Triển khai phần mềm quản lý sản xuất cần tránh những điều gì

Ngày đăng 30-09-2022
Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất vào hoạt động của doanh nghiệp là một bước thay đổi lớn của các công ty. Nhận thức được những lợi ích mà phần mềm sản xuất mang lại nên rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai và áp dụng thành công. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi triển khai và sử dụng. Nhằm giúp lãnh đạo hiểu được quy trình và tránh rắc rối khi ứng dụng phần mềm này. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ về những lưu ý khi triển khai phần mềm quản lý sản xuất mà bạn có thể tham khảo.

► Xem thêm: 7 Hiểu lầm to lớn về chuyển đổi công nghệ số mà các doanh nghiệp thường mắc phải

Quy trình triển khai phần mềm quản lý sản xuất

Đối với doanh nghiệp chưa biết đến phần mềm quản lý sản xuất, việc nắm được những lưu ý triển khai vẫn còn khiến nhà quản trị cảm thấy mơ hồ. Chính vì vậy, ngoài các lưu ý, chúng tôi xin chia sẻ với doanh nghiệp về quy trình triển khai một phần mềm quản lý sản xuất. Quy trình triển khai phần mềm quản lý sản xuất bao gồm:

Xác định nhu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp

Đây là bước rất quan trọng giúp chủ doanh nghiệp biết được mình đang cần gì và giải quyết bài toán nào, có phù hợp với cách quản lý hiện tại không? Biết được nhu cầu doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ có cơ sở để lựa chọn một phần mềm quản lý sản xuất cho phù hợp hơn.

Tìm kiếm đơn vị cung cấp phần mềm phù hợp

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp uy tín và nổi tiếng trên thị trường. Doanh nghiệp có thể dựa vào mức giá, danh tiếng và nhu cầu để cân nhắc lựa chọn nhà phân phối cho phù hợp. Gợi ý doanh nghiệp cách tìm nhà cung cấp đó là dựa vào ý kiến của những người đã sử dụng tại các diễn đàn, blog,…về phần mềm quản lý sản xuất.

Quy trình triển khai phần mềm quản lý sản xuất
Quy trình triển khai phần mềm quản lý sản xuất

Đánh giá phần mềm thông qua demo

Bất cứ phần mềm nào cũng có phiên bản dùng thử để khách hàng đánh giá được sơ bộ sản phẩm. Trước khi đưa ra quyết định, đừng ngần ngại yêu cầu nhà cung cấp cho trải nghiệm bản dùng thử. Đây sẽ là căn cứ để nhà quản trị đưa ra quyết định cuối cùng.

Tiến hành triển khai

Trong triển khai phần mềm, tới 80% là trao đổi nhu cầu và 20% là lắp đặt và triển khai, do đó, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin để phần mềm phù hợp với doanh nghiệp nhất.

Chính sách bảo hành, hậu mãi…

Dịch vụ sau bán hàng bao gồm: hỗ trợ, sửa lỗi, cập nhật, bảo hành,….là những dịch vụ mà bên bán phần mềm cung cấp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin để có thể có những dịch vụ nhanh chóng, tránh bị ngưng trệ sản xuất do phần mềm, đồng thời tránh phát sinh các chi phí không đáng có.

► Xem thêm: Sự thật về nhà máy thông minh và giá trị đối với công nghệ sản xuất

Triển khai phần mềm quản lý sản xuất cần lưu ý gì?

Để áp dụng được một phần mềm quản lý sản xuất không hề dễ dàng, có khi mất đến hàng tháng trời để hoàn thành. Chính vì vậy, việc nắm bắt được những lưu ý triển khai phần mềm quản lý sản xuất sẽ giúp giảm tối đa các sai sót trong khi thực hiện, tránh làm mất thời gian của cả hai bên.

Sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn

Đây là một yếu tố cơ bản trong những lưu ý khi triển khai phần mềm quản lý sản xuất bởi sau phiên bản demo với nhà phân phối, doanh nghiệp sẽ được đào tạo trong triển khai phần mềm. Nếu các nhân viên – người làm việc xuyên suốt với phần mềm cảm thấy không thể tiếp thu được thì việc đầu tư này có thể là một sự lãng phí. Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà quản trị nên nắm bắt được mức độ thích nghi của nhân viên ngay từ những ngày demo phần mềm.

Triển khai phần mềm quản lý sản xuất cần lưu ý gì?
Triển khai phần mềm quản lý sản xuất cần lưu ý gì?

Tối ưu hoá các chức năng

Các nghiệp vụ, chức năng của phần mềm rất đa dạng và được tùy chỉnh cho phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều công ty lại không chú ý về yếu tố này, nhà cung cấp cũng không gợi ý, dẫn đến triển khai xong thì phần mềm quá cồng kềnh, rườm rà, các chức năng không sử dụng đến vẫn hiển thị gây rối mắt, có thể dẫn đến thao tác sai.

Rõ ràng về chi phí đối với đơn vị cung cấp

Nhiều doanh nghiệp chọn phần mềm với tiêu chí giá rẻ mà không hỏi kỹ về các mức phí phát sinh dẫn đến rất nhiều các khoản phải trả về sau. Do đó, ngoài giá phần mềm rẻ, nhà quản trị cần phải trao đổi kỹ với nhà cung cấp để tìm hiểu về các mức phí phát sinh cho từng công đoạn triển khai phần mềm.

Phần mềm quản lý sản xuất ASOFT 

Được xem là những phần mềm có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai vì những hữu ích tiện dụng mà nó đem lại. Nhất là trong sản xuất công nghiệp, và để tìm kiếm được một phần mềm quản lý thông minh đạt hiệu quả tốt nhất không phải dễ dàng. 

Phần mềm ASOFT ERP với phân hệ quản lý sản xuất sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, quản lý nguồn nhân lực, khả năng thao tác nghiệp vụ, chia sẻ hình ảnh, thông tin dữ liệu nhanh chóng thông qua quy trình đã được ASOFT hệ thống hóa trong phần mềm. 

Phần mềm quản lý sản xuất được tin dùng nhất hiện nay
Phần mềm quản lý sản xuất được tin dùng nhất hiện nay

Không những vậy, ASOFT còn cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp phần mềm phù hợp với quy mô cũng như khả năng chi trả của bạn. ASOFT luôn có những cải tiến, cập nhật kịp thời để tối ưu hóa nhu cầu sử dụng của người dùng. Do vậy phần mềm quản lý sản xuất có khả năng thực hiện các phần công nghiệp có trong một doanh nghiệp sản xuất, kết nối dữ liệu thành một hệ thống nhất quán, chặt chẽ.  

Tạm kết

Trải qua hơn 19 năm đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, cung cấp những phần mềm ưu việt, ASOFT đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong các doanh nghiệp. Hơn 3200 doanh nghiệp, tập đoàn lớn, nhỏ trong và ngoài nước đã triển khai thành công những giải pháp phần mềm của ASOFT

Trong đó, phần mềm quản lý sản xuất là một trong các thế mạnh của ASOFT. Đội ngũ chuyên gia giải pháp kết hợp cùng bộ phận kỹ thuật xây dựng hệ thống đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của doanh nghiệp