Thời điểm nào doanh nghiệp nên triển khai phần mềm quản lý sản xuất

Ngày đăng 23-08-2022

Phần mềm quản lý sản xuất hiện đang là công cụ hữu ích với các doanh nghiệp sản xuất. Nếu phát huy hiệu quả, phần mềm sẽ mang đến những tác động tích cực vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai phần mềm quản lý sản xuất một cách trơn tru, hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi về thời điểm thích hợp để doanh nghiệp có thể triển khai phần mềm quản lý sản xuất. 


Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

Phần mềm quản lý sản xuất là một giải pháp phần mềm hữu ích đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh… Hệ thống được sử dụng để lập kế hoạch, quản lý đồng thời cung cấp các chức năng cụ thể nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất và hoạt động sản xuất. Phần mềm sản xuất hiện đại được xây dựng nhằm hỗ trợ và tích hợp vào mọi quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra một nền tảng quản trị kinh doanh hoàn chỉnh cho các công ty sản xuất.

Phần mềm quản lý sản xuất là gì?
Phần mềm quản lý sản xuất là gì?

Với phần mềm quản lý sản xuất, các công ty sản xuất có khả năng quản lý các khía cạnh quan trọng, từ hoạt động của từng cửa hàng đến việc lập kế hoạch cung ứng và tồn kho.

► Xem thêm: Sự thật về nhà máy thông minh và giá trị đối với công nghệ sản xuất

Các tính năng của phần mềm quản lý sản xuất

Quản lý tồn kho

Từ MRO (bảo trì, sửa chữa và điều hành nguồn cung cấp) đến các phụ tùng thiết bị, phần mềm quản lý sản xuất hoạt động như một nguồn lực tập trung để theo dõi hàng tồn kho, phân tích dữ liệu và các chiến lược bổ sung.

Chuỗi cung ứng

Hệ thống quản lý sản xuất có khả năng hiển thị và tổ chức để theo dõi hiệu suất của nhà cung cấp. Lấy dữ liệu ở các nguồn bên trong và bên ngoài hỗ trợ việc lập kế hoạch, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.

Bảo trì

Phần mềm quản lý sản xuất tập trung vào việc lập lịch, bán vé đồng thời quản lý đơn đặt hàng, đồng thời theo dõi và phân tích dữ liệu mạnh mẽ nhằm cải thiện hiệu quả bảo trì.

Theo dõi hiệu suất thiết bị

Các mô-đun của phần mềm có thể lưu trữ, theo dõi và phân tích dữ liệu hiệu suất của thiết bị từ các cảm biến, báo cáo, cho phép bảo trì có mục tiêu, chủ động đồng thời thông báo nhanh chóng

Các tính năng của phần mềm quản lý sản xuất
Các tính năng của phần mềm quản lý sản xuất

Đảm bảo chất lượng

Phần mềm quản lý sản xuất có khả năng theo dõi kết quả QA, tạo ra kho dữ liệu khổng lồ với từng mốc thời gian nhằm xác định sớm nhu cầu bảo trì.

Nhân sự

Ngoài các hoạt động sản xuất và hỗ trợ, phần mềm cũng có thể được áp dụng cho các chức năng nhân sự. Cụ thể là đánh giá hiệu suất, theo dõi mục tiêu và hơn thế nữa.

Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm quản lý sản xuất 

Phần mềm quản lý sản xuất không chỉ góp phần cải thiện hoạt động sản xuất mà còn tối ưu hóa từng giai đoạn trong quy trình sản xuất, kinh doanh nhờ khả năng quản lý chặt chẽ, tức thời. Những lợi ích chính của phần mềm quản lý sản xuất bao gồm:

Tinh gọn quy trình sản xuất

Phần mềm quản lý sản xuất cho phép người dùng đơn giản hóa, tự động hóa các hoạt động riêng lẻ mà thông thường sẽ đòi hỏi rất lớn thời gian để hoàn thiện. Hệ thống giúp giảm thiểu sự dư thừa, tự động hóa các quy trình để gia tăng hiệu quả. Tối ưu hóa hoạt động sản xuất nhằm nâng cao năng suất.

Quản lý nguồn lực hiệu quả

Với hệ thống dữ liệu có sẵn, phần mềm quản lý sản xuất có thể đưa ra những phỏng đoán chính xác về quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu để xây dựng, sắp xếp nguồn lực cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liền mạch và kịp thời. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, nguồn lực cũng như chi phí vận hành.

Lên kế hoạch và lịch trình

Phần mềm quản lý sản xuất cung đầy đủ cấp các dữ liệu về cung, cầu giúp người người quản lý dễ dàng trong việc lập kế hoạch cho bất kỳ biến động nào với độ chính xác cao. 

Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm quản lý sản xuất
Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm quản lý sản xuất 

Lên kế hoạch theo năng lực

Lên kế hoạch theo năng lực góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các “nút thắt cổ chai” trong quá trình hoạt động sản xuất. Phần mềm quản lý sản xuất có thể cảnh báo sự chú ý của người dùng về lượng hàng hóa dự trữ bao nhiêu, nhu cầu cao bất thường từ người mua hàng hoặc quy trình sản xuất diễn ra chậm trễ. Doanh nghiệp sẽ có được khả năng thích ứng khi đối mặt với những thay đổi hoặc gián đoạn trong quá trình kinh doanh. 

Doanh thu và lợi nhuận

Mọi sản phẩm đều được theo dõi cẩn thận xuyên suốt chu kỳ sản xuất, cập nhật dữ liệu chính xác về chi phí bán hàng và lợi nhuận.

Nói chung, một phần mềm quản lý sản xuất sẽ hợp lý hóa các hoạt động, cung cấp các tính năng nhằm hỗ trợ nhà sản xuất phát triển kinh doanh, qua đó tăng doanh thu đồng thời vẫn tối ưu chất lượng và hiệu suất nhân sự.

Khi nào một một doanh nghiệp nên triển khai phần mềm quản lý sản xuất?

Các doanh nghiệp sản xuất nên xem xét một giải pháp phần mềm quản lý sản xuất để quản lý sản xuất khi các hệ thống và quy trình kinh doanh hiện có:

- Không còn hoạt động, hoạt động không hiệu quả (điều tiết / tắc nghẽn)

- Không còn nhận được sự hỗ trợ sự phát triển của công ty cung cấp phần mềm

- Thiếu đi các yêu cầu bảo mật hiện tại để giảm thiểu rủi ro

Việc xác định các quy trình hoặc lỗi khiến phần mềm không hoạt động là rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Căn cứ vào đó, người dùng có thể tìm ra giải pháp và các lĩnh vực cần cải thiện.

Khi nào một một doanh nghiệp nên triển khai phần mềm quản lý sản xuất?
Khi nào một một doanh nghiệp nên triển khai phần mềm quản lý sản xuất?

Một phần mềm quản lý sản xuất có thể không phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhỏ bởi:

- Người dùng có thể sẽ phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh hệ thống này theo nhu cầu và sự phù hợp với doanh nghiệp

- Một số phần mềm không bao gồm các mô-đun mở rộng sản xuất, vì vậy người dùng cần phải mua thêm các mô-đun bên ngoài để đo lường hiệu quả sản xuất hoặc dựa vào giải pháp sản xuất do đơn vị cung cấp phần mềm đề xuất.

- Chi phí cao

Xem thêm: Phần mềm quản lý dự án giải quyết được những vấn đề gì của doanh nghiệp?

Tạm kết: 

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin về phần mềm quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc thù doanh nghiệp. Trên tư cách là một nhà quản lý, chúng tôi tin rằng hơn ai hết bạn hiểu được những khó khăn mà doanh nghiệp đã và đang trải qua, vì vậy hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp uy tín, nhằm giải quyết hết những trở ngại và giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ. 

Ngoài ra, để được tư vấn chính xác nhất về những lợi ích của phần mềm quản sản xuất trong doanh nghiệp, quý khách có thể Đăng ký ngay hoặc liên hệ với Asoft qua hotline 19006123 để được tư vấn, hỗ trợ và tham khảo demo miễn phí. 

Ban Biên Tập ASOFT