Vì sao doanh nghiệp Việt mãi không lớn

Ngày đăng 15-02-2016
Có nhiều nguyên nhân làm cho doanh nghiệp Việt mãi không lớn, trong đó có 3 nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh công bằng và bình đẳng.


3 nguyên nhân khiến doanh nghiệp không lớn
 
Điều thứ nhất: Hiện nay, tính pháp lý và thực thi của văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế. Ví dụ như: quy định về quyền tài sản (quyền sở hữu trí tuệ, quyền tài sản về đất đai…) rất ít. Thứ hai, cạnh tranh ở Việt Nam còn nhiều điều chưa rõ ràng, đấy là chưa kể tới vấn đề của doanh nghiệp nhà nước. Thứ ba, những thị trường nhân tố quan trọng cơ bản là “méo mó” như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ…
 
Điều thứ 2:  để doanh nghiệp lớn thì phải có người giỏi, nhưng người Việt Nam lại cứ thích chơi với người kém để được giỏi hơn, để được “làm bố làm mẹ” họ. Thế nên TPP và các FTA là tạo điều kiện cho chúng ta chơi với những người giỏi nhất. Hãy chơi với người tốt nhất, hãy học với người tốt nhất thì mới giỏi lên được.
 
Điều thứ ba: chi phí tuân thủ (hay còn gọi là chi phí “bôi trơn”) đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ quá cao như thanh tra, kiểm tra, tuân thủ pháp luật, thuế má…
 
Doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ ba nguyên tắc
 
Liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, kể từ khi TPP có hiệu lực với Việt Nam, doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện pải áp dụng Chương doanh nghiệp Nhà nước phải tuân thủ ba nguyên tắc.
 
Thứ nhất: phải hoạt động dựa trên tính toán thương mại thuần túy. Theo nguyên tắc này, trừ trường hợp doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích hoặc được Nhà nước chỉ định độc quyền trên một thị trường nhất định, doanh nghiệp Nhà nước phải ra các quyết định kinh doanh dựa trên tính toán thương mại. Nói cách khác, các doanh nghiệp Nhà nước phải dựa trên các tiêu chí mang tính thương mại như giá cả, chất lượng, khả năng cung ứng, tiếp thị… hoặc những yếu tố khác tương tự như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
 
Thứ hai: không được phân biệt đối xử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ. Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp Nhà nước không được phân biệt đối xử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ với doanh nghiệp từ một thành viên TPP khác. Đối với doanh nghiệp được chỉ định độc quyền, ngoài nghĩa vụ trên, doanh nghiệp còn phải đảm bảo không được lợi dụng vị thế độc quyền để thực hiện các hoạt động phản cạnh tranh trên thị trường không độc quyền.
 
Thứ ba: phải tuân thủ các nghĩa vụ của hiệp định khi được Nhà nước ủy quyền. Theo đó, khi Chính phủ giao hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp Nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Chính phủ như quyền trưng thu, cấp hoặc thu hồi giấy phép, phê duyệt giao dịch thương mại, ấn định hạn ngạch, phí và lệ phí,… thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải tuân thủ toàn bộ các cam kết của Chính phủ trong Hiệp định TPP
 
Để có thể hội nhập tốt doanh nghiệp cần nghiên cứu thế mạnh cũng như thế yếu của từng thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có tài liệu hướng dẫn, phân tích cụ thể từng nước về thế mạnh, thế yếu, rào cản phi thuế quan… Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng và lãnh sự tại các quốc gia TPP trong việc bóc tách từng thị trường.
 
Các chuyên gia cũng lưu ý doanh nghiệp trong vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. So với pháp luật hiện hành, TPP bảo hộ nhãn hiệu thương mại rộng hơn, điều kiện bảo hộ thương hiệu nổi tiếng đơn giản hơn và cũng đưa ra nhiều hơn các cơ chế để bảo hộ thương hiệu. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp bảo vệ tốt hơn nhãn hiệu của mình. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý với các vấn đề về thương hiệu không phải của mình, tránh bị thiệt hại bởi các biện pháp trừng phạt dự kiến sẽ nghiêm khắc hơn sau TPP.

Theo ETV