Phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ- Bí quyết kinh doanh hiệu quả

Ngày đăng 22-08-2022

Mô hình chuỗi bán lẻ là hình thức kinh doanh phổ biến nhất tại Việt Nam. Loại hình kinh doanh này đáp ứng được nhiều yếu tố đồng thời thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân. Cửa hàng bán lẻ có nhiều đối thủ cạnh cạnh vậy nên việc quản lý cửa hàng bán lẻ sao cho hiệu quả cũng là điều đáng băn khoăn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những lưu ý khi sử dụng phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ mà doanh nghiệp, người kinh doanh có thể tham khảo


Các phương pháp quản lý chuỗi bán lẻ

Có hai phương pháp chính để quản lý chuỗi bán lẻ là: quản lý theo phương pháp truyền thống và quản lý bằng việc sử dụng phần mềm

Quản lý theo phương pháp truyền thống: 

Đây là cách chỉ dùng cho những cửa hàng nhỏ lẻ. Người quản lý thường ghi chép, báo cáo tình hình bằng tay hoặc quản lý cửa hàng bán lẻ bằng excel. Phương pháp này hoàn toàn miễn phí, thủ công, dễ thực hiện tuy nhiên lại rất tốn thời gian và công sức. Đặc biệt là với những doanh nghiệp và quản lý nhiều chuỗi cửa hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.

Quản lý bằng việc sử dụng phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ: 

Quá trình chuyển đổi số đang là xu hướng thị trường hiện nay. Nếu doanh nghiệp muốn quản lý một cách hiệu quả hơn và không bị tụt hậu thì sử dụng phần mềm trong quy trình quản lý của mình là phương án tối ưu nhất. Những phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ có thể giúp nhà kinh doanh dễ dàng kiểm soát lượng hàng hóa, thu-chi và hoạt động buôn bán của cửa hàng. Bên cạnh có các phần mềm quản lý chuỗii bán lẻ còn kết với với phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho nhằm đạt hiệu quả toàn diện trong công tác quản lý.

Các phương pháp quản lý chuỗi bán lẻ
Các phương pháp quản lý chuỗi bán lẻ

► Xem thêm: Phần mềm quản lý quán cafe & trà sữa – Nên lựa chọn như thế nào?

Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Quản lý tài chính

Đây là vấn đề cơ bản , cần được chú trọng hàng đầu trong quy trình quản lý cửa hàng bán lẻ. Để quản lý tốt chuỗi cửa hàng, nhà kinh doanh cần nắm roc các bộ chỉ số tài chính cơ bản sau:

Bộ tài sản: những chỉ số cần chú ý để quản lý bao gồm: tồn kho, tài sản cố định, nợ công, tổng tài sản đầu tư, trang thiết bị.

Bộ về dòng tiền: người quản lý phải nắm được dòng tiền ra-vào để chủ động tài chính trong mọi tình huống

Bộ chỉ số về lãi-lỗ: giá vốn bán hàng, chi phí cửa hàng, lãi gộp, lãi ròng,…

Quản lý nhân sự

Vấn đề nhân sự cũng là một trong những khó khăn lớn trong công tác quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ. Chủ cửa hàng không thể ở tất cả chi nhánh bán lẻ cùng một lúc. Vậy nên việc giám sát, kiểm tra sai sót của nhân viên là không thể.

Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Chính vì vậy, việc áp dụng phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ, kết hợp cùng với phần mềm quản lý nhân sự để giám sát tất cả nhân viên ngay cả khi quản lý không có mặt tại cửa hàng.

Quản lý khách hàng

Đây là một yếu tố đem lại doanh thu cho cửa hàng, vậy nên việc quản lý dữ liệu khách hàng để hình thành nguồn khách hàng thân thiết là phần rất quan trọng. Bên cạnh nó, nắm được dữ liệu khách hàng nhà kinh doanh có thể phân tích nhu cầu, tâm lý của người tiêu dùng. Từ đó xây dựng chiến lược cụ thể thu hút nguồn khách hàng tiềm năng.

Kiểm soát hàng hóa

Trong quy trình vận hành cửa hàng bán lẻ việc nhập, lưu kho, xuất luân chuyển hàng hóa diễn ra thường xuyên và dễ xảy ra sai sót. Nếu không kiểm soát tốt lượng hàng hóa hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cửa hàng. Hiện tại, các phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ cũng cập nhật các tính năng kiểm soát hàng hóa. Vậy nên sử dụng công nghệ trong công tác quản lý là điều vô cùng cần thiết.

Xem thêm: Phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ tốt nhất cho nhà hàng, quán ăn

Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Từ những yếu tố đơn lẻ trên, các nhãn hàng nên đặt ra nhu cầu về việc xây dựng một phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ hoàn chỉnh. 

Có thể thấy, trong một chuỗi các cửa hàng bán lẻ khác nhau, luôn có một cửa hàng chính là văn phòng trung tâm –  nơi tập hợp các bộ phận phòng ban chính của cả công ty. Nơi này sẽ là nơi các giám đốc, các bộ phận quản lý trực tiếp làm việc và điều khiển cả một hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ khác nhau. Nếu công việc quản lý cửa hàng được thực hiện thông qua máy móc công nghệ cụ thể là phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ, máy chủ của cả hệ thống sẽ được đặt ở văn phòng trung tâm này. Tất cả các thông số về doanh số bán hàng, thất thoát, hay là hồ sơ nhân viên sẽ được các cửa hàng bán lẻ thu thập và đưa về hệ thống máy chủ xử lý. Với việc được tổ chức và sắp xếp một cách hợp lý, các công việc giám sát cũng như theo dõi, điều hành sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều; việc kiểm soát các số liệu cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Liên kết với văn phòng trung tâm sẽ là các cửa hàng bán lẻ với quy mô lớn, vừa hay nhỏ khác nhau. Ở phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ, sẽ bao gồm ít các bộ phận phòng ban hơn nhưng vẫn luôn đảm bảo một số lượng nhân viên nhất định cho công việc bán hàng như: thu ngân, quản lý, nhân viên bán buôn… Sản phẩm sẽ được phân phối tới các cửa hàng này với mục đích để có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Từ phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ, việc quản lý bán hàng cũng sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

► Xem thêm: Phần mềm POS là gì? 5 lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ POS

Tạm kết: 

Thông qua bài viết trên đây, ASOFT đã cung cấp cho bạn thông tin về phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ. Hy vọng thông qua những thông tin mà chúng tôi cũng cấp, bạn và doanh nghiệp của mình có thể lựa chọn được phần mềm quản lý cửa chuỗi bán lẻ phù hợp nhất với nhu cầu và văn hóa của công ty. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tư vấn về các phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ, quý khách có thể Đăng ký ngay hoặc liên hệ với Asoft qua hotline 19006123 để được tư vấn, hỗ trợ và tham khảo demo miễn phí.

BAN BIÊN TẬP ASOFT