9 bước thiết lập mô hình kinh doanh hiệu quả

Ngày đăng 23-01-2024
Mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại khi doanh nghiệp triển khai một ý tưởng kinh doanh mới, được ví như DNA định hướng cách thức tiếp cận thị trường và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp tạo lập, duy trì vị thế trên thị trường, từ đó đạt được các thành quả về tài chính. Vì vậy việc thiết lập mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Phương pháp thiết lập mô hình kinh doanh

 
 
Mô hình Chuỗi Giá Trị của Michael Porter

Hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều mô hình phân tích trong quá trình phát triển mô hình kinh doanh. Hai mô hình phổ biến nhất là Mô hình Kinh doanh Canvas và Mô hình Chuỗi Giá Trị của Michael Porter. Mô hình Kinh doanh Canvas cung cấp một khung để đánh giá chín yếu tố quan trọng trong kế hoạch kinh doanh, từ giá trị cốt lõi đến nguồn lực, khách hàng, đối tác, và tài chính. Trong khi đó, Mô hình Chuỗi Giá Trị của Porter tập trung vào việc đánh giá các hoạt động và chức năng cốt lõi cần thiết để tạo ra giá trị và lợi nhuận.
 
Tổ chức SCORE, hợp tác cùng Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ (SBA), khuyến nghị rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nên ưu tiên sử dụng Mô hình Kinh doanh Canvas. Lý do là mô hình này cung cấp cái nhìn trực quan và toàn diện về cách thức triển khai ý tưởng kinh doanh và xác định mô hình kinh doanh tương lai của doanh nghiệp.

 

9 bước thiết lập mô hình kinh doanh hiệu quả

1.Phân khúc khách hàng – Điểm xuất phát của mô hình kinh doanh



Phân khúc khách hàng – Điểm xuất phát của mô hình kinh doanh

 
Mô tả các đặc điểm nhóm đối tượng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Gợi ý:
  • Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hướng tới giải quyết nhu cầu, vấn đề hoặc trực tiếp mang lại lợi ích cho nhóm đối tượng cụ thể nào?
  • Đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Ai sẽ là khách hàng quan trọng nhất
  • Xác định chân dung khách hàng điển hình với các đặc điểm cụ thể như: khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp/ tổ chức, giới tính, tuổi tác, công việc, thu nhập v.v.

2. Giá trị định vị – Giá trị, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cam kết đem lại cho các phân khúc khách hàng



Giá trị định vị – Giá trị, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cam kết đem lại cho các phân khúc khách hàng
 
Mô tả đặc tính cụ thể của sản phẩm, dịch vụ được đánh giá là lợi thế của doanh nghiệp và doanh nghiệp cam kết mang tới cho phân khúc khách hàng mục tiêu.
Gợi ý:          

  • Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đang giải quyết nhu cầu, vấn đề gì của khách hàng mục tiêu?
  • Đặc điểm về chất lượng, giá thành v.v. của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệphướng tới cho khách hàng mục tiêu là gì?
  • Doanh nghiệp sẽ dự kiến gì để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu?
  • Sản phẩm, dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp là gì?
  • Có sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ mong muốn cung cấp dành cho các phân khúc khách hàng khác nhau không?


3. Kênh phân phối và truyền thông sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mục tiêu


Kênh phân phối và truyền thông sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mục tiêu

Mô tả cách thức doanh nghiệp truyền thông và phân phối sản phẩm, dịch vụ tới phân khúc khách hàng mục tiêu.
Gợi ý:

  • Doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng thông qua kênh truyền thông nào?
  • Doanh nghiệp sẽ sử dụng những kênh bán nào để cung cấp sản phẩm, dịch vụ?
  • Dự kiến hình thức nào sẽ giúp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất?
  • Dự kiến hình thức nào sẽ tiết kiệm chi phí nhất?
  • Làm thế nào để phù hợp với thói quen của khách hàng?


4. Quan hệ khách hàng



Quan hệ khách hàng
 
Mô tả hình thức, đặc điểm cụ thể về mối quan hệ mà doanh nghiệp mong muốn thiết lập với phân khúc khách hàng mục tiêu.
Gợi ý:

  • Doanh nghiệp cần phải làm gì để thu hút và giữ chân khách hàng?
  • Phân tích hiệu quả – chi phí giữa các phương thức thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng mục tiêu.


5. Nguồn doanh thu



Nguồn doanh thu
 
Mô tả được nguồn tiền dự kiến mang đến cho doanh nghiệp từ phân khúc khách hàng mục tiêu. Gợi ý:
  • Khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả tiền cho các giá trị, sản phẩm, dịch vụ nào của doanh nghiệp?
  • Khách hàng sẽ chi tiền cho doanh nghiệp dưới hình thức như thế nào?
  • Xác định các nguồn doanh thu khác mà doanh nghiệp kỳ vọng được hưởng.

 ► Xem thêm: Những nguyên nhân khiến bạn cần đến một hệ thống quản trị doanh nghiệp toàn diện


6. Các nguồn lực chính



Các nguồn lực chính

 
Mô tả các tài nguyên quan trọng và cần thiết để vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Gợi ý:

  • Doanh nghiệp cần những tài nguyên gì để thực hiện các cam kết về giá trị định vị?
  • Các tài nguyên gì cần thiết để doanh nghiệp vận hành hệ thống kênh, thiết lập và duy trì quan hệ với khách hàng, từ đó đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp?


7. Các hoạt động chính



Các hoạt động chính mà doanh nghiệp cần thực hiện để vận hành mô hình kinh doanh
 
Mô tả các công việc chính mà doanh nghiệp cần thực hiện để vận hành mô hình kinh doanh. Gợi ý:
  • Các hoạt động gì giúp doanh nghiệp hoàn thành các cam kết về giá trị định vị?
  • Các hoạt động nào cần thực hiện để doanh nghiệp vận hành hệ thống kênh, thiết lập và duy trì quan hệ với khách hàng, từ đó đem lại nguồn thu?


8. Các đối tác chính



Các đối tác chính

Mô tả mạng lưới nhà cung cấp và đối tác để doanh nghiệp có thể vận hành mô hình kinh doanh.
Gợi ý:

  • Những đối tác chính của doanh nghiệp là những ai?
  • Các nhà cung cấp của doanh nghiệp là những ai?
  • Những nguồn tài nguyên nào cần sự cung ứng từ bên ngoài?
  • Các hoạt động này có thể được thực hiện bởi các bên khác không?


9. Cấu trúc chi phí


 
Mô tả những khoản chi cần thiết để doanh nghiệp duy trì và vận hành mô hình kinh doanh.

 

Gợi ý:
  • Khoản chi phí chính của doanh nghiệp là những gì?
  • Những nguồn lực/ hoạt động nào dự kiến chiếm phần lớn nguồn lực tài chính của doanh nghiệp?                                     

► Xem thêm: Những ưu điểm nổi bật của hệ thống quản trị doanh nghiệp toàn diện  


Một số lưu ý khi thiết lập mô hình kinh doanh            

Việc triển khai một ý tưởng kinh doanh đòi hỏi sự đầu tư nguồn lực tài chính, nhân lực, thời gian và không phải ý tưởng nào cũng sẽ đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thấu đáo và toàn diện các yếu tố vĩ mô, đặc điểm thị trường (đặc biệt là về khách hàng và đối thủ), xu hướng công nghệ có liên quan cũng như nội lực hiện tại trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh, để đảm bảo sản phẩm, dịch vụ dự kiến có thể đáp ứng đúng nhu cầu hoặc giải quyết được các vấn đề của khách hàng mục tiêu và đảm bảo tính khả thi của việc triển khai ý tưởng kinh doanh.

Ở giai đoạn thị trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay việc lựa chọn một phương pháp phân tích phù hợp đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự thành công giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong một thị trường đầy biến động. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án chuyển đổi mô hình kinh doanh để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển, tăng cường năng lực cạnh tranh so với đối thủ. Cùng với xu hướng ứng dụng mô hình kinh doanh chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn ASOFT là đối tác đồng hành trong tiến trình chuyển đổi của họ.

 

Tạm Kết

Trong hơn 20 năm hoạt động, ASOFT đã có cơ hội đồng hành cùng với hơn 3.500 doanh nghiệp chuyển đổi số nhằm tối ưu quy trình hoạt động, nâng cao hiệu suất và hiệu quả kinh doanh bằng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại. Với hơn 20 năm kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 3500 doanh nghiệp vừa và lớn thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề và mô hình kinh doanh khác nhau. ASOFT không chỉ cung cấp các giải pháp quản lý chuyên sâu cho từng ngành nghề hoặc mô hình kinh doanh cụ thể, giải pháp của ASOFT với sự linh hoạt còn có thể tùy chỉnh (customize) theo nhu cầu, đặc thù của từng doanh nghiệp.
Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết về các bước để thiết lập mô hình kinh doanh. Hy vọng sẽ giúp được bạn trong việc phát triển mô hình kinh doanh của công ty.

 

► Xem thêm: Những nguyên nhân khiến bạn cần đến một hệ thống quản trị doanh nghiệp toàn diện


Ban biên tập ASOFT