Thực trạng thị trường ngành sản xuất thiết bị điện năm 2023

Ngày đăng 13-11-2023
Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xây dựng và ban hành nhiều cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, mặt trời, sinh khối... Với hàng loạt cơ chế, chính sách ưu tiên mang nhiều tính đột phá, kỳ vọng sẽ tạo ra lực đẩy mạnh mẽ phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam. Đây chính là yếu tố thu hút thêm nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước gia nhập ngành thiết bị điện làm tăng áp lực cạnh tranh về giá và chất lượng ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, nằm trong hai nhóm chính là điện công nghiệp và điện dân dụng.
 
 


Nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện đầy trắc trở 

 
/attachment/tin-tuc/2022.12/thuc-trang-thi-truong-nganh-thiet-bi-dien-1.jpg
Nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện đầy trắc trở

Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 với điểm mới là giảm điện than, tăng năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xây dựng và ban hành nhiều cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, mặt trời, sinh khối... Với hàng loạt cơ chế, chính sách ưu tiên mang nhiều tính đột phá, kỳ vọng sẽ tạo ra lực đẩy mạnh mẽ phát triển lĩnh vực này tại Việt Nam.
 
Tuy nhiên, đây cũng chính là yếu tố thu hút thêm nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước gia nhập ngành làm tăng áp lực cạnh tranh về giá và chất lượng ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, nằm trong hai nhóm chính là điện công nghiệp và điện dân dụng. Đây là một ngành có sự đa dạng với nhiều ngành sản xuất chuyên sâu như cáp điện, máy biến áp, bóng đèn, máy phát điện, pin năng lượng, và nó đối mặt với mức độ cạnh tranh cao.
 
Bên cạnh đó, xu hướng năng lượng xanh chuyển dịch sang thiết bị điện tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, cũng đặt ra áp lực lớn cho doanh nghiệp ngành điện phải cải tiến công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn năng lượng theo quy định của Bộ công thương và quốc tế. Ngoài ra, bài toán tiết kiệm điện năng của các thiết bị điện dân dụng ngày càng gắt gao đòi hỏi doanh nghiệp trong ngành cần cải tiến quy trình, máy móc và công nghệ để đáp ứng nhu cầu của thị trường và quy định ban hành.

Bài toán mà doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện phải đưa ra lời giải để chuyển nguy thành cơ  

Bối cảnh trên đặt ra nhiều bài toán cho các chủ doanh nghiệp sản xuất và phân phối thiết bị điện. Cùng ASOFT điểm qua một vài bài toán điển hình mà hầu hết các doanh nghiệp thiết bị điện, cũng như khách hàng của ASOFT gặp phải nhé 
 

Bài toán quản lý kho 

/attachment/tin-tuc/2022.12/thuc-trang-thi-truong-nganh-thiet-bi-dien-2.jpg
Bài toán quản lý kho 

Với đặc thù ngành có danh mục NVL, hàng hóa rất lớn song song với quy cách hàng hóa phức tạp kéo theo đó là cấu trúc sản phẩm và BOM cũng phức tạp không kém. Thực tế tại các doanh nghiệp đang phải quản lý hàng chục nghìn SKU, mã hàng mỗi ngày. Áp lực đè nặng lên vai bộ phận kho khi phải quản lý thủ công kho dữ liệu khổng lồ này. 

► Xem thêm: Phần mềm quản lý tồn kho dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất 

 

Bài toán quản lý sản xuất
 

/attachment/tin-tuc/2022.12/thuc-trang-thi-truong-nganh-thiet-bi-dien-3.jpg
Bài toán quản lý sản xuất
 
Không những thế sản phẩm được sản xuất với hàng trăm công đoạn phức tạp kéo theo đó doanh nghiệp phải quản lý cấu trúc sản phẩm và nhiều phiên bản BOM của từng mã hàng. Ứng với từng SKU sẽ có nhiều linh kiện cấu thành riêng, vậy doanh nghiệp đang quản lý hàng chục hay hàng trăm nghìn số lượng linh kiện này hàng ngày 
 
Hay tốc độ đổi mẫu mã khá nhanh theo dự án hoặc xu hướng thị trường khiến doanh nghiệp phải giải quyết bài toán tồn kho, thiết lập quy trình sản xuất và bộ định mức BOM mới 
 
Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo dự án thì kế hoạch sản xuất luôn được chú trọng bởi độ phức tạp của công đoạn này là không hề nhỏ.

 

Chiến lược kinh doanh theo chiều dọc 
 

/attachment/tin-tuc/2022.12/thuc-trang-thi-truong-nganh-thiet-bi-dien-4.jpg
Chiến lược kinh doanh theo chiều dọc 

Những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược kinh doanh theo chiều dọc thì việc quản lý hệ thống phân phối là vô cùng phức tạp. Để quản lý được hệ thống phân phối này nếu cứ quản lý theo truyền thống cần một lượng lớn nhân lực để đảm đương hệ thống phân phối và phải chịu rủi ro rất cao về sai sót và tính minh bạch của số liệu. 
 
Bên cạnh những khó khăn về quản lý nguồn lực thì việc quản lý chính sách giá, chiết khấu, khuyến mãi cho từng nhà phân phối, đại lý, điểm bán lẻ trong hệ thống phân phối khiến cho chủ doanh nghiệp phải đối mặt với một bài toán lớn. Không những thế, doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng không kiểm soát được sale thị trường và tính minh bạch của dữ liệu. Data cooking chính là ác mộng của lãnh đạo, việc dữ liệu bị tác động làm sai lệch ảnh hưởng đến không kiểm soát được lượng tồn kho ngoài thị trường khiến cho việc dự toán đặt hàng không hiệu quả.  
 
 
Kết nối giữa các bộ phận 
 
/attachment/tin-tuc/2022.12/thuc-trang-thi-truong-nganh-thiet-bi-dien-5.jpg
Kết nối

Doanh nghiệp cần kết nối, tích hợp và kế thừa thông tin của tất cả các bộ phận và nghiệp vụ từ hoạch định, kiểm soát sản xuất; tính toán giá thành; quản lý sản xuất,quản lý bán hàng, mua hàng, nhân sự, tính lương, kho bãi, kế toán…..
Sự kết nối cần được thể hiện toàn diện trên một nền tảng duy nhất. Điều này giúp mọi nguồn lực trong doanh nghiệp được trực quan hóa, minh bạch hóa, tạo nên sự linh hoạt trong quản lý và vận hành.

► Xem thêm: Giải pháp phần mềm ASOFT-ERP đặc thù cho doanh nghiệp Sản xuất Thiết bị điện 
 
 
Tự quản lý

/attachment/tin-tuc/2022.12/thuc-trang-thi-truong-nganh-thiet-bi-dien-6.jpg
Tự quản lý
 
Đặc tính tự quản lý trong sản xuất công nghiệp 4.0 đã tiến đến cho phép doanh nghiệp:
- Thông tin và dữ liệu trong toàn doanh nghiệp được đồng bộ và cập nhật theo thời gian thực giúp doanh nghiệp nhận định đúng "Điều gì đang xảy ra"
- Trực quan hóa dữ liệu với đa dạng các bảng biểu, Dashboard, báo cáo phân tích tự động, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác giúp doanh nghiệp nhận định đúng "Tại sao Điều này lại xảy ra".
- Phân tích, đưa ra dự báo xu hướng dựa trên cơ sở dữ liệu để giúp doanh nghiệp sản xuất tối đa hóa các giá trị và giúp các cấp lãnh đạo đưa ra nhận định và quyết định "Điều gì sẽ xảy ra":
+ Sử dụng tài nguyên
+ Tối ưu quy trình
+ Sử dụng tài sản
+ Năng suất lao động
+ Quản lý hàng tồn kho
+ Cải tiến chất lượng
- Cuối cùng là khả năng tự vận hành, tự điều chỉnh và thích nghi theo sự biến đổi không ngừng của hoạt động kinh doanh.

Để được tư vấn chính xác nhất về những lợi ích của giải pháp ASOFT-ERP đặc thù cho doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện Quý doanh nghiệp có thể đăng ký tại đây, hoặc liên hệ với ASOFT qua hotline 19006123 để được tư vấn, hỗ trợ và tham khảo demo miễn phí.