồn kho an toàn, thực tế hoặc dự trù giữ chỗ, đơn hàng mua đã duyệt để từ đó đưa ra gợi ý mua hàng chính xác nhất. Người dùng nhấp vào đây để xuất báo cáo về thông tin đối chiếu.
 

6. Dự toán giá thành

 

Dự toán giá thành
 
Sau khi thiết lập xong để xem được dự toán giá thành người dùng chọn vào phân hệ CRM, chọn dự toán. Nhấp chọn vào in, bảng dự toán báo giá xuất hiện. Thông thường để tính toán ra được dự toán báo giá thì mát rất nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên không thể tránh khỏi sai sót trong quá trình này. Với hệ thống ASOFT, số liệu sẽ được tự động kế thừa và tính toán để ra được dự toán giá thành cuối cùng giúp chủ doanh nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian vừa nâng cao tính chính xác của file dự toán giá.
 

7. Phát lệnh sản xuất và thống kê kết quả sản xuất 

 

Phát lệnh sản xuất
 

Thống kê kết quả sản xuất
 
Khi bắt tay vào sản xuất người dùng tiến hành phát lệnh sản xuất theo ngày hoặc theo công đoạn  và thống kê kết quả sản xuất để có thể so sánh đối chiếu lượng sản xuất thực tế có đúng theo kế hoạch hay không từ đó  xây dựng phương án sản xuất dự trù phù hợp
 

Doanh nghiệp được lợi gì khi quản lý sản xuất với ASOFT ERP

Nhìn chung để sản xuất thành phẩm đơn giản như ly giấy thì ASOFT đã giúp doanh nghiệp này quản lý 03 Quy trình sản xuất, 03 bán thành phẩm liên quan và hơn 20 nguyên vật liệu cấu thành, 3 phiên bản BOM, 05 máy và hơn 20 nhân công.  
 
Vậy đối với doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm phức tạp như smartphone, chip, oto, dược phẩm,… có hàng chục quy trình sản xuất, hàng trăm bán thành phẩm, nguyên vật liệu, nhiều BOM version. Không những thế còn phải quản lý nhiều nhà máy, nhiều đơn hàng cùng một lúc với số lượng công nhân lên đến vài nghìn thì chắc hẵn tạo ra một áp lực rất lớn đối với công nhân, các cấp quản lý và chủ doanh nghiệp khi phải đảm bảo rằng toàn bộ quá trình sản xuất và quản lý diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. 
 
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp này phải xây dựng một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện, để đạt được điều này thì các doanh nghiệp sản xuất cần đặt mối quan tâm vào hai yếu tố cốt lõi là Tính kết nối và Tự quản lý:
 
Kết nối
Doanh nghiệp cần kết nối, tích hợp và kế thừa thông tin của tất cả các bộ phận và nghiệp vụ từ hoạch định, kiểm soát sản xuất; tính toán giá thành; quản lý sản xuất,quản lý bán hàng, mua hàng, nhân sự, tính lương, kho bãi, kế toán…..
Sự kết nối cần được thể hiện toàn diện trên một nền tảng duy nhất. Điều này giúp mọi nguồn lực trong doanh nghiệp được trực quan hóa, minh bạch hóa, tạo nên sự linh hoạt trong quản lý và vận hành.
 
Tự quản lý
Đặc tính tự quản lý trong sản xuất công nghiệp 4.0 đã tiến đến cho phép doanh nghiệp:
- Thông tin và dữ liệu trong toàn doanh nghiệp được đồng bộ và cập nhật theo thời gian thực giúp doanh nghiệp nhận định đúng "Điều gì đang xảy ra"
- Trực quan hóa dữ liệu với đa dạng các bảng biểu, Dashboard, báo cáo phân tích tự động, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác giúp doanh nghiệp nhận định đúng "Tại sao Điều này lại xảy ra".
- Phân tích, đưa ra dự báo xu hướng dựa trên cơ sở dữ liệu để giúp doanh nghiệp sản xuất tối đa hóa các giá trị và giúp các cấp lãnh đạo đưa ra nhận định và quyết định "Điều gì sẽ xảy ra":
+ Sử dụng tài nguyên
+ Tối ưu quy trình
+ Sử dụng tài sản
+ Năng suất lao động
+ Quản lý hàng tồn kho
+ Cải tiến chất lượng
- Cuối cùng là khả năng tự vận hành, tự điều chỉnh và thích nghi theo sự biến đổi không ngừng của hoạt động kinh doanh.
 
/attachment/tin-tuc/2022.12/QUquan-ly-san-xuat-asoft-final-min.jpg
 
ASOFT-ERP giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp đặc thù cho ngành sản xuất
 
ASOFT-ERP là một giải pháp quản lý doanh nghiệp đặc thù cho ngành sản xuất, mang lại sự tối ưu hóa và tích hợp toàn diện trong lĩnh vực sản xuất phức tạp. Với ASOFT-ERP, doanh nghiệp sản xuất có khả năng theo dõi và quản lý quá trình sản xuất từ đầu đến cuối, tạo lịch sản xuất thông minh, và quản lý tồn kho hiệu quả. Hệ thống này tích hợp IoT, cho phép ghi nhận dữ liệu từ máy móc và thiết bị, cung cấp thông tin thời gian thực để đảm bảo hiệu suất tối ưu và dự đoán sự cố. Nó cũng hỗ trợ quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, và giúp đảm bảo tuân thủ các quy định ngành và chất lượng sản phẩm. 
 
Doanh nghiệp có thể đăng ký Demo miễn phí và có cơ hội được tư vấn cùng chuyên gia với 20 năm kinh nghiệm thực chiến trong quản trị vận hành và chuyển đổi số tại đây