Thực trạng và thách thức của doanh nghiệp sản xuất bao bì, in ấn

Ngày đăng 08-11-2023

Năm 2023 đã chứng kiến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng trong ngành này sau nhiều năm liên tiếp tăng trưởng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, để phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng, ngành bao bì, in ấn cần nhanh chóng bắt tay vào công cuộc chuyển đổi số và thay đổi công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 
 


Thực trạng ngành sản xuất bao bì, in ấn 

/attachment/tin-tuc/2022.12/kho-khan-nganh-bao-bi-in-an-1.png
Thực trạng và thách thức cho doanh nghiệp ngành sản xuất bao bì, in ấn 
 
Theo Hiệp hội in Việt Nam, ngành bao bì và in ấn là ngành công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng cho nhiều ngành kinh tế khác. Năm 2023 đã chứng kiến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng trong ngành này sau nhiều năm liên tiếp tăng trưởng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, để phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng, ngành in ấn và bao bì cần nhanh chóng bắt tay vào công cuộc chuyển đổi số và thay đổi công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 
 
Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp trong ngành ở Việt Nam sử dụng thiết bị máy móc truyền thống và quy trình sản xuất nặng tính thủ công điều này làm cho họ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về giá cả và mẫu mã với các doanh nghiệp nước ngoài. Dẫn đến nguy cơ rằng các doanh nghiệp Việt có thể tụt hậu so với đối thủ quốc tế. Để cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành bao bì, in ấn, việc đổi mới là điều cực kỳ cần thiết. Hiện tại, theo xu hướng, doanh nghiệp Việt cần nhanh chóng chuyển đổi để áp dụng kinh tế số và kinh tế xanh vào sản xuất và kinh doanh, cũng như thúc đẩy phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.
 
Với sự phát triển của thương mại điện tử và sự gia tăng trong thị trường nội địa, các công ty trong ngành in ấn và bao bì ở cả Việt Nam và quốc tế đã nhận ra rõ hơn về tầm quan trọng của việc tạo dấu ấn thương hiệu thông qua bao bì sản phẩm từ việc cải thiện mẫu mã bao bì và chất lượng sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành cần tăng cường chuyển đổi số và áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. 

► Xem thêm: Câu chuyện triển khai  thành công: Bao bì Mai Thư số hóa bộ máy vận hành cùng ASOFT-ERP 

Thách thức mà doanh nghiệp sản xuất bao bì, in ấn phải đối mặt  

Trong hoạt động sản xuất 

 
/attachment/tin-tuc/2022.12/kho-khan-nganh-bao-bi-in-an-2.jpg
Khó khăn của doanh nghiệp sản xuất bao bì, in ấn trong hoạt động quản lý sản xuất

Sản phẩm có cấu trúc phức tạp (có những sản phẩm lên đến hàng nghìn chi tiết) và mẫu mã thường xuyên thay đổi theo nhu cầu khách hàng vì thế nhiều trường hợp ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất tổng thể 
Việc lập kế hoạch, dự trù nhân công, thiết bị, nguyên vật liệu và triển khai sản xuất gặp nhiều khó khăn khi yêu cầu sản xuất/đơn hàng thường xuyên bị điều chỉnh, thay đổi 
Sản phẩm gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp, có hàng chục quy trình sản xuất, hàng trăm bán thành phẩm, nguyên vật liệu, nhiều BOM version. 
Việc dự toán giá bán và giá thành phức tạp do sản phẩm có nhiều chi tiết, công đoạn, quy cách hàng hóa và nhiều loại nguyên liệu như giấy, mực in,... 

► Xem thêm: Phần mềm lập kế hoạch sản xuất là gì? Quy trình lập và thực hiện kế hoạch sản xuất ERP 

 

Trong hoạt động bảo dưỡng thiết bị 

 
/attachment/tin-tuc/2022.12/kho-khan-nganh-bao-bi-in-an-3.jpg
Khó khăn của doanh nghiệp sản xuất bao bì, in ấn trong hoạt động quản lý và bảo dưỡng thiết bị
 
Cần kiểm soát và bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo kế hoạch sao cho kế hoạch bảo dưỡng phải phù hợp với kế hoạch sản xuất 
Gặp khó khăn khi máy móc, thiết bị gặp sự cố đột xuất nhưng không có đủ phụ tùng thay thế và sửa chữa 
Dữ liệu về số giờ hoạt động của máy, số lần dập khuôn và các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất cần cập nhật liên tục để đưa ra kế hoạch bảo dưỡng phù hợp 
 

Trong hoạt động mua hàng 

 
/attachment/tin-tuc/2022.12/kho-khan-nganh-bao-bi-in-an-4.png
Khó khăn của doanh nghiệp sản xuất bao bì, in ấn trong hoạt động quản lý mua hàng

 
Cần quản lý và cân đối nhu cầu vật tư thường xuyên để phù hợp với sự biến động trong kế hoạch sản xuất 
Quản lý danh mục nhà cung cấp theo từng loại vật tư và nguyên liệu, đồng thời quản lý lịch sử mua hàng liên quan đến sản phẩm (giá, thời điểm, chính sách mua hàng, chiết khấu, nhà cung cấp) để thương lượng và lựa chọn nhà cung cấp nhanh chóng đảm bảo thời gian sản xuất
Yêu cầu về tiến độ nhập hàng thường gấp, đặc biệt khi có đơn hàng bán phát sinh đột xuất và cần sản xuất 
Xác định chu kỳ và vòng quay tồn kho theo thời gian để lập kế hoạch nhập hàng phù hợp 
 

Trong hoạt động quản lý kho 

 
/attachment/tin-tuc/2022.12/kho-khan-nganh-bao-bi-in-an-5.jpg
Khó khăn của doanh nghiệp sản xuất bao bì, in ấn trong hoạt động quản lý kho
 
Nguyên vật liệu hết hạn sử dụng và chất lượng bị ảnh hưởng khi tồn kho quá lâu gây tổn thất cho doanh nghiệp 
Mất nhiều thời gian tìm kiếm hàng hóa, vật tư khi cần nhập/xuất kho 
Việc xuất vật tư và nhập bán thành phẩm, thành phẩm thường xuyên xảy ra sai sót. 
 

Để được tư vấn chính xác nhất về những lợi ích của giải pháp ASOFT-ERP đặc thù cho doanh nghiệp sản xuất bao bì - in ấn quý khách có thể đăng ký tại đây, hoặc liên hệ với ASOFT qua hotline 19006123 để được tư vấn, hỗ trợ và tham khảo demo miễn phí.